31/05/2017, 12:07

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh lớp 12

Phan tich bai tho Song cua Xuan Quynh – Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trong chương trình văn học lớp 12 để thấy được một tuyệt phẩm về tình yêu làm rung động tâm hồn người đọc. Bài làm Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những tên tuổi khá nổi bật trong các nhà thơ trẻ xuất ...

Phan tich bai tho Song cua Xuan Quynh – Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trong chương trình văn học lớp 12 để thấy được một tuyệt phẩm về tình yêu làm rung động tâm hồn người đọc. Bài làm Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những tên tuổi khá nổi bật trong các nhà thơ trẻ xuất hiện thời chống Mỹ. Con đường thơ của Xuân Quỳnh gần một phần tư thế kỷ khá phong phú về số lượng; và trước sau vẫn nguyên vẹn một tâm hồn đôn hậu, tươi tắn, nồng thắm, sôi nổi, trẻ ...

– Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trong chương trình văn học lớp 12 để thấy được một tuyệt phẩm về tình yêu làm rung động tâm hồn người đọc.

Bài làm

Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những tên tuổi khá nổi bật trong các nhà thơ trẻ xuất hiện thời chống Mỹ. Con đường thơ của Xuân Quỳnh gần một phần tư thế kỷ khá phong phú về số lượng; và trước sau vẫn nguyên vẹn một tâm hồn đôn hậu, tươi tắn, nồng thắm, sôi nổi, trẻ trung. Đó là một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc sống với con người, luôn luôn khao khát tình yêu và trân trọng chăm chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường. Nổi bật nhất của thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị đằm thắm và rất mực chân thực. Chính vì vậy mà thơ Xuân Quỳnh có sức rung cảm mãnh liệt đối với tâm hồn người đọc.

Xưa nay để diễn tả tâm trạng, cảm xúc tâm hồn đến độ mãnh liệt, từ thơ ca dân gian, đến thơ ca cổ điển, các thi sĩ đều đã có dùng hình tượng "Sóng":

"Sóng tình dường đã xiêu xiêu"
(Nguyễn Du)
Biết không cô hỡi biết không
Chèo cô có quẫy sóng lòng, cồn xao
(Nam Trân)

Nhưng hình tượng "Sóng" trong bài thơ Xuân Quỳnh có nét đặc sắc, mới mẻ riêng. Đúng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm nổi rõ sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu. "Sóng" là nhan đề của bài thơ và cũng là hình tượng chủ đạo xuyên suốt cả bài. Đó là một hình tượng ẩn dụ mang tính chất biểu tượng: biểu tượng cho trái tim người phụ nữ đang yêu. Gắn liền với hình tượng "Sóng" là hình tượng nhân vật trữ tình "Em". Sóng chính là sự hóa thân của em. Sóng và em tuy hai mà một. Cho nên nhờ hình tượng sóng này, mà người phụ nữ trong bài thơ có thể soi vào sóng dể thấy rõ tâm hồn mình và nhờ sóng để diễn tả được những đợt sóng lòng, những trạng thái phong phú, phức tạp và tế nhị của tâm hồn mình.

Hình tượng “Sóng” đặc sắc ấy còn được thể hiện bằng hàng loạt chi tiết cụ thể, và bằng âm điệu của bài thơ. Đó là một âm điệu nhịp nhàng dào dạt, như những đợt sóng gối lên nhau lúc dâng trào sôi nổi, dữ dội, lúc lắng dịu thiết tha. Thể thơ 5 chữ với những vần thơ liền mạch, liền vần, hầu như không ngắt nhịp, cùng với sự trở đi trở lại của hình tượng "sóng” cũng đã góp phần quan trọng tạo nên cái nhịp điệu, âm hưởng đặc sắc ấy của bài thơ. Có thể nói nhịp điệu ấy của sóng cũng chính là nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhân vật trữ tình: một tâm hồn của "Tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên" – Xuân Quỳnh.

Như vậy mượn hình tượng "Sóng" ấy để bày tỏ tình yêu, Xuân Quỳnh đã có được một hình tượng thơ thật độc đáo, rất thích hợp và đẹp đẽ để nối lên một cách thật đầy đủ, thấm thía những khát vọng thiết tha mà thầm kín của trái tim mình. Cả bài thơ là thể hiện ’’sóng" với những đặc tính, những biểu hiện khác nhau thật phong phú đa dạng. Nhưng nó cũng là những phương diện tương ứng của tâm hồn nhân vật trữ tình "Em". Vì vậy phân tích Sóng chính là phân tích tâm hồn khát khao tình yêu, hạnh phúc đầy nữ tính đó.

