18/06/2018, 17:01

Quan hệ ngoại giao của nhà Minh- Đông Nam Á

Trích Trung Quốc và Người Trung Quốc ở nước ngoài Times Academic Press, 1991 Tác giả: Wang Gungwu Nguyễn Quốc Vương dịch Các hoàng đế của nhà Minh Trung Quốc đã không công nhận khu vực ngày nay được biết tới như là Đông Nam Á (Xem bản đồ trang 72). Họ coi quần đảo ...

_ship_china_picture_image_digital_art.jpg

Trích Trung Quốc và Người Trung Quốc ở nước ngoài

Times Academic Press, 1991

Tác giả: Wang Gungwu

Nguyễn Quốc Vương dịch

Các hoàng đế của nhà Minh Trung Quốc đã không công nhận khu vực ngày nay được biết tới như là Đông Nam Á (Xem bản đồ trang 72). Họ coi quần đảo phía đông của Bru-nây (thời hiện đại là Borneo) là một phần của Biển Đông trong khi tất cả các nhà nước duyên hải khác được coi là một phần của Biển Tây, nơi trong một thời gian dài bao gồm cả các quốc gia có đường biên giới với Ấn Độ Dương. Những nước nơi bao gồm Miến Điện, Lào và bắc Thái Lan  ngày nay được coi là một nhóm tương đối khác với phần còn lại.

Tất nhiên, cái nhìn từ kinh đô Nam Kinh hay Bắc Kinh luôn luôn là thứ lấy Trung Quốc làm trung tâm. Các quốc gia nước ngoài không có sự tồn tại có ý nghĩa nào trừ phi các ông vua ở đó có mối quan hệ với hoàng đế của Trung Quốc. Những nhân tố như khoảng cách giữa quốc gia với kinh đô, quốc gia đó có chung đường biên giới với đế chế hay không, nó có quan trọng đối với việc phòng thủ đế chế hay không cũng được đánh giá cao. Cũng có sự khác nhau mang tính kĩ thuật: những quốc gia gửi sứ đoàn tới Tuyền Châu ở Phúc Kiến được phân biệt khác với các quốc gia đi vào qua Quảng Đông và các sứ đoàn đi trên bộ qua các tỉnh như Quảng Tây và Vân Nam cũng có sự khác biệt. Mặc dù triều đình Trung Hoa liên tục nhấn mạnh những nguyên tắc chung của các mối quan hệ đối ngoại, những gì còn lại quan trọng nhất trong việc xác định chính sách ngoại giao đối với Đông Nam Á là tình hình chính trị, thứ đã thịnh hành tại nhiều thời điểm khác nhau trong suốt vương triều.

Trong suốt 60 năm đầu dưới triều nhà Minh, những bài học và tiền đề học từ chính sách của nhà Nguyên là quyết định trong việc hình thành chính sách đối ngoại; nó thể hiện thái độ và sự lo ngại của những kẻ cai trị Trung Nguyên, những người đã lập nên triều Minh, đặc biệt là sự dè chừng đối với Mông Cổ. Dọc theo bờ biển, những rắc rối liên quan đến cướp biển và buôn bán trên biển đã dẫn tới lệnh cấm đi lại. Cũng có những rắc rối đối với Việt Nam và Champa cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này. Sự xâm chiếm Vân Nam (cho tới năm 1382 nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của hoàng tử Mông Cổ Liang)[1] và tình trạng lộn xộn dọc biên giới tây nam với Burma và Lào cũng góp phần định hình chính sách đối ngoại. Cuối cùng là các cuộc viễn chinh của viên đô đốc hoạn quan Trịnh Hòa (1371-1433) và ảnh hưởng mà chúng tạo ra đối với Đông Nam Á. Sau khoảng năm 1435, triều đình dần dần mất đi mối quan tâm đối với phía nam. Khi kinh đô được chuyển tới Bắc Kinh vào đầu thế kỉ 15, những mối liên hệ với các quốc gia ở Đông Nam Á và xa hơn đã trở nên hiếm hoi. Ngoại trừ một vài thập kỉ trong thế kỉ 16 khi người Nhật, với sự giúp sức của hải tặc Trung Quốc, cướp bóc dọc vùng duyên hải phía nam Trung Quốc, sự tập trung của chính sách đối ngoại hoàn toàn dành cho việc phòng thủ phía bắc. Sự xuất hiện của người châu Âu đã thêm vào một khía cạnh mới đối với thương mại biển nhưng nó ít tạo ra sự thay đổi thái độ đối với mối quan hệ đối ngoại dành cho các quốc gia ở phía  nam.

Các tư liệu nhà Minh phản ánh rất rõ sự tập trung của triều đình vào những mối quan hệ với Đông Nam Á cho tới giữa thế kỉ 15. Triều vua đầu tiên đã nhìn thấy sự  khích lệ của mối quan hệ triều cống chính thức nhưng cũng cố gắng giới hạn sự mở rộng liên lạc với nước ngoài. Tuy nhiên, dưới triều vua Vĩnh Lạc, một loạt các hoạt động mới đã được ghi lại. Văn học phái sinh cũng củng cố bức tranh này.

Học thuật hiện đại vào 60 năm đầu của vương triều đã được làm phong phú bởi mối quan tâm gần như là phổ biến đối với các cuộc viễn chinh trên biển của Trịnh Hòa xuyên qua Đông Nam Á tới duyên hải Ấn Độ Dương. Thêm nữa sự xâm lược và kiểm soát của nhà Minh ở Việt Nam trong 20 năm đã tạo ra thêm nhiều tư liệu gốc và văn học phái sinh. Tuy nhiên,  sau những năm 1430, nguồn tư liệu gốc hầu như là không viết gì về mối quan hệ với các vương quốc phương nam. Các nhà buôn và thương nhân ở bờ biển Trung Quốc đã tìm kiếm đối tác ở Quảng Đông và Phúc Kiến nhưng những liên lạc này chỉ thi thoảng được ghi lại khi họ đưa ra yêu sách lợi ích bất công bằng hay xâm phạm chính sách đã được đặt ra.

Các chính sách đầu triều Minh.

Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đặc biệt quan tâm tới những bài học học được từ chính sách của nhà Nguyên. Người Mông Cổ đã tấn công  vương quốc ở tây nam Đại Lí từ đông Tây Tạng và đã đe dọa Việt Nam như là một phần của công cuộc chuẩn bị xâm lược Nam Tống. Sau khi xâm chiếm Nam Tống, họ yêu cầu sự thần phục từ các vua của Việt Nam, Burma, Shan-Lao-Tai[2], Champa và thậm chí cả Java. Khi những ông vua này không đáp lời bằng  sự kính trọng, người Mông Cổ xâm lược quốc gia của họ. Mặc dù các chính sách hiếu chiến này bị từ bỏ sau cái chết của hoàng đế Khubilai (1260-94), chính sách khuyến khích thương mại biển của nhà Nguyên đã không hấp dẫn người sáng lập triều Minh. Thương mại tư nhân không bị kiểm soát và hòa trộn với thương mại triều cống của triều đình. Điều này, theo quan điểm của ông ta đã tạo ra sự hỗn loạn và không ổn định dọc theo biên giới duyên hải nơi ông thừa kế cùng vương miện.

