28/05/2017, 20:19

Phân tích Ý nghĩa tư tưởng chủ đề của bài thơ Cảnh ngày hè

Đề bài: Phân tích Ý nghĩa tư tưởng chủ đề của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Mỗi một con người chúng ta khi sống trên cuộc đời này đều tự băn khoăn tự hỏi ý nghĩa cuộc đời mình là gì?, mỗi một bài hát khi được sáng tác ra đều phải tự mang cho mình một ý nghĩa nào đó. Tóm lại bất kể một sự ...

Đề bài: Phân tích Ý nghĩa tư tưởng chủ đề của bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Mỗi một con người chúng ta khi sống trên cuộc đời này đều tự băn khoăn tự hỏi ý nghĩa cuộc đời mình là gì?, mỗi một bài hát khi được sáng tác ra đều phải tự mang cho mình một ý nghĩa nào đó. Tóm lại bất kể một sự vật hiện tượng nào mang tính xã hội đều có ý nghĩa nhất định nào đó. Một tác phẩm thơ cũng vậy, bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được sáng tác để truyền tải tới người ...

Đề bài: của Nguyễn Trãi.


Mỗi một con người chúng ta khi sống trên cuộc đời này đều tự băn khoăn tự hỏi ý nghĩa cuộc đời mình là gì?, mỗi một bài hát khi được sáng tác ra đều phải tự mang cho mình một ý nghĩa nào đó. Tóm lại bất kể một sự vật hiện tượng nào mang tính xã hội đều có ý nghĩa nhất định nào đó. Một tác phẩm thơ cũng vậy, bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được sáng tác để truyền tải tới người đọc một ý nghĩa lớn.


Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ thể hiện tâm thế của người nghệ sĩ thơ ca – người quan thanh liêm một đời không bao giờ làm việc có hại cho nước nhà:


“Rồi hóng mát thưở ngày trường”


Không phải ngẫu nhiên tác giả lại giới thiệu tâm thế và trạng thái của mình. Bài thơ có nhan đề là Cảnh ngày hè giúp chúng ta liên tưởng đến nội dung chính của bài thơ là miêu tả cảnh ngày hè nơi thôn quê hồn hậu. Nếu chỉ là miêu tả thiên nhiên không thôi thì cũng không cần phải giới thiệu người ngắm cảnh làm gì. như bài Côn Sơn Ca, Nguyễn Trãi bắt đầu bài thơ cũng là lúc bắt tay ngay vào việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên. Tuy nhiên, ở đây nhà thơ muốn nói đến hoàn cảnh sống của mình. Đây là khoảng thời gian nhà thơ rời xa chốn quan trường ồn ào để trở về sống một cuộc sống tuy nghèo nhưng bình yên và vui vẻ nhàn rỗi. Nhà thơ đã tóm gọn hoàn cảnh sống của mình, tóm tắt cuộc đời làm quan của mình bằng một câu thơ duy nhất.


Tiếp sau hoàn cảnh sống, nhà thơ bắt đầu đi vào việc miêu tả bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè đầy màu sắc và sự sống:


“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ
Hông liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”


Hè về là khoảng thời gian thích hợp nhất cho các loại cây tiêu biểu như hoa hòe, hoa thạch lựu và hoa sen. Những ai từng gắn bó với chốn quê hương thôn dã thì đều biết đến những hình ảnh quen thuộc này. Những bông hoa hòe nhỏ li ti xanh ngát đang nở rộ lên. Bên góc này những bông hoa thạch lựu đang được phun màu đỏ tươi tắn tuyệt đẹp. Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè chúng lại càng trở nên tươi tắn hơn bao giờ hết. Những bông sen hồng là loài hoa không thể thiếu trong khung cảnh thiên nhiên mùa hè. Ca dao đã có nói:


“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

thi trung huu hia trong canh ngay he cua nguyen trai


Hoa sen sống dưới bùn đầm nhưng lại mang cho mình một hương thơm thuần khiết. Tác giả cũng giống như đóa sen thơm ngát kia vậy dù sống trong chốn nhiều cám dỗ quyền chức nhưng vẫn giữ được tấm lòng son sắt với nhân dân. Không chỉ đẹp bởi màu sắc mà bức tranh của nhà thơ còn có sự vận động. Các động từ thể hiện rõ nhất sự vận động ấy chính là “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè còn có cả âm thanh, đó là âm thanh của tiếng ve giống như tiếng đàn cầm và âm thanh “lao xao” của chợ cá. Chúng đều là âm thanh của cuộc sống hiện tại, rộn rã đầy yêu thương.


Trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình đó nhà thơ với tấm lòng yêu cuộc sống yêu con người đã có một ước muốn lớn. Đó là mượn đàn của vua Ngu Thuấn – một vị vua tốt để đàn lên vài tiếng cho nhân dân khắp chốn ấm no muôn đời:


“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu rủ khắp đòi phương”


Qua việc phân tích tác phẩm, ta có thể thấy rõ ràng ý nghĩa chủ đề tư tưởng của nhà thơ. Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu con người mà còn thể hiện được tài năng thơ ca của mình. Nhà thơ tuy đã trở về quê ở ẩn nhưng lòng lúc nào cũng hướng tới lợi ích nước nhà, lợi ích nhân dân. Có lẽ sẽ chẳng bao giờ nhà thơ thôi trăn trở về nỗi lo cho cuộc sống của nhân dân.

 

0