16/01/2018, 13:03

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu lớp 7 Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Bài số 1 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được ...

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Bài số 1

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đượcsống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng – Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Trích Côn Sơn ca).

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát…, vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

(Thuật hứng – Bài 24)

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

(Quốc Âm thi tập – Bài 160)

Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Bài số 2

Nguyễn Trãi ( 1380-1442) hiệu là Ức Trai con của Nguyễn Phi Thanh quê gốc ở thôn Chi Ngại xã cộng hòa,tỉnh Hải Dương.Ông tham gia khởi nghĩa đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc.Ông là nhà tư tưởng,nhà quân sư thiên tài,nhà ngoại giao xuất chúng,nhà văn hóa nhà thơ lỗi lạc.Ông đã để lại cho người đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và vô cùng phong phú trong đó có bình ngô đại cáo,quốc âm thi tập,…

Bài ca côn sơn có khả năng được ông viết vào hoàn cảnh hòa bình khi ông cáo quan về côn sơn.Côn sơn không chỉ là quê hương mà nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ông.Côn sơn ca vừa là bài ca thiên nhiên vừa là bài ca tâm trạng.Chính hai ý này đã hòa quyện trong cảm xúc của tác giả.Đoạn trích miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nhưng vẫn thấm đậm ý nghĩa trữ tình của tâm trạng.Trong chữ hán bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng bản dịch đã chuyển thành thể lục bát.

Đoạn thơ là sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ qua đó thể hiện nhân cách và tâm hồn Nguyễn Trãi.

Ông là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như  lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ cuộc sống không còn những lo toan bộn bề.Ông thỏa thích với cuộc sống hiện tại ngay cả lúc dạo chơi khi nằm nghỉ hay cả những lúc trò chuyện với những người nông dân áo vải,lúc cao hứng ngâm nga phong thái nhà thơ thật giản dị ung dung cởi mở và chan hòa.

Côn sơn xuối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong bốn câu đầu cảnh vật hiện lên với dòng suối chảy róc rách,rì rầm như tiếng đàn lúc khoan,lúc nhặt.Trên tảng đá có phủ một lớp rêu xanh được tác giả nhân cách hóa thành như ngồi trên chiếu êm.Cảnh vật nơi đây được Nguyễn Trãi phác họa với những đặc điểm riêng biệt mà nó không hề bị trộn lẫn với bất cứ một bức tranh phong thủy nào.

Trong bài thơ động từ ta được xuất hiện “năm” lần điều đó cho thấy ta ở đây chính là Nguyễn Trãi.Ta nghe tiếng suối mà như tiếng đàn.Ta ngồi trên đá lại tưởng ngồi trên chiếu êm.ta nằm hóng mát ta ngâm thơ nhàn…giữa khung cảnh thơ mộng ấy thi sĩ trông giống như một nhà hiền triết đang nằm thưởng thức đắm mình vào cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ nơi đây.

Nếu như bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên Côn Sơn được miêu tả khách quan thì ở bốn câu thơ sau tác giả lại khéo léo luồn vào những lời khuyên xuất thế.

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có trúc bóng dâm

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Nguyễn Trãi vừa là thi sĩ rung cảm trước cái đẹp vừa là họa sĩ với phong cảnh hữu tình là côn sơn mà nhân vật trữ tình lại là chính mình trong bài thơ này ông còn là một nhạc sĩ tài hoa dệt lên bản nhạc Côn Sơn du dương cuốn hút lòng người.Thiên nhiên côn sơn khoáng đạt và thanh tĩnh ở đây có suối chảy rì rầm,có bàn đá rêu phơi,có rừng tùng,rừng trúc che ánh nắng mặt trời tạo ra một khung cảnh tao nhã cho thi sĩ ngồi ngâm thơ thưởng thức âm vị cuộc sống.hình ảnh cây trúc,cây tùng trong văn chương tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử: Bần tiện bất năng di,uy vũ bất năng khuất.

Nhà thơ hòa bình vào thiên nhiên hoang sơ nơi đây từ tiếng suối h chảy róc rách,những tấm thảm rêu biếc,những rừng thông kiêu hãnh,rừng trúc xanh tươi đều toát lên vẻ yên ả đem lại sự thanh thản cho tâm hồn.Bao nhiêu lo lắng, phiền muộn của cuộc đời đều bị chút sạch con người và thiên nhiên hòa làm một.Bức tranh tuyệt hảo ấy không chỉ được tác giả cảm nhận bằng bằng thị giác,thính giác mà nó còn được tác giả cảm nhận bằng cả trái tim khiến cho người đọc nhận thấy cái tâm trong sáng và cái tài độc đáo qua bài thơ này.

Khi Nguyễn Trãi cáo quan về quê mọi người đều tưởng ông bất mãn chán đời lui về ẩn dật để quên mình ,quên đời nhưng sự thật không phải vậy.Lê Thánh Tông hiểu lòng ông,mời ông ra làm việc,ông lại hăng hái về triều,gánh vác việc nước việc dân.

Khi đọc những vần thơ của Nguyễn Trãi khi viết về thôn quê chúng ta phần nào hiểu thêm về tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của ông.Bài ca côn sơn khiến lòng ta xao xuyến bồi hồi và thêm gắn bó với từng mảnh vườn góc phố quê hương.Đồng thời với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng côn sơn nên thơ,hấp dẫn,đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Bài số 3

Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lui về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và bày tỏ tâm sự của mình có lẽ đã được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời khoảng này. Tuy phải xa lánh triều đình nhưng ông luôn canh cánh bên lòng hoài bão được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.

Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thơ lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.

Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần. Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những tưởng lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa

Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:

Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
 Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư” dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhở nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhở triều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quản gian nịnh?

Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng đầy tìm cách an hưởng thú nhàn của tác giả. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng "đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng" lo dân, thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, mời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kề vai gánh vác việc dân việc nước.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bài ca Côn Sơn – Bài số 4

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quân sư bên cạnh chủ trương Lê Lợi. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú với nhiều tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, quân trung từ mệnh tập,..Bài Côn Sơn ca được ông sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở quê nhà. Côn Sơn không chỉ là quê nhà mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Côn Sơn ca vừa là bài ca thiên nhiên vừa là bài ca tâm trạng hài ý hòa quyện thống nhất trong tâm hồn thi nhân.

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Bài thơ mở ra bằng khung cảnh hết sức nên thơ, thiên nhiên thật nhẹ nhàng ta cảm giác thấy sự tĩnh tại trong từng câu từng chữ. Không gian yên ắng tiếng suối nổi lên rì rầm như đang nhắn nhủ thì thầm điều gì chăng. Hẳn phải có một tâm hồn thật tinh tế cảm xúc thật lắng sâu mới có thể cảm nhận được những âm thanh dù là nhỏ nhất. Âm thanh nhỏ réo rắt như một tấm lưới thanh lọc tâm hồn thi nhân giúp mọi xô bồ phiền muộn trong cuộc sống khi đi đi qua tấm lưới này đều được giữ lại chỉ còn lại một tâm hồn thật là thư thái để hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận thấy từng hơi thở của cành cây ngọn cỏ để sống cuộc sống của một cư sĩ không vướng bụi trần. Tiếng suối như tiếng đàn cầm lúc to lúc nhỏ lúc nhanh lúc chậm, khi thì mạnh mẽ lúc lại êm xuôi bên tai như một bản hòa tấu nhịp nhàng trong tay người nhạc trưởng tài ba, khúc nhạc đi từ thính giác tới cảm giác lay động mọi cảm xúc của thi nhân. Thi sĩ có lẽ rất yêu không chỉ yêu mà còn quý mến coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình thì mới có thể lắng nghe lời thì thầm từ người bạn tri kỉ này. Ta đã bắt gặp hình ảnh tiếng suối trong thơ của Hồ Chí Minh hai nhà thơ tuy không cùng thời nhưng ở họ đều có chung một sự giao cảm đó là yêu thiên nhiên:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong hai câu thơ đầu Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình biện pháp so sánh. Tác giả đã so sánh tiếng suối với thiếng đàn cầm. Sự so sánh tạo ra hiệu ứng chuyển đổi của cảm giác từ thính giác đi tới tâm hồn.

Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta nên ta nằm

Lại một hình ảnh về Côn Sơn nữa được tác giả phác họa một cách thật là tài tình và sống động những hình ảnh giàu sức gợi được tác giả sử dụng một cách dày đặc làm cho bạn đọc có những sự hình dung thật đẹp về khung cảnh côn sơn không chỉ đẹp mà còn hết sức bình yên. Khung cảnh bình yên hay chính tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng. Trải qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, trải qua binh đao khói lửa chiến tranh tàn khốc chém giết lẫn nhau, hơn thua, thời thế, thế thời gạt tất cả sang một bên ông trở lại quê hương, trở lại Côn Sơn để được hòa mình vào thiên nhiên. Bụi thời gian dù có phủ mờ lên mái tóc người chinh phu, lên đôi mắt người chinh phụ nhưng chiến tranh đã qua rồi giặc giã đã dẹp yên, trí lớn trượng phu đã thỏa, lui bỏ chốn quan trường với những âm mưu đấu đá thiệt hơn ghen ghét bon chen người anh hùng người thi sĩ lại trở về quê cũ, về với những giản dị với thiên nhiên để di dưỡng một tâm hồn mà buộc phải trải qua nhiều biến động. Có hiểu về nhân cách cao cả tấm lòng vì nước vì dân tận trung với nước có hiểu được hoàn cảnh khi Nguyễn Trãi về ở ẩn ở Côn Sơn ta mơi hiểu được và giải mã được những ẩn ức trong tâm hồn danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn

Cuộc đời thật có ý nghĩa khi lui về ở ẩn lại tìm được một chốn thiên nhiên đẹp như bức tranh thủy mạc, Côn Sơn là một chốn như vậy núi non trùng điệp quanh năm xanh mát, suối chảy róc rách luồn lách qua những hàng cây, khung cảnh thơ mộng như vậy tạo cảm xúc cho những vần thơ được bay bổng. Nhịp thơ nhẹ nhàng, lời thơ giản dị, cảnh sắc được miêu tả hết sức thanh bình và phóng khoáng đã khớp phần nói nên tính cách của Nguyễn Trãi.Một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn giản dị, lạc quan, phóng khoáng, yêu đời, yêu người và cũng yêu thiên nhiên sâu sắc

Cùng với Bình Ngô đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập , Ức Trai thi tập thì bài thơ Côn Sơn ca đã góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhà quân sự ,nhà chính trị, nhà thơ lỗi lạc, Nguyễn Trãi. Tên tuổi ông đã được lưu danh thiên cổ không chỉ vì tài năng mà còn vì ông là một danh nhân lớn của dân tộc.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • phát biểu cảm nghĩ về bài ca côn sơn
  • phát biểu cảm nghĩ về bài thơ côn sơn ca
  • cảm nghĩ về bài ca côn sơn
  • phat bieu cam cam nghi cua em ve bai tho bai tho con son cua nguyen trai
  • phat bieu cam nghi bai ca con son
  • cảm nghĩ về bài bài ca côn sơn
0