Chính sách của nhà Nguyên đối với các vương quốc phía nam là dựa vào giả định rằng vương triều không phải đối mặt với mối đe dọa nào từ biên giới phía bắc. Các vua Nguyên không thể tiến hành đe dọa các ông vua ở phía nam và mở rộng quyền lực của mình chừng nào điều đó là khả thi. Ông vua sáng lập nhà Minh đã nhận ra bản thân ông đang ở vào vị trí ngược lại: ông phải đối mặt với mối nguy hiểm từ phía bắc. Ông ta cần phải đảm bảo an ninh phía nam và biên giới duyên hải để có thể tập trung vào việc bình định liên minh lớn Mông Cổ-Thổ Nhĩ Kì ở phía bắc và phòng thủ đường biên giới dài phía bắc giữa tây Mãn Châu và đông Tây Tạng. Ông ta không thể đồng thời tiến hành chiến tranh với các nước lân cận phía nam.

Từ quan điểm này, vị trí chiến lược của triều Minh có thể sánh được với triều Hán, Đường và Tống. Các cố vấn của hoàng đế đầu tiên nhà Minh khuyên ông xem xét các tư liệu lịch sử của các triều đại trước để tìm ra giải pháp. Ông đã bị thuyết phục để tìm kiếm quá khứ phục vụ cho hiện tại trong phần lớn các khía cạnh xây dựng đế chế của mình và chính sách của ông đối với phương nam cũng không phải là ngoại lệ. Ông đã làm sống lại thuật hùng biện coi Trung Quốc là trung tâm trước đó trong quan hệ đối ngoại và rất nhiều các nghi thức cổ mà  các vua Hán, Đường, Tống  trước kia đã dùng để tiếp đãi các sứ đoàn triều cống đến từ các nước chư hầu. Chính sách của ông rất khác so với chính sách của nhà Nguyên khi ông tránh phô bày vũ lực, yêu cầu thần phục và cố gắng khẳng định sự kiểm soát gián tiếp đối với các nước chư hầu. Sự nhấn mạnh của ông ta,  sự thừa nhận mang tính biểu tượng đối với vị trí trung tâm vũ trụ của Trung Quốc và sự kế vị phù hợp của ông ta đối với quyền lực.

Tuy nhiên, có một nhận thức rõ ràng rằng tình hình dưới triều Minh đã khác với tình hình ở các triều đại trước đó. Không giống như hoàng đế Cao Tổ (206-195 TCN) và Vũ Đế (140-87 TCN), hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã thừa kế nam Trung Quốc  nơi đã  trở nên đông dân và đang gặp phải những rắc rối trong phòng thủ bờ biển. Không giống như hoàng đế đầu tiên của triều Đường và con ông ta là Thái Tông (626-649), hoàng đế đầu tiên của triều Minh không phải là một võ sĩ chuyên nghiệp có dòng dõi quý tộc từ  vùng tây bắc, người di chuyển dễ dàng và đầy tự tin giữa những người đàn ông du mục từ đồng cỏ này tới đồng cỏ khác. Đối với ông ta đồng cỏ duy trì  sự xa lạ và thù địch. Và không giống như người thành lập vương triều Tống, ông ta đã kiểm soát được toàn bộ Vạn Lý Trường Thành. Triều Minh chưa bao giờ bị bất lợi như triều Tống đã từng nhờ vào việc kẻ địch đã bị ngăn lại trước lãnh thổ Trung Quốc. Do đó hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã không phụ thuộc hoàn toàn vào các mô hình cũ và đã phải đổi mới trong kế hoạch phòng thủ và chính sách đối ngoại thậm chí đối với cả vùng phía nam thanh bình của ông ta. Ông ta đã phải đánh giá phần lớn từ các nguyên tắc đầu tiên  làm thế nào để đối phó với các nước láng giềng trên bộ ở phía nam dưới Quảng Tây, Vân Nam và các quốc gia trên biển vốn có thuyền vào các cảng Quảng Đông và Phúc Kiến.

Sự liên lạc đầu tiên của ông ta với các vương quốc phương nam được tiến hành vào đầu năm 1369 và về cơ bản là các bản thông cáo về chiến thắng của ông ta đối với người Mông Cổ và về sự thành lập hợp pháp của vương triều4.  Điều đáng chú ý là tuyên bố này được gửi tới Triều Tiên và Việt Nam vào cùng một ngày và sau đó được gửi tới Champa, Java, Nam Ấn Độ và Nhật Bản một tháng sau đó. Vào thời gian đó, Champa đã phái sứ đoàn đầu tiên tới Trung Quốc và trở thành nhà nước đầu tiên ở Đông Nam Á làm như thế. Và nữa người ta cũng khám phá ra rằng sứ giả Nhật Bản cuối cùng  tới triều đình nhà Nguyên vẫn còn đang  ở Phúc Kiến khi nhà Nguyên sụp đổ và sứ giả nhà Minh tới Java đã hộ tống ông ta trở lại nhà. Việt Nam trả lời nhanh chóng nhưng vua của Việt Nam chết chẳng bao lâu sau khi cử sứ đoàn tới triều Minh. Hoàng đế rất quan tâm và sau khi quan sát lễ tang đã xác nhận cháu của ông vua qua đời làm người kế nhiệm.

Trong tất cả các trường hợp, sự căng thẳng là truyền thống và mối quan hệ bình thường được tái lập  sau một thế kỉ lầm lạc dưới sự cai trị của triều Mông-Nguyên. Đặc điểm quan trọng của chính sách đối ngoại của nhà Minh trong thời kì này là việc sử dụng sự tu từ mang tính quy ước và sự phục hồi các nghi thức thích hợp: những điều này bao gồm cả việc tặng quà triều cống và trao quà của hoàng đế đáp lại, sắc phong cho các ông vua nước ngoài và thậm chí là tặng cho họ các cuốn lịch của nhà Minh. Các nghi thức rất phức tạp nhưng không đòi hỏi sự thần phục thực sự đối với sự kiểm soát của triều đình. Mức độ của sự thần phục mang tính biểu tượng sau đó sẽ được miêu tả chi tiết nhưng các văn bản này chủ yếu cũng chỉ tập trung vào các quy định tiếp nhận và phái đi các đoàn sứ thần. Nhưng ít nhất cũng có một đặc điểm mới đi xa hơn phong tục của Đường, Tống ở Đông Nam Á. Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã đưa phong tục đăng kí các con sông, ngọn núi của Việt Nam và Champa (cùng với sông núi ở Triều Tiên) và thờ cúng thần linh của chúng cùng với thần linh của những con sông, ngọn núi ở Trung Quốc và phong tục này sau đó đã được mở rộng xa hơn tới vùng phía nam của Đông Nam Á và sau đó tới phía tây tận Srilanka. Mặc dù  nó mang tính biểu tượng và được dùng để thể hiện sự nhân từ trong việc cầu chúc cho sự trường thọ và an toàn của các vị vua,  sự thịnh vượng của vùng đất của họ, sự đăng kí và cầu cúng này có ngụ ý như một phương tiện diễn đạt sự tuyên bố trách nhiệm của triều đình đối với toàn bộ đất đai trong thiên hạ, thứ chưa bao giờ được tuyên bố rõ ràng trước đó5.

Tuy nhiên đằng sau các nghi thức là sự thực khác biệt với thuật tu từ hùng biện về sư hòa thuận và thịnh vượng.  Vẫn tiếp tục có cuộc chiến giữa Việt Nam và Champa, vẫn có sự cai trị của hoàng tử Mông cổ đối với Vân Nam và sự căng thẳng đáng kể giữa  các công quốc bộ lạc dọc theo biên giới của nó và vẫn có  các cuộc chính biến giữa các quốc gia trong vùng biển Java và eo biển Malacca. Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh nhanh chóng khám phá ra rằng ông ta đã trở nên có can dự vào cuộc chiến thứ nhất và thứ hai trong số các cuộc chiến này đế chế của ông cuối cùng đã bị phân chia bởi cuộc chiến thứ ba.

