16/01/2018, 12:37

Quy định mới nhất về độ tuổi đi học nhà trẻ và mẫu giáo

Quy định mới nhất về độ tuổi đi học nhà trẻ và mẫu giáo Quy định mới về độ tuổi đi học của bé Quy định về độ tuổi đi học mẫu giáo Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1-3 tuổi, trong khi mẫu giáo ...

Quy định mới nhất về độ tuổi đi học nhà trẻ và mẫu giáo

Quy định về độ tuổi đi học mẫu giáo

Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1-3 tuổi, trong khi mẫu giáo là 4-5 tuổi. Đa số mọi người đều cho rằng độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là khoảng 3 tuổi. Vậy các bạn thấy độ tuổi nào phù hợp? Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là bao nhiêu? Nên cho bé đi nhà trẻ khi nào? là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều cha mẹ. Hiện nay chưa có câu trả lời thống nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình.

Nhà trẻ (Preschool) và trường mẫu giáo (Kindergarten) là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có cách phân loại khác nhau. Thực tế, đôi khi 2 địa điểm này gộp lại thành một.

Quy định về độ tuổi đi học mẫu giáo

Nhà trẻ là không bắt buộc với trẻ em nhưng mẫu giáo là có, theo quy định của Luật pháp.

Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ

Độ tuổi nhập học ở nhà trẻ thường là từ 1-3 tuổi, trong khi mẫu giáo là 4-5. Tuy nhiên, ở mỗi nơi có chút khác nhau. Một số hệ thống trường bao gồm cả 2 mô hình thức học này, gần giống như trường liên cấp.

Mục tiêu học tập ở nhà trẻ không nhiều như so với trường mẫu giáo, chủ yếu là cho trẻ ăn uống, vui chơi là chính. Các hoạt động là phi cấu trúc, không có hướng dẫn chính thức.

Nhà trẻ được thành lập chủ yếu là để giúp các bậc phụ huynh nuôi dưỡng đứa trẻ khi họ quá bận rộn và đồng thời cũng giúp trẻ học được những điều thú vị, bổ ích và chuẩn bị sẵn sàng cho bậc học tiếp theo.

Trong khi đó, tại trường mẫu giáo, trẻ em sẽ được học một cách chính quy và bài bản các khái niệm cơ bản về toán học, ngôn ngữ, khoa học và đạo đức; nhưng vẫn giữ không khí vui vẻ như ở nhà trẻ.

Quy mô của nhà trẻ thường nhỏ, trong khi khi trường mẫu giáo thường có quy mô rộng hơn, học sinh đông đảo hơn.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ ở trường mẫu giáo được tổ chức thường xuyên hơn và có những quy định luật lệ nhất định.

Như đã nói ở trên, việc đi học ở nhà trẻ là không bắt buộc và thời điểm cho bé đi nhà trẻ phụ thuộc vào điều kiện mỗi gia đình cũng như khả năng sẵn sàng đi học ở mỗi đứa trẻ, không chỉ tại Việt Nam mà tại nhiều nơi trên thế giới cũng vậy.

Có phụ huynh gửi con ở nhà trẻ từ rất sớm, khi chỉ 18 tháng, nhưng cũng có người không cho con đi nhà trẻ mà muốn con được giáo dục tại gia (bởi cha mẹ hoặc gia sư).

Nhiều gia đình bắt buộc phải cho con đi nhà trẻ vì quá bận rộn nhưng cũng nhiều gia đình muốn con được học sớm thì sẽ thông minh hơn, giỏi giang hơn và thành công hơn sau này.

Thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh chắc chắn được điều này tuy nhiên việc cho các bé đi học nhà trẻ sớm có vô số lợi ích.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất khi đi học nhà trẻ sớm là giúp các bé biết cách tương tác (học hỏi, hợp tác và chia sẻ) với trẻ khác và người lớn. Hay nói cách khác là xã hội hóa nhân cách.

Tuy nhiên, đó chỉ khi trẻ đã sẵn sàng cho việc đi học và môi trường giáo dục tại nhà trẻ mà bạn lựa chọn thực sự tốt.

Nếu cho bé đi nhà trẻ quá sớm có thể sẽ làm trẻ bị căng thẳng, lo âu. Thậm chí nếu nhà trẻ đó không tốt, đứa trẻ sẽ dễ bị tổn thương nặng nề cả về tâm lý lẫn thể chất.

