06/11/2018, 00:18

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Thúy Kiều

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Thúy Kiều Bài làm Trong ngôi nhà lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Du là một trong những trụ cột chính của nền văn học dân tộc, ông là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến ngày nay, ...

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Thúy Kiều

Bài làm

Trong ngôi nhà lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Du là một trong những trụ cột chính của nền văn học dân tộc, ông là một đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến ngày nay, “Truyện Kiều” của ông vẫn là một tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất nhất của nền văn học nước nhà. Trong tác phẩm, nổi bật lên là nghệ thuật tả cảnh tài ba của tác giả, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã bộc lộ rõ điều này.

Trong đoạn trích này, tác giả đã tập trung vào tả cảnh thiên nhiên và vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng sống động, tinh khôi và thanh khiết. Đặc biệt hơn, bức tranh ấy còn được nhìn qua con mắt của những người trẻ tuổi, tràn đầy sức sống trong tình yêu:

“Ngày xuân con én đưa thoi…

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hình ảnh “con én đưa thoi” là một hình ảnh vừa ẩn dụ, vừa nhân hóa, gợi tả hình ảnh của chim én – loài chim đặc biệt của mùa xuân. Những con chim bay nghiêng chao liệng trên bầu trời xuân cao rộng như một chiếc thoi đưa. “Thiều quang” là ánh sáng vừa đỏ hồng lại rạng rỡ và ấp áp đặc trưng của mùa xuân. Có thể thấy, chỉ bằng vài nét miêu tả đặc trưng là chim én và nắng vàng, bức tranh mùa xuân đã hiện lên rõ nét, tươi mới. Bức tranh của cảnh ngày xuân không chỉ có đường nét, màu sắc mà còn có cả cảm xúc, cảm xúc ở đây được thể hiện một cách kín đáo qua ý niệm về thời gian “đã ngoài sáu mươi”. Nhân vật trữ tình Nguyễn Du đã không giấu được cảm xúc nuối tiếc vì thời gian của mùa xuân đng không ngừng trôi chảy. Bằng ngòi bút tinh tế và tâm hồn đầy nhạy cảm của thi nhân, bức tranh mùa xuân đã hiện ra một cách tươi tắn và mĩ lệ:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ trên đã cho thấy được sự tiếp thu một cách sáng tạo của Nguyễn Du từ câu thơ cổ của Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

Cùng là hình ảnh của cỏ, trời và hoa lê đặc tả cho mùa xuân tuy nhiên trong hai câu thơ vẫn có điểm khác biệt. Trong câu thơ cổ Trung Quốc, cảnh xuân dường như tĩnh lặng và thanh đạm còn trong thơ của