Quả thật, trong phần còn lại của thời nhà Minh, khu vực hiện nay được gọi là Đông Nam Á đã đặt ra ít nhất bốn vấn đề khác nhau đối với triều Minh, mỗi vấn đề trong số đó đã xác định các khía cạnh nhất định của mối quan hệ giữa triều đình với các nước ở phương nam. Chúng có thể được tóm tắt ở dưới đây.

Trước hết, mối quan hệ giữa Việt Nam và Champa, thứ kết thúc bằng việc Việt Nam xâm chiếm Champa, đã phát triển thành mối quan hệ thù địch với Cam-pu-chia và sau đó là sự kình định với Thái Lan. Mặc dù các cuộc tranh chấp diễn ra rất xa khỏi biên giới Việt Nam-Trung Quốc nhưng nó đã có ảnh hưởng tới chính sách của triều Minh đối với nước ngoài.

Thứ hai, có các vấn đề đặc biệt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Những vấn đề này có liên quan đến vấn đề thứ nhất nhưng phần lớn là liên quan đến biên giới giữa hai quốc gia cũng như chính sách của Việt Nam đối với các lãnh thổ bộ tộc ở phía tây Việt Nam và phía nam của nhà Minh. Thất bại trong việc hấp thụ Việt Nam vào đế chế là sự kiện ấn tượng nhất trong lịch sử Đông Nam Á lục địa.

Thứ ba, các hoạt động trên biển của đế chế Minh, cả quân sự và thương mại có liên quan đến các nhà nước duyên hải ở biển Nam Trung Hoa từ Luzon tới Thái Lan và các cảng Champa, nhưng chúng cũng có  liên quan tới các quốc gia xa hơn eo biển Malacca và trong một thời gian ngắn trong thế kỉ 15, nó đã đem các nhà nước có đường biên giới với Ấn Độ Dương  và xa hơn tới Ả Rập và Đông Phi vào mối liên lạc gần gũi. Sự kết nối này cũng mang các thương nhân Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư tới Trung Quốc như là một phần của các sứ đoàn chính thức và sau đó đã mở ra con đường cho các hoạt động thương mại và chính trị mới của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan dọc theo bờ biển phía nam.

Thứ tư, triều đình nhà Minh tuyên bố cai trị các nhà nước phía tây nam mà ngày nay là Miến Điện và Lào khi họ cai quản tỉnh Vân Nam thông qua các cơ quan bản xứ (Tu-ssu). Hệ thống cai trị này là một di sản của triều Nguyên, thứ được thành lập khi người Mông Cổ sáp nhập vương quốc Nam Chiếu ( Nanchao) của Đại Lí vào đế chế của họ như là một tỉnh của đế chế. Một sự phát triển đã xảy ra ngay trước khi triều Minh được thành lập rất ấn tượng. Cùng với Việt Nam và Burma, tổ tiên của người Thái hiện đại đã mở rộng xuống phía nam. Vương quốc Ayuthia được thành lập năm 1350. Nó mở rộng xuống thung lũng Menam và kết hợp nhà nước Hsien (Syam hay Sukhbothai) ở phía bắc với nhà nước Lo-ho (Lopburi) ở phía nam để lập ra vương quốc được biết đến dưới cái tên Hsien-lo trong các tư liệu của Trung Quốc.

Khu vực Đông Nam Á chỉ trở thành đối tượng của chính sách đế quốc ở Trung Quốc theo sau các cuộc viễn chinh của hoàng đế Mông Cổ Khubilai đánh Đại Lí, Burma, Việt Nam, Champa và Java. Một loạt các sự kiện kịch tính này đã để lại cho vùng những trải nghiệm sắc nhọn với người hàng xóm Trung Quốc đầy sức mạnh và hiếu chiến. Do đó một hoàng đế mới của Trung Quốc như người sáng lập triều Minh, người có thể đánh bại người Mông Cổ, trở thành người được đối xử với sự kính trọng. Trong bối cảnh đó thì điều này là việc các lá thư của hoàng đế đầu tiên của nhà Minh gửi tới các vua Đông Nam Á đã được đọc.

Những sáng kiến của hoàng đế đầu tiên nhà Minh nhằm tìm kiếm sự thừa nhận của các nước láng giềng về sự hợp pháp của mình có thể  là sự đối lập với tham vọng của ông ta trong việc giới hạn nghiêm ngặt các mối liên lạc với nước ngoài.

Những giới hạn đặt ra được bào chữa bằng các khái niệm Nho giáo nhưng lý do thực tế thì quan trọng hơn. Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh tin vào   sự kiểm soát từ trung ương đối với tất cả các vấn đề đi liền với các mối quan hệ phía biên giới đế chế. Trong khi mối quan tâm chủ yếu của ông ta là đảm bảo vương triều và đế chế của mình, ông ta  cũng quan tâm tới kiểm soát tất cả ngoại thương nhằm đảm bảo rằng thương mại dọc theo các đường biên giới nhạy cảm sẽ không kinh động luật lệ và trật tự vương quốc của ông ta. Mặt khác  ông nhấn mạnh  tính ưu việt của  mối quan hệ chính thức với các ông vua nước ngoài và cấm đoán thương mại tư nhân. Chính sách này không có nghĩa rằng buôn bán ở nước ngoài là không thể, nó đơn giản biến các hoạt động đó thành bất hợp pháp, bí mật và phần lớn không được ghi lại. Các khía cạnh thương mại  của các mối quan hệ đối ngoại không cần phải đề cập ở đây. Chương này sẽ tập trung vào  sự hoạt động của hệ thống triều đình nhà Minh khi nó được áp ụng vào các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.

Mục đích trực tiếp đằng sau việc gửi  sứ giả triều đính tới Đông Nam Á với tin tức về sự lên ngôi  hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã lọc ra một cách nhanh chóng những nước nào muốn có mối quan hệ gần gũi với nhà Minh và nước nào không, nước nào là phụ thuộc và thân thiện và nước nào là kẻ địch tiềm ẩn. Nó nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng không giống như các ông vua Mông Cổ ban đầu của triều Nguyên, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh ít quan tâm tới sự thần phục nghi thức đối với Thiên tử hơn là đối với sự thừa nhận chính thức đối với vương triều mới của  ông ta. Ông ta tập trung cố gắng vào phạm vi tương đối nhỏ liên quan tới ảnh hưởng và duy trì giới hạn số lượng các sứ đoàn triều cống bằng cách trung thành với ý tưởng cổ điển rằng cứ ba năm sứ đoàn đến một lần đối với các quốc gia láng giềng và mỗi thế hệ một lần đối với các nước còn lại. Ông ta khuyến khích sự chú ý đối với ba khía cạnh của những mối quan hệ như thế: sự nhạy cảm đối với nhu cầu thể hiện sự tôn trọng thích hợp đối với Thiên tử, sự nhanh chóng trong việc ứng phó với các vấn đề biên giới,  và nhận thức về bất cứ mối liên hệ nào giữa các quyền lực nước ngoài và chính trị trong nước. Ở hai khía cạnh khác của mối quan hệ đối ngoại, ông đã đặt ra những chính sách dứt khoát: Không tấn công các quốc gia trên biển và mối quan hệ triều cống không được tiến hành vì lợi nhuận và không được nhập làm một với thương mại tư nhân.