Vậy khi nào là sớm, khi nào là muộn? Nên cho bé đi nhà trẻ từ mấy tuổi là thích hợp nhất? Đa số mọi người đều cho rằng độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là khoảng 3 tuổi.

Khi đó, trẻ đã có được tiêm một số vắc xin nhất định, có đủ sức khỏe để đi học thường xuyên mỗi ngày.

Đừng lo lắng khi bạn không cho bé đi học trẻ sớm thì sau này sẽ khó giao tiếp, khó đọc hoặc viết. Các chuyên gia khuyến khích bạn thay vì lo lắng hãy tìm kiếm, lựa chọn một nhà trẻ tốt nhất với con khi con mình đến độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ.

GD mầm non phải phù hợp với độ tuổi và khu vực

Cơ quan đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam (unicef Việt Nam) vừa công bố báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010, Báo GD&TĐ Online xin giới thiệu về bản báo cáo này.

GD mầm non phải phù hợp với độ tuổi và khu vực Phát triển trẻ thơ và giáo dục mầm non. Bản báo cáo đưa ra một cách hiểu của Ủy ban Công ước quyền trẻ em (CRC) về "Mầm non: coi tất cả trẻ từ khi sinh ra, trải qua suốt giai đoạn mẫu giáo và chuyển tiếp lên tiểu học đều thuộc nhóm này".

Đồng thời dẫn ra: Điều tra Các mục tiêu của trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2006 chỉ ra rằng có khoảng 57% trẻ dưới 5 tuổi cùng với người lớn tham gia vào ít nhất là 4 hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập và sẵn sàng đến trường của các em.

Những hoạt động này bao gồm: đọc hoặc xem truyện tranh; kể chuyện, hát hoặc đưa trẻ đi chơi. Ở thành thị người lớn tham gia vào các hoạt động này với trẻ em nhiều hơn so với ở vùng nông thôn và cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền và địa vị kinh tế xã hội của hộ gia đình. Tỉ lệ người lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng tham gia vào hoạt động học tập của trẻ nhỏ cao nhất (64%), tỉ lệ thấp nhất là ở vùng Tây Bắc (45%) và vùng đồng bằng Sông Cửu Long (48%). Hộ gia đình khá giả nhất có tỉ lệ tham gia hoạt động học tập cao nhất (hơn 70%) trong khi hộ nghèo nhất ở mức thấp nhất (dưới 50%) Cùng với cha mẹ, anh chị ruột và các thành viên khác trong gia đình chẳng hạn như ông bà, cũng trông nom các em nhỏ, cả ở vùng nông thôn và thành thị.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ không được trông nom đầy đủ. MICS 2006 cho thấy 19% trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam phải ở nhà một mình hoặc chỉ được anh chị dưới 10 tuổi trông nom trong tuần trước thời điểm diễn ra điều tra. Tỉ lệ này đối với các em gái (20%) có cao hơn một chút đối với các em trai (17%). Tỉ lệ trẻ em ở vùng nông thôn (22%) không được chăm sóc đầy đủ cũng cao hơn trẻ em ở thành thị (10%).

Yếu tố ảnh hưởng nhất chính là trình độ học vấn của người mẹ. Trong số em chỉ được anh chị dưới 10 tuổi trông nom, hơn 1/4 trẻ có mẹ chưa từng đi học trong khi tỉ lệ này ở trẻ có mẹ đã học hết THPT chỉ là 6%. Giáo dục mầm non Bản báo cáo trích dẫn báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) năm 2008/09, tỉ lệ nhập học chung của các em dưới 3 tuổi là 20%, từ 3-5 tuổi là 79% và 5 tuổi là 99%. Tỉ lệ nhập học bậc Mầm non trong 5 năm qua, từ năm 2000/01 đến 2005/06 tăng lên: tỉ lệ đi học Nhà trẻ tăng từ 11% lên 13%; Mẫu giáo từ 3-5 tuổi tăng từ 49% lên 58%; và tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học Mẫu giáo tăng từ 72% lên 88%. MICS 2006 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ chuyên cần giữa khu vực nông thôn và thành thị với 75% trẻ em thành thị đi học Mầm non so với 51% ở nông thôn. 

0