28/05/2017, 19:40

Soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Soan bai Chuyen nguoi con gai Nam Xuong – Đề bài: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Câu 1: Có thể chia bố cụ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thành 3 phần: – Phần 1: Từ đầu cho đến lo liệu như đối với cha mẹ của mình, ...

Soan bai Chuyen nguoi con gai Nam Xuong – Đề bài: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Câu 1: Có thể chia bố cụ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thành 3 phần: – Phần 1: Từ đầu cho đến lo liệu như đối với cha mẹ của mình, nội dung của phần này là kể về cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi Trương Sinh đi ra chiến trường. – ...

– Đề bài: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.


Câu 1: Có thể chia bố cụ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thành 3 phần:
–    Phần 1: Từ đầu cho đến lo liệu như đối với cha mẹ của mình, nội dung của phần này là kể về cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi Trương Sinh đi ra chiến trường.
–    Phần 2: Tiếp đó cho đến nhưng việc trót đã qua rồi, nội dung của đoạn này kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương.
–    Phần 3: Đoạn còn lại, kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương được giải oan.


Câu 2:
Vũ Nương là nhân vật chính của cây chuyện, tất cả mọi tình huống đều xoay quanh nhân vật này.Để người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật này, tác giả đã đặt nhân vật này vào từng hoàn cảnh khác nhau để miêu tả.


Đầu tiên đó là việc tác giả Nguyễn Dữ đặt nhân vật trong mối quan hệ vợ chồng với Trương Sinh.Trương sinh là một người chông đa nghi, phòng ngừa quá sức đối với người vợ của mình.


Sau đó, tác giả đặt nhân vật vào tình cảnh chia ly, người chồng Trương Sinh phải đi ra chiến trường, Vũ Nương đã bộc lộ tình cảm thắm thiết của mình với chồng. Tác giả có viết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”


Thứ ba, đó là việc Vũ Nương xa chồng, nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già. Trong hoàn cảnh này, tác giả đề cập đến việc Vũ Nương là một người vợ chung thủy, hết lòng hi sinh vì chồng vì con, yêu chồng tha thiết.


Một hoàn cảnh khác mà chúng ta có thể nhìn nhận được trong văn bản đó là Vũ Nương bị chồng nghi oan qua lời kể của đứa con trai bé nhỏ. Qua lời minh oan của mình đối với chồng và gia đình chồng, Vũ Nương đã cho ta thấy được cô là một người chung thủy, hết lòng yêu thương chồng con, vì sự hiểu lầm mà cô đã phải tìm đến cái chết.

soan bai chuyen nguoi con gai nam xuong


Vì vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ chung thủy, hết lòng vì chồng con và gia đình chồng. Ngoài ra, chúng ta còn thấy được ở người phụ nữ này một sự trong sạch, coi trọng đức hạnh, một mực bảo vệ lòng tự trọng của chính bản thân mình.


Câu 3: Về nhân vật Trương Sinh, tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa nhân vật này khá rõ nét. Tác giả có viết: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ càng sâu, không có gì gỡ được”. Chính sự ghen tuông và nghi ngờ của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết không đáng có của Vũ Nương. Sự hồ đồ và không quan tâm đến lời giải thích của vợ đã đẩy người phụ nữ chung thủy, đức hạnh, yêu thương chồng con tìm đến cái chết. Qua đây, chúng ta cũng thấy được số phận bèo bọt của người phụ nữ trong thời đại phong kiến, họ không được có ý kiến và bị khinh rẻ trong xã hội.Tác giả Nguyễn Dữ đã cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa từ câu chuyện trên, đặc biệt trong việc khắc họa hai nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh.


Câu 4:
Tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng những cái đã có trong các câu chuyện trước đó và bằng tài năng thực sự của mình đã khắc họa thành công các nhân vật trong câu chuyện. Đặc biệt trong việc xây dựng tình huống truyện, lúc cao trào, lúc xuống để tạo điểm nhấn và làm tăng thêm tính thuyết phục cho câu chuyện. Hơn thế, tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để làm cho câu chuyện sinh động hơn. Lời đối thoại của Trương Sinh với Vũ Nương, mẹ của Trương Sinh với Vũ Nương, Vũ Nương khi bị oan, hai cha con Trương Sinh cũng được tác giả chú ý và nhấn mạnh để người đọc hiểu rõ nội dung của câu chuyện một cách nhanh chóng.


Câu 5: Truyền kỳ là những điều kỳ lạ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Như chúng ta đã biết, trong các câu chuyện dân gian thì yếu tố truyền kỳ không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng.Chính yếu tố truyền kỳ đó làm cho câu chuyện trở nên lung linh, kỳ ảo, làm cho người đọc dấn thân vào câu chuyện qua từng chi tiết mới lạ, độc đáo. Tài năng của Nguyễn Dữ được thỏa sức sáng tạo trong văn bản. Yếu tố truyền kỳ kết hợp với yếu tố tả thực làm tăng thêm tính nghệ thuật cho câu chuyện. Những yếu tố truyền kỳ ấy cũng là lời nhắn nhủ của nhân dân lao động, đó là những ước mơ, hào bão của họ. Chuyện người con gái Nam Xương quả thật là một câu chuyện hay và ý nghĩa.

 

0