Trong tất cả các chính sách này, hoàng đế đã đổi mới và quả thật đã đặt nền móng cho mối quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á trong 5 thế kỉ tiếp theo. Khía cạnh đổi mới trong chính sách đối ngoại của ông ta cần phải được giải thích.  Sự nhạy cảm của ông về sự tôn kính đối với Thiên tử xuất hiện như quy ước nhưng  những hành động của ông ta không phải là tục lệ hay là các nghi thức. Cảm giác về đạo đức và mục đích chính trị  đã được đặt đằng sau các sứ đoàn tới Trung Quốc và từ Trung Quốc gửi đi.  Cảm thức mục đích đạo đức này được chứng minh rõ ràng nhất trong rất nhiều các sứ đoàn được phái tới Việt Nam, một quốc gia mà bản thân nó rất nhạy cảm đối với câu hỏi về nền độc lập và sự tự tôn sau một thế kỉ có mối quan hệ tế nhị với các vua Mông Cổ của triều Nguyên. Thời gian cai trị của vị vua đầu tiên của nhà Minh đã trùng khớp với những thập kỉ đầy rắc rối của nhà Trần. Hai sứ đoàn đầu tiên ông ta phái tới Việt Nam năm 1369 đã đến nơi khi bạo lực xảy ra liên tiếp. Hoàng đế nhà Trần là Dụ Tông vừa chết và con của người anh cả đã chết  được chọn là người kế vị ngai vàng. Bằng sự quan tâm lớn và nghi thức phức tạp, triều đình nhà Minh chính thức công nhận người kế vị này. Chưa đầy một năm sau, vị vua mới được sắp đặt này bị phế truất và xử tử. Triều đình nhà Minh không được thông báo về việc đó. Thay vào đó, vua mới là Nghệ Tông đã cố gắng đánh lừa vị vua đầu tiên của nhà Minh, người đã nổi điên khi sự thật cuối cùng được tiết lộ.

Nhà Minh từ chối công nhận Nghệ Tông. Khi Nghệ Tông từ bỏ vương miện hai năm sau đó và nhường cho em trai là Duệ Tông, quan hệ triều cống được tái lập. Những mối quan hệ này giữ nguyên tốt đẹp chừng nào Nghệ Tông (Nghe-ton) nắm quyền phía sau bức màn và Duệ Tông (Due-ton) hay con trai ông ta là Phế Đế (Phe-de) tìm kiếm sắc phong từ tay hoàng đế nhà Minh. Khi Phế Đế bị đảo chính và bị giết bởi cậu là Lê Quý Ly, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã trở nên ngờ  vực và thù địch. Khoảng năm 1393, ông ta đã lại từ chối sứ đoàn triều cống do triều đình Việt Nam phái tới. Những tranh chấp dọc biên giới đế chế với Việt Nam dẫn tới sự  tái tiếp tục các mối quan hệ ngoại giao trong ba năm cuối của triều vua Hồng Vũ (1396-98) và những mối quan hệ này cách rất xa sự thân thiện. Những gì hoàng đế tức giận nhất là việc một loạt sự tiếm quyền đã cười nhạo hành động công nhận và sắc phong của ông, thứ ông coi như là nền tảng đảm bảo mối quan hệ. Như ông đã sắp đặt, khi được thông báo về cái chết của Nghệ Tông vào năm 1396, hơn một năm sau sự kiện:

 Nếu chúng ta gửi đi một sứ đoàn để chỉ ra rằng chúng ta  chia sẻ sự mất mát người thân, điều đó sẽ ủng hộ các cuộc nổi loạn và thừa nhận những kẻ làm loạn. Khi những kẻ khác nghe được điều này sau đó,  họ sẽ làm theo ông ta và  sẽ có nhan nhản những tội ác phải không? Điều này không thích hợp với các nguyên tắc của Trung Quốc trong hành xử với nước ngoài6 .

Sự tái khởi động đơn phương mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1395 minh họa cho sự sẵn sàng của hoàng đế đầu tiên của triều Minh trong việc ứng phó nhanh chóng với những vấn đề biên giới. Khi những thành viên bộ lạc Lung-chou nổi loạn dọc biên giới phía nam của tỉnh Quảng Tây, hai sứ đoàn do các sứ giả cao tuổi dẫn đầu đã được phái tới Việt Nam. Nghi thức cầu kì của triều cống được bỏ qua một bên khi vấn đề được nhìn nhận là nghiêm trọng. Trái lại, một sự tranh chấp  trước đó năm 1381 dọc theo biên giới nói trên kém nghiêm trọng hơn; hoàng đế tức giận yêu cầu các nhà chức trách ở tỉnh Quảng Tây gửi trả lại tất cả các sứ đoàn của Việt Nam trong tương lai nhưng trên thực tế có một đoàn được chấp nhận và năm tiếp theo7.

Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phân biệt rõ giữa sự cảnh báo về an ninh biên giới và sự can dự vào những rắc rối của các quốc gia láng giềng. Quan hệ của triều đình liên quan đến các cuộc tấn công và phản công giữa Việt Nam và Champa thật thú vị. Hoàng đế miễn cưỡng phải can dự vào cuộc tranh chấp cay đắng này, đã năm lần trong những năm 1370 ông ta kêu gọi cả hai bên ngừng chiến. Thậm chí khi Việt Nam đã nằm ngoài sự quý mến và Champa đã có sự tiếp cận thường xuyên đối với triều Minh, hoàng đế chưa bao giờ thay đổi nguyên tắc công bằng nghiêm khắc nói trên. Tuy nhiên, khi sự an toàn của đế chế được lưu tâm thì sự ứng phó lại khác. Khi quân nhà Minh cần ngũ cốc cung cấp cho chiến dịch ở Vân Nam năm 1384,  Việt Nam đã được trông đợi để cung cấp ngược theo sông Hồng lên biên giới. Và khi nguồn cung cấp lại trở nên cần thiết để  đập tan quân nổi loạn Lung-chou ở biên giới Quảng Tây năm 1395, Việt Nam được trông đợi cung cấp cho quân Minh đồn trú ở nơi gần nhất. Việt Nam không thể duy trì sự trung lập khi triều Minh tham gia vào các cuộc bình định ở vùng gần với biên giới Việt Nam.

Thậm chí nhạy cảm hơn là câu hỏi về mối quan hệ giữa các ông vua nước ngoài và các viên chức nhà Minh. Hai ví dụ sẽ  đủ để minh họa mối quan tâm của hoàng đế về chủ đề này. Ví dụ thứ nhất có liên quan đến Việt Nam, nơi một thời gian dài tỏ ra ngang ngạnh khi khẳng định quyền của mình ngang hàng với Trung Quốc và cũng là nơi tự hào vì thành tích chống lại được sự áp bức của người Mông Cổ. Trận đánh về ý chí được xác lập lúc ban đầu với việc hoàng đế nhà Minh quyết đình đòi sự ưu việt của mình và không cho phép bất cứ một sự thách thức nào đối với vị trí tối cao của ông ta trong vũ trụ hay mối quan hệ tôn ti thứ bậc mà ông ta có bổn phận phải duy trì.  Bản dự thảo hiệp ước nghiêm khắc nhất được khăng khăng duy trì. Khi viên chức được gửi tới để sắc phong cho vua Việt Nam nhận ra rằng nhà vua vừa qua đời, ông ta đã từ chối vào Việt Nam để sắc phong cho người thừa kế ông vua đã chết. Người Việt Nam buộc phải thông báo cái chết của vua và yêu cầu sự công nhận chính thức từ chính hoàng đế nhà Minh.

Sau khi có Việt Nam ở đúng vị trí, hoàng đế đã không tiếc lời ca ngợi các sứ giả nhà Minh, những người đã từ chối nhận bất cứ món quà nào từ vua Việt Nam, cho dù có nguy cơ xúc phạm ông ta. Việc này vừa  nhấn mạnh nguyên tắc rằng hoàng đế chứ không phải viên chức của ông ta điều hành các mối quan hệ đối ngoại vừa minh họa địa vị thấp kém hơn của Việt Nam, nơi chỉ có thể thực thi triều cống chứ không  phải là tặng quà cho dù là tặng cho các sứ giả của Trung Quốc. Thực vậy, sự quả quyết của Việt Nam trong việc khẳng định sự ngang bằng ở mức độ nào đó trong quan hệ đối ngoại là nguồn cơn căng thẳng với Trung Quốc trong các thập kỉ tiếp theo. Bộ Lễ đã đặt ra các nghi lễ cầu kì chưa từng có trong việc tiếp đón các sứ giả triều cống của Việt Nam tại triều Minh và đón tiếp sứ giả nhà Minh được phái tới Việt Nam. Việc này đã lên tới đỉnh điểm khi hoàng đế nhà Minh phải ngăn bộ Lễ không được đi quá xa. Cùng thời gian đó, Việt Nam bị ép buộc từ bỏ triều cống hàng năm mà tuân theo lệ triều cống 3 năm một lần giống như Champa, Campuchia và Xiêm.  Những tín hiệu về sự ghét bỏ của triều đình khác có thể được tìm thấy trong quyết định được đưa ra năm 1383 với nội dung gửi các thẻ bài chính thức được dùng để lập nên các quốc thư của sứ giả nhà Minh tới Champa, Cam-pu-chia nhưng không có Việt Nam8.

Ví dụ nổi tiếng thứ hai liên quan đến mối quan hệ với San-fo-ch’ikuo (Srivijaya) hay thế giới Malay xung quanh vùng phía đông và trung tâm Sumatra và bán đảo Malay. Giáo sư O. W. Wolters đã kiểm tra  bối cảnh đối với mối liên hệ  Malay này và đưa ra một sự giải thích mới về các sự kiện trong những năm 1370 và cuối những năm 1390, những sự kiện đã có ảnh hưởng tới mối quan hệ của nhà Minh với người Malay9. Sự giải thích của ông nhấn mạnh sự không quan tâm và sự thiếu quan tâm của hoàng đế đầu tiên nhà Minh đối với những điểm cầu kì trong chính trị ở Đông Nam Á trên biển. Nó cũng nhấn mạnh sự phức tạp của mối quan hệ giữa các tôn chủ và chư hầu trong khu vực, thứ triều Minh đã thất bại trong việc đánh giá đúng. Các cuộc đấu tranh địa phương tranh giành thương mại và tính hợp pháp này đã liên quan như thế nào đến các viên chức nhà Minh và việc chúng đã khiến cho hoàng đế đầu tiên của nhà Minh mắc sai lầm nhục nhã và gây ra cái chết của các sứ giả Minh như thế nào dưới tay người Java đã được giải thích một cách thuyết phục. Thậm chí cho dù các viên chức của nhà Minh không âm mưu với các ông vua nước ngoài đi nữa thì thất bại của họ trong việc bảo vệ hoàng đế tránh khỏi sai lầm đã làm tăng thêm mối nghi ngờ của ông ta đối với họ. Hoàng đế đặc biệt nghi ngờ tể tướng đầy quyền lực Hồ Duy Dung (Hu Wei-yung), người sau đó bị buộc tội đã có quan hệ bí mật với người Nhật và trách nhiệm trong việc để xảy ra nạn hải tặc dọc miền duyên hải Trung Quốc. Số phận của viên chỉ huy Ninh Ba Lin Hsien, bị buộc tội đóng vai trò liên lạc giữa Hồ Duy Dung và người Nhật xác nhận rằng sự nghi ngờ của hoàng đế đối với sự can dự của các viên chức trong quan hệ với nước ngoài. Những mối quan hệ với nước ngoài đã bị kiểm soát hoàn toàn chính thức và chặt chẽ10.

Rõ ràng từ con mắt của hoàng đế, mối quan hệ triều cống được tiến hành không phải là vì lợi nhuận. Những gì cần được nhấn mạnh là chính sách dứt khoát của hoàng đế trong việc kiềm chế chiến tranh với nước ngoài. Điều này tạo nên đặc trưng của  chính sách phòng thủ toàn diện  đối với các quốc gia phương nam và phía đông không cần phải quá nhấn mạnh. Nó không chỉ xác nhận phong tục cũ của đế chế Hán, Đường, Tống và từ chối các phong tục của  hoàng đế Mông Cổ Khubilai mà còn thiết lập một học thuyết quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhà Minh.

Ấn tượng hơn là thực tế rằng chính sách này đã được đề ra năm 1371 và sau đó được thể hiện trong Tsu hsun lu( huấn từ của tổ tiên) của hoàng đế ban bố năm 1373 và sau khi sửa đổi được tái xác nhận chi tiết trong phiên bản cuối cùng của Huang Ming Tsu hsun vào cuối triều đại của ông ta. Nó là một trong số ít chính sách cơ bản mà hoàng đế nhà Minh không bao giờ đi trệch ra khỏi nó. Sự tuyên bố đặc biệt về chính sách xứng đáng được trích dẫn đầy đủ. Đoạn chủ yếu được tìm thấy trong phiên bản năm 1373 trong phần huấn thị của ông đối với hậu duệ như sau:

  Các nước ngoài như An-nan (Việt Nam), Champa, Triều Tiên, Xiêm, Liu-ch’iu (quần đảo Lưu Cầu), các nước ở Biển Tây (Nam Ấn Độ) và Biển Đông (Nhật Bản) và rất nhiều các quốc gia nhỏ Nam Man (những người dã man) tách rời chúng ta bởi núi, biển và ở nơi rất xa. Đất đai của họ không đủ để sản xuất cho chúng ta duy trì chúng, người dân của họ sẽ không phụng sự chúng ta một cách hữu ích nếu sáp nhập (vào đế chế). Nếu họ không chân thật và làm kinh động biên giới của ta, đó sẽ là điều bất hạnh đối với họ. Nếu họ không gây rắc rối gì cho ta và chúng ta đưa quân tới đánh họ một cách không cần thiết thì đó sẽ là điều bất hạnh đối với chúng ta. Ta lo ngại rằng các thế hệ tương lai có thể sẽ lạm dụng sự giàu có và sức mạnh của Trung Quốc và sự khát khao  giây phút chiến thắng của quân đội để vô cớ đưa quân ra chiến trường và gây nên tổn thất. Họ phải ghi nhớ rằng đây là điều cấm kị. Về phần  những người dã man Hu và Jung, những người đe dọa Trung Quốc từ phía bắc, họ luôn là mối nguy hiểm dọc theo biên giới của ta. Thế hệ tiếp sau phải được tuyển lựa và quân lính phải được huấn luyện để phòng bị thận trọng chống lại họ11.

Đoạn văn trong phần mở đầu của Huấn từ của tổ tiên (Ancestral Injuntions) được giữ lại trong phiên bản cuối cùng năm 1395. Sự bổ sung và thay đổi đối với phiên bản sau đó của văn bản này rất thú vị và quan trọng. Trong các phiên bản trước đó, đoạn văn này nằm ở phần cuối trong khi ở phiên bản cuối cùng nó lại được đưa lên trước thuộc vị trí của lời huấn thị quan trọng thứ 4.

Thêm nữa, 15 quốc gia đã được chỉ định là quốc gia “không bị  xâm lược”. Cùng với  ba quốc gia ở Đông Nam Á được liệt kê phía trên, 7 quốc gia khác cũng được thêm vào là Cam-pu-chia, Samudra-Pasai (bắc Sumatra), Java, Pahang, Pai-hua (Battak hay tây Java), San-fo-ch’I (Srivijaya hay Palembang ở trung tâm và nam Sumatra) và Brunei (Borneo). Sự bao gồm bốn quốc gia cuối cùng rất ấn tượng. Tất cả bốn quốc gia này có lẽ đều là chư hầu của đế chế Majapahit của Java. Điều thú vị là việc hoàng đế đã nhận thức từ năm 1371 rằng Bru-nây là chư hầu của Java và có lẽ từ năm 1378 cả Srivjaya cũng thế. Nhưng ông ta khăng khăng giữ cả hai vương quốc trong danh sách tới tận năm 1395 và  không công khai thừa nhận Srivijaya như là chư hầu của Java tới tận năm 1397.

Ở phiên bản về sau, hoàng đế cũng phân biệt giữa các quốc gia này và diễn đạt rằng chỉ có Cam-pu-chia và Xiêm đã có mối quan hệ lành mạnh với đế chế Minh. Việt Nam không được sủng ái và bị giới hạn triều cống 3 năm một lần. Champa và các quốc gia phương nam còn lại đã lừa hoàng đế bằng việc chứa chấp những thương nhân cướp biển trong sứ đoàn triều cống của họ. Các sứ đoàn này đã nhiều lần  bị nhắc nhở chấm dứt những trò lừa đảo như vậy từ năm 1375 tới 1379 trước khi tục lệ chấm dứt. Rõ ràng là hoàng đế nhận thức được rằng thương mại là mục đích chính ẩn đằng sau việc phái các sứ đoàn tới Trung Quốc nhưng ông muốn các ông vua nước ngoài thận trọng về điều đó. Cuối cùng sự ám chỉ đặc biệt tới các quốc gia “nước ngoài” và sự đề cập đến “các quốc gia nhỏ Nam man” đã bị lơ là. Trong việc lập danh sách theo tên 15 quốc gia không bị xâm lược, phiên bản cuối cùng này tỉ mỉ hơn phiên bản trước đó mặc dù không cần thiết phải chính xác hơn trong việc phản ánh thực tế chính trị trong khu vực. Cũng không chắc sự bỏ sót “nước ngoài” là cố ý hay không nhưng sự bỏ sót này đã cho phép Triều Tiên và Việt Nam nằm trong danh sách và hoàng đế chắc chắn đã nhận thức được rằng cả hai quốc gia đều có thể bị xâm lược bằng đường bộ.

Triều Minh cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia ở phía nam nơi có thể tiếp cận bằng đường bộ. Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã biết về các quốc gia nước ngoài phía sau Vân Nam từ các tư liệu của nhà Nguyên. Năm 1371 khi ông ta gửi các sứ đoàn đi mọi ngả, có lẽ ông ta đã gửi một sứ đoàn tới Burma đi qua Việt Nam. Sứ đoàn này bị tắc giữa đường bởi cuộc tấn công xâm lược Champa của Việt Nam và không tới được Burma sau khi mất đến hơn hai năm ở Việt Nam. Trong thời gian này 3 trong số 4 sứ giả đã chết. Năm 1373, người sống sót duy nhất đã trở về12. Kết quả là không có cố gắng nào tiếp theo được tạo ra nhằm liên lạc với Burma cho dù hoàng đế nghĩ rằng Burma là quốc gia quyền lực nhất sau Việt Nam và có lẽ ông ta đã mong muốn kết đồng minh với Burma để chống lại người Mông Cổ khi ấy vẫn kiểm soát Vân Nam. Khó mà biết được liệu hoàng đế đầu tiên của nhà Minh có ý định sáp nhập Vân Nam vào đế chế  nếu nó không thuộc quyền kiểm soát của hoàng tử Mông Cổ ngang ngạnh hay không. Chắc chắn một điều rằng trên thực tế Vân Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Mông Cổ và điều đó thúc giục hoàng đế sớm hay muộn cũng tấn công nó. Sau thành công của cuộc tấn công xâm lược năm 1382, chính sách chỉ định các viên chức trung ương tới cai trị các nhóm người thiểu số ở trong vùng của nhà Nguyên đã được sửa đổi. Hệ thống cơ quan thổ dân (T’u-ssu) được mở rộng sát đến biên giới đế chế và các ông vua địa phương hay các tù trưởng được công nhận như là người được ủy nhiệm của triều đình ở nhiều cấp độ để  thay mặt hoàng đế cai trị trên danh nghĩa. Bằng cách này, một hệ thống bổ nhiệm được xây dựng. Nó làm mờ đi sự khác biệt giữa chư hầu nước ngoài và khu vực tự trị, nơi cách xa sự kiểm soát trực tiếp của hoàng đế. Do đó, việc tạo ra một số lượng lớn các khu vực Shan-Lao-Tai đã dẫn tới tình hình kì lạ của việc có ông vua của Hsien-lo (Ayuthia hay Xiêm) được công nhận như là vua (kuo wang) nhưng không có bất kì ông vua nào của Shan-Lao-Tai, Burma hay Mon. Các tộc người này chủ yếu được trao danh hiệu quân sự như khâm sai bình định và được coi như là thuộc cấp trực tiếp của vua Minh13.

Sự thay đổi ấn tượng nhất trong chính sách đối ngoại trong thời kì này là quyết định của nhà Minh không công nhận Burma như là một vương quốc (kuo). Quyết định này là kết quả từ chính sách của nhà Minh khuyến khích sự cai trị gian tiếp, trong khi vẫn tiếp tục thu hẹp địa vị của các ông vua địa phương ở tây nam Trung Quốc. Sau khi xâm chiếm Vân Nam, chính sách này cũng được xác nhận đối với các lãnh thổ xa hơn ở phía nam. Năm 1393 sau khi liên lạc cuối cùng cũng được tái xác lập thông qua  công quốc Chiengmai (trên danh nghĩa là sự bình định của nhà Minh), Burma đã gửi một sứ giả tới Trung Quốc. Năm 1394 vua ở Ava được chỉ định làm khâm sai bình định trong lãnh thổ của ông ta. Không hề có sự bàn luận nào về việc tái lập Burma trở lại địa vị của một vương quốc. Triều Minh nhận ra rằng kể từ khi người Mông Cổ phá hủy vương quốc người Miến ở Pagan, nhiều nhà nước Shan đã được thành lập (thậm chí vương quốc Ava bị cai trị bởi một nhánh của hoàng gia Shan) và vương quốc vĩ đại của người Miến đã vỡ ra từng mảnh.

Triều Minh tiếp tục chính sách duy trì các nước này trong tình trạng yếu và bị chia rẽ. Như hoàng đế nhà Minh đã thấy, nhà nước Maw Shan của Lu-ch’uan là mạnh nhất và đáng sợ nhất trong số các công quốc này14. Nó nằm ở nơi cách xa Đại Lí và  kiểm soát những dải đất rộng lớn của vùng đất trên lưu vực sông Salween. Nó cũng đang cố gắng tiêu diệt Ava và thống nhất các nhà nước Shan khác dưới sự lãnh đạo của mình. Về sau, một vài năm sau khi xâm chiếm Vân Nam, hoàng đế đã hành động để kiềm chế nhà nước này và đập tan sức mạnh của nó. Triều Minh cũng đã thiết lập 3 Hội đồng bình định Shan-Tai, hai hội đồng kia là Ch’e-li (Sipsong Banna và các vùng ở Vân Nam, Burma và Lào cùng vùng xung quanh) và Chiengmai (Pa-pai). Chiengmai đã cung cấp  mối liên hệ ngoại giao đầu tiên với triều đình Burma tại Ava. Việc trao tặng danh hiệu cho vua Shan của Ava là một bước đi khác trong chính sách kiềm chế nhà nước Maw Shan. Sau năm 1402, công việc được dành cho con trai của hoàng đế, hoàng đế Vĩnh Lạc, để hoàn thành việc xé nhỏ vương quốc của người Miến cũ bằng việc nâng hai nhà nước Shan có đường biên giới với Lu-ch’uan lên địa vị là Hội đồng bình định. Nhưng hoàng đế Vĩnh Lạc lại là kiến trúc sư của chính sách hiếu chiến hơn điều mà cha ông ta đã không chấp nhận.