Mở đầu, "Sóng" tự bộc bạch về những thuộc tính phẩm chất, trạng thái khác thường của mình. Chúng vừa phong phú, đa dạng, vừa phức tạp; thậm chí là đối lập nhau: "Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ". Trật tự tự ấy cũng đã làm nổi bật được sự dịu dàng, sâu lắng trong tình cảm của người phụ nữ. Cũng như trái tim của một người phụ nữ đang cồn cào khát khao tình yêu, các trạng thái tình cảm muôn màu, nhiều khi trái ngược cứ đắp đổi, chuyển hóa cho nhau thật là lý thú và bí ẩn:

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biền ào ạt xô thuyền
Vì tình yếu muốn thủa
Có bao giờ đứng yên
(Xuân Quỳnh)

Nhưng bí ẩn và quan trọng hơn nữa là sóng mang trong mình nó khát vọng về sự lớn lao. Nếu một khi "Sóng không hiểu nổi mình", thì sóng dứt khoát "tìm ra tận bể", dứt khoát từ giã khuôn khổ chật hẹp, tìm đến chân trời cao rộng của tâm hồn. Ra tận bể rộng, con sóng mới thực sự tìm thấy mình, nhận thức được sức mạnh và mọi khát khao của nó

Làm gì có biển mà đi
Sóng đành chua chát thầm thì cùng sông
(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Sóng là vĩnh hằng với thời gian: Sóng vỗ suốt ngày đêm không ngừng không nghỉ từ những con sóng ngày xưa cho đến những con sóng ngàn năm sau vẫn vậy không bao giờ chịu đứng yên; cũng như nỗi khát khao tình yêu ngàn đời của nhân loại thật mãnh liệt, cứ xôn xao rạo rực trong lồng ngực của muôn đời tuổi trẻ "Ôi con sóng ngày xưa… Bồi hồi trong ngực trẻ:

Tiếng yêu từ những ngày xưa
Vượt qua năm tháng bây giờ đến ta
Tiếng yêu từ những ngày xa
Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên
(Xuân Quỳnh)

Đứng trước một trái tim rạo rực xốn xang vì đang yêu, người ta thường có nhu cầu cắt nghĩa (giải thích) về cái quy luật bí ẩn ấy. Nhưng làm sao có thể giải đáp được một cách thật rõ ràng câu hỏi về cái thời điểm bắt đầu của một tình yêu "Tình yêu đến, tình yêu đi ai biết"; hay:

Làm sao cắt nghĩa được tình yếu!
Có nghĩa gì đầu, mỗi buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu
(Xuân Diệu – Vì sao?)

Trước đây Xuân Diệu đã từng băn khoăn như vậy. Còn giờ đây, Xuân Quỳnh đã giải thích điều đó bằng trực cảm, bằng tất cả lòng mình như một lời thú nhận thành thực hồn nhiên ý nhị mà rất sâu sắc – tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao hiểu hết được:

"Sóng bắt đầu tư gió.
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khòng biết nữa,
Khi nào ta yêu nhau".

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong tập Hương màu cũng đã viết:

Tôi yêu là bởi tôi yêu
Cầm tay cô hỏi hỏi nhiều làm chi?
Khi yêu không đắn đo gì
Phân phô chừ biết nói vì cớ sao
Huống hồ yêu tự khi nào
Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay
… – Một thương là sự đã liều
Thì theo cho đến xế chiều chứ sao!

Tình yêu luôn luôn đồng hành với nỗi nhớ. Và tương tư là cán bệnh phổ biến của tất cả những người đang yêu. Nguyễn Bính, một thi sĩ nổi tiếng đa tình cũng đã từng viết:

Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Và Xuân Diệu, ông hoàng của tình yêu cũng viết:
Uống xong lại khát là tình
Gặp rồi lại nhớ là mình với ta

Trong bài thơ này, nỗi nhớ, niềm thương của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật cảm động và đầy nghê thuật. Nỗi nhớ như bao trùm cả không gian bao la. Nó chiếm cả tầng sâu, bề mặt của tâm hồn và nó khắc khoải da diết trong mọi thời gian:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Hai câu thơ "Lòng em nhớ tới anh, Cả trong mơ còn thức" đã diễn tả được một cách thật xúc động và chân thực cõi lòng của người phụ nữ đang yêu bằng một tình yêu thật trong sáng và mãnh liệt. Em nhớ anh thao thức từ "cõi thực" cho đến "cõi mơ". Cái thực trong giấc mơ mới là tình cảm thật nhất, sâu sắc nhất của cõi lòng. Bàn chân con người có thể "Xuôi về phương Bắc" hay "Ngược về phương Nam", nhưng trái tim thì chỉ hướng về anh "một phương" như hoa hướng dương hướng về mặt trời vậy:

Đã có biết bao câu ca dao, bao nhiêu bài thơ viết rất hay về nỗi nhớ của con người trong tình yêu:

Sáng trông mặt đất thương xanh núi
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
(Xuân Quỳnh)
Em nhớ anh không chỉ trong giấc ngủ…
… Ôi cái nhớ sao mà kỳ diệu
Ôi cái thương sao khéo mặn mà
Có phải lúc xa nhau ta mới hiểu
Hết lòng người trong mỗi phút giây qua
(Hoàng T.M. Khanh)

Ở bài thơ này, Xuân Quỳnh đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ về tình cảm đó bằng những vần thơ giản dị mà sâu sắc và không kém phần độc đáo.
Tình yêu chân chính là như vậy: Vừa sôi nổi thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng thủy chung. Và một lần nữa, Xuân Quỳnh đã mượn "Sóng" để nói lên lòng thủy chung sắt son ấy:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đổ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Hãy nhìn những con sóng đại dương. Dù gió xô bão cuốn tới phương nào đi nữa, cuối cùng sóng vẫn trở về với bể. Em cũng thế. Cho dù gặp biết bao khó khăn trở ngại, em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, đến với một mái ấm hạnh phúc gia đình. Khi đã yêu thực lòng thì "Dù muôn vời cách trở", chúng ta vẫn đến được với nhau: Ca dao xưa đã từng nói: “Yêu nhau tam, tứ, núi cũng trèo, Ngũ lục sông cũng lội, thất, bát, cửu đèo cũng qua”. Tình yêu là như vậy luôn luôn gắn liền với lòng tin, tin ở cuộc đời, tin ở người mình yêu, tin ở chính sức mạnh của tình yêu.

Bài thơ thoáng một chút khắc khoải lo âu về sự chảy trôi của thời gian và cái ngắn ngủi của cuộc đời: "Cuộc đời tuy dài thế… về xa".

Biển dù rộng tới đâu rồi cũng có bờ, có giới hạn và những đám mây không thể dừng lại mãi mãi trên biển mà chúng phải tiếp tục cuộc hành trình, trên bầu trời để đi về cõi vô tận, xa xăm. Cũng thế, cuộc đời con người tuy dài nhưng khòng phải là vĩnh viễn, dù con người không mong đợi nhưng năm tháng vẫn bình thản trôi qua đời người theo quy luật tất yếu khắc nghiệt của thời gian. Không gian và thời gian là vô hạn.

Cuộc đời chẳng vô cùng, em biết
Và câu thơ đâu còn mãi ngày sau
(Xuân Quỳnh- Nói cùng Anh)
Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
(Xuân Quỳnh)

Vì thế đứng trên biển, con người lại càng có cảm giác về cái nhỏ nhoi hữu hạn của kiếp người trước cái vĩnh hăng của vũ trụ. Do đó con người luôn có khát vọng sống trọn vẹn trong tình yêu, khát khao được gắn bó mãi mãi với cuộc sống này, hòa nhập với cuộc đời vĩnh hằng bằng tình yêu của mình. Niềm khát khao ấy, Xuân Quỳnh lại gửi vào hình tượng "sóng": những con sóng tạo ra không phải để biến mất trên đại dương mà để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong vô tận những con sóng khác. Cũng thế con người sẽ ra đi nhưng tình yêu ở lại, một tình yêu vô tận, Vĩnh hằng như sóng giữa biển khơi. Đây là một khát vọng rất con người.

Làm sao… còn vỗ

Ở đây tình yêu đường như đã lớn hơn cả bản thân, dài hơn cả cuộc đời:

Dẫu rằng hữu hạn đôi ta
Yêu đương một thuở thành ra muôn đời
(Xuân Diệu)

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có    
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Xuân Quỳnh -"Tự hát”)

Qua hình tượng “Sóng” bài thơ đã làm tỏa sáng vẻ đẹp và sức sống của một tâm hồn phụ nữ Việt Nam trong tình yêu. Đó là một tâm hồn giàu khát khao, luôn luôn vươn tới một tình yêu đắm say, thủy chung, quên mình, ở đây, người phụ nữ đã mạnh bạo chủ động bày tỏ tình yêu ấy – Một tình yêu giàu nữ tính, rất truyền thống mà cũng rất hiện đại.

0