Chính sách dưới triều vua Yung-lo (Vĩnh Lạc).

Người sáng lập vương triều đã đặt xuống cái khung chính sách đối ngoại cho những người kế vị và đã định rõ chi tiết những việc họ phải làm để tiến hành các mối quan hệ đối ngoại mong muốn gắn chặt với những lời chỉ dạy của ông nhưng điều này đã không xảy ra. Người kế vị hoàng đế đầu tiên và là cháu ông ta là hoàng đế Kiến Văn (Chien-wen) đã bị chú lật đổ.  Hoàng đế Vĩnh Lạc, một kẻ tiếm quyền,  đã cảm thấy cần thiết phải hợp pháp hóa sự lên ngôi triệt để như là cha ông đã từng có bao gồm cả việc thi hành chính sách đối ngoại hiếu chiến đối với tất cả các phía. Những chính sách phân biệt sắc tộc của ông ta có liên quan tới mối quan hệ với Đông Nam Á và các quốc gia lân cận ở Ấn Độ Dương.  Chính sách nổi tiếng nhất của ông ta là  tiến hành các cuộc viễn chinh trên biển đầy xuất sắc dưới sự chỉ huy của đô đốc hoạn quan Trịnh Hòa.  Trong suốt triều vua Vĩnh Lạc, mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Champa bị lu mờ bởi sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thậm chí mối quan hệ với các nước Shan-Lao-Tai phía nam của Vân Nam cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách hiếu chiến nhằm thống trị Việt Nam  của triều đình trong khi tất cả các mối quan hệ với các nước khác bị lu mờ bởi các sứ thần xuất chúng tới Biển Tây. Những sự phát triển xảy ra trong triều vua này có thể được hiểu rõ nhất bằng việc quan tâm trước hết tới cuộc xâm lược Việt Nam và sau đó là các cuộc viễn chinh trên biển của Trịnh Hòa và ảnh hưởng lan rộng của chúng.

Xét trên bề mặt, hoàng đế Vĩnh Lạc chỉ đơn giản xác nhận lại chính sách của cha mình: không liên lạc tư nhân với người nước ngoài, không buôn bán tư nhân, và không buôn bán,  quan hệ với nước ngoài ngoại trừ hệ thống triều cống được quy định cẩn thận. Trong phong tục này, ông ta đã đòi hỏi khắt khe hơn, hiếu chiến hơn và nhiều tham vọng hơn cha ông trong việc can thiệp và đe dọa một khi mọi người (cả các nhà thám hiểm Trung Quốc hay các ông vua nước ngoài) không làm những gì ông ta mong đợi. Tình trạng giao tranh có lẽ là kết quả của sự thiếu tự tin của ông ta đối với các nước lân bang của triều đình do ông là một kẻ tiếm quyền vẫn mang trong mình mặc cảm. Nó cũng có thể đến từ thái độ ưa dùng bạo lực của ông. Ông là một người lính vĩ đại và tin rằng nhiều vấn đề có thể được giải quyết bằng quân sự. Mối quan hệ của ông với Việt Nam minh chứng rất tốt điều này. Khi vua mới của Việt Nam, người đã thất bại trong việc tìm kiếm sự công nhận từ cháu của hoàng đế Vĩnh Lạc năm 1400, tiếp tục cầu phong và muốn được công nhận như là người thừa kế hợp pháp của nhà Trần, hoàng đế đã đáp lại bằng lời quở trách. Cha ông ta đã không bằng lòng với hàng loạt các cuộc tiếm quyền xảy ra từ năm 1370, không một ông vua nào kể từ đó đáp ứng được các yêu cầu của viên chức nhà Minh về tính hợp pháp của họ.

Việt Nam

Hoàng đế Vĩnh Lạc (Yung-lo) theo sau chính sách của cha mình trong việc tìm kiếm xác nhận tính hợp pháp của vua Việt Nam. Khi viên chức của ông ta quả quyết với ông ta rằng ông vua đó là họ hàng của nhà Trần, người đã được chọn để làm vua mới, ông đã bằng lòng công nhận ông ta là “vua” của An-nam. Sau đó một vài tháng, ông vô cùng tức giận khi biết rằng người đàn ông đó thực ra là một kẻ tiếm ngôi và phạm tội giết vua. Điều tương tự đã xảy ra 30 năm trước đó khi cha ông ta bị đánh lừa và bị điều khiển trong mối quan tâm tới chính trị triều đình Việt Nam. Hoàng đế Vĩnh Lạc cũng khăng khăng xác minh lại sự đòi hỏi của vua mới ở Việt Nam và lại bị lừa lần nữa. Hậu duệ duy nhất của dòng dõi nhà Trần được tìm thấy và được đưa trở về Việt Nam để làm vua nhưng bị giết chết trên đường tới Việt Nam. Hoàng đế Vĩnh Lạc trước đó  đã thề ủng hộ nhà Trần đã mất. Sự xúc phạm gây ra bởi kẻ phản bội tiếm quyền ở Việt Nam đối với ông là quá lớn đến độ ngay lập tức ông ra lệnh tiến hành một cuộc tổng tiến công xâm lược Việt Nam. Ông hoàn toàn nhận thức được rằng Việt Nam nằm trong danh sách những nước “không bao giờ bị xâm lược” của cha ông ta nhưng ông ta tin rằng sự khiêu khích nói trên đã đủ để vượt ra khỏi Huấn từ của tổ tiên (Ancestral Injunctions). Đơn giản là kẻ tiếm quyền không thể không bị trừng phạt. Có lẽ ông ta cũng nhận thức được rằng vẫn có những câu hỏi về tính hợp pháp về chính ngôi vị của ông ta. Chắc chắn ông ta không thể cho phép sự việc đó nói lên rằng ông ta không đủ mạnh để ủng hộ vương triều hợp pháp.

Một đội quân viễn chinh lớn bao gồm các đơn vị từ hơn 10 tỉnh được phái tới Việt Nam. Cuộc viễn chinh này có thể so sánh với những đội quân do bố hoàng đế Vĩnh Lạc phái tới Vân Nam 25 năm trước. Đội quân chính  băng qua Quảng Tây, một đội quân xuôi xuống sông Hồng từ Vân Nam và những đơn vị khác  được phái đi bằng đường biển. Những thành công ban đầu của chiến dịch đã đến rất nhanh. Sự khác biệt chủ yếu giữa sự xâm chiếm Vân Nam và chiến dịch này là việc Việt Nam trong khoảng thời gian này đã trở thành một nhà nước tương đối thống nhất với hệ thống quản lý phức tạp dựa trên mô hình Trung Quốc. Việt Nam có bản sắc văn hóa khác biệt và nguồn lực để chống lại sự sáp nhập vào đế chế Trung Hoa15.

Sự tương đồng ở bề mặt bên ngoài giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến cho hoàng đế đưa ra một quyết định đầy rủi ro.  Không chấp nhận việc lật đổ kẻ tiếm quyền, ông ta quyết định rằng Việt Nam có đủ điều kiện thích hợp để được Trung Quốc công nhận như là một tỉnh của Trung Quốc. Nhà Trần đã không có nguyên đơn hợp pháp và hoàng đế Trung Hoa nghĩ ông ta có thể thiết lập chủ quyền lãnh thổ lịch sử dựa trên nền tảng đường biên giới được tạo ra dưới triều Hán cách đó  gần 1500 năm trước. Do vậy ông ta đã đi đến quyết định định mệnh là tiêu diệt vương quốc này và quản lý nó từ trung tâm Nam Kinh.

Một lý do khác đằng sau chính sách này là việc Việt Nam tuyên bố rằng họ là đế chế ngang bằng với Minh. Khi kinh đô của Việt Nam bị chiếm và các tư liệu, sổ sách của “hoàng đế” Việt Nam được tìm thấy, chúng đã được lấy đi như là bằng chứng chi tiết về sự ngạo mạn và sự ăn ở hai lòng của Việt Nam. Trong khi hoàng đế Vĩnh Lạc hài lòng vì tin rằng người Việt Nam đã quen với sự cai trị kiểu hoàng đế Trung Quốc, ông ta đã sai lầm khi nhận ra rằng những giả định văn hóa của ông đã bị đối chọi bởi thứ giống như là chủ nghĩa dân tộc về văn hóa. Thực tế việc diễn đạt chủ nghĩa dân tộc này bằng các khái niệm văn hóa Trung Hoa đã gây ra nhiều ngộ nhận lầm lạc.

Chiến tranh ở Việt Nam đã thất bại sau 20 năm chiến trận và chiếm đóng.  Sự thành công đáng kinh ngạc của sách lược chiến tranh du kích của Lê Lợi đã hoàn toàn thuộc về lịch sử  Trung Quốc và Việt Nam và chúng ta không cần phải quan tâm chi tiết ở đây16. Những gì liên quan là sự thất bại của Trung Quốc ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với mối quan hệ của nó với các nước khác ở Đông Nam Á. Hai quốc gia lân bang của Việt Nam đã bị lôi kéo vào cuộc chiến. Champa, kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam và là một đồng minh trung thành của Trung Quốc vốn dựa vào Trung Quốc để nắm giữ phía sau Việt Nam,  đã nhận ra rằng việc có Minh-Trung Quốc như một láng giềng thậm chí còn khó chịu hơn nhiều so với việc có một vương quốc người Việt nhỏ hơn làm hàng xóm. Các vua Chăm bị ép gửi quân đội và cung cấp lương thực ủng hộ sự chiếm đóng của quân Minh nhưng họ sớm nhận ra rằng các viên chức Minh khăng khăng đưa ra những đòi hỏi với Việt Nam cũng  giống như những gì họ đưa ra với Champa. Một khi Minh chiếm được lãnh thổ thì Champa sẽ không có đường lui.

Điều ấn tượng hơn nữa là kết quả cuối cùng của chiến tranh. Trước khi hoàng đế Vĩnh Lạc ra lệnh xâm lược Việt Nam, nhà chức trách Trung Quốc được hậu thuẫn bởi một lực lượng quân đội lớn, điều mà người Việt không hề mong muốn. Sự nhắc nhở từ hoàng đế nhà Minh là  một sự ngăn chặn hữu ích.  Nhưng sau khi chiến tranh trở nên tồi tệ sau những chiến thắng ban đầu và khi quân đội Minh liên tiếp thất bại trong việc tiêu diệt “quân phiến loạn” người Việt, nhà chức trách Trung Quốc đã mất đi lực lượng ngăn chặn của mình. Champa đã rơi vào thế cùng bởi ba diễn biến: sự tức giận của chính họ đối với sự tham lam của binh lính và viên chức Trung Quốc, sự kính trọng dành cho cuộc kháng chiến của Lê Lợi ngày càng tăng và cuối cùng là sự báo động về thất bại của Trung Quốc và sự trỗi dậy của quốc gia Việt Nam thống nhất và hùng mạnh hơn. Kết quả cuối cùng, sự suy yếu của nhà chức trách Minh ở Việt Nam trong việc duy trì vương triều đã đóng dấu chấm hết cho số phận của Champa. Những nỗ lực của Champa để duy trì tình trạng khi trước, khi nó có sức mạnh ngang bằng Việt Nam, thật là bất hạnh và không có một ai ở triều Minh hô hào ngăn chặn Việt Nam khi cơ hội tiêu diệt Champa đến ở thời điểm một vài thập kỉ sau đó17.

Sự xâm lược Việt Nam cũng  đã có ảnh hưởng tới các dân tộc khác ở Đông Nam Á lục địa. Người Chăm, được khuyến khích bởi sự xâm lược và chiếm đóng của Trung Quốc đối với cựu thù của họ là Việt Nam, đã tấn công Cam-pu-chia. Cam-pu-chia trong cùng một thời gian đã bị đe dọa từ hai mặt bởi vì Ayuthia (Xiêm) ở phía tây cũng  tiếp tục mở rộng bằng vũ lực. Và duy nhất trong thời gian dưới triều Minh, Cam-pu-chia đã thành công trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc để ngăn chặn người Chăm. Nhưng sau khi người Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, chính Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã ngăn chặn và cuối cùng tiêu diệt Champa.

Thú vị hơn là vai trò của Lào trong thời gian Minh chiếm đóng Việt Nam. Nó là một trong số rất nhiều các công quốc Shan-Lao-Tai tương tự ở phía nam Vân Nam và vua của nó là viên khâm sai bình định trung thành, người đã được hoàng đế Vĩnh Lạc xác nhận vị trí. Lào đã nổi lên như là kết quả của những cố gắng của người Khmer duy trì các  tù trưởng Thái trong chia rẽ để ngăn chặn sự bành trướng của Ayuthia. Chính sách của Minh, do nhiều lý do khác nhau, đã hậu thuẫn sự vỡ ra từng mảnh dọc theo biên giới tây nam của đế chế và triều Minh đã công nhận Lào trong cách thức tương tự mà nó đã làm để công nhận Ch’e-li (Sibsong Banna), Pa-pai (Chiengmai), Lu-ch’uan (the Maw Shans) và nhiều công quốc khác.

Lào chấp nhận sống sót thông qua ngoại giao, đối phó với Cam-pu-chia ở phía Nam, Việt Nam ở phía tây và Trung Quốc ở xa và xa hơn là các liên minh bộ lạc thiểu số ở phía bắc. Nhưng khi Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc, vị trí của Lào trở nên thiếu an toàn. Lực lượng người Việt bị đánh bại do không muốn trốn xuống phía Nam để tìm kiếm sự giúp đỡ từ kẻ thù truyền kiếp ở Champa nên đã sơ tán sang Lào. Vua ở Lào chưa hề chuẩn bị cho việc đứng về phe nào trong cuộc chiến. Ông ta không hề mong muốn có hàng xóm là nhà Minh và có lẽ đã thông cảm với lòng căm thù lan rộng của người Việt nhắm vào sự cai trị của Trung Quốc. Đồng thời ông ta cũng không muốn chọc giận triều Minh. Do đó khi bị yêu cầu không được giúp đỡ người Việt, ông ta đã ngăn cản “những kẻ phiến loạn” người Việt biến Lào thành căn cứ kháng Minh nhưng có lẽ ông ta cũng thấy trước được rằng quốc gia của ông ta sẽ phải sống lâu dài với người Việt vì thế mà ông ta đã không thức dậy lòng căm thù của người Việt đối với Lào.

Tất cả các nhà nước có đường biên giới với Vân Nam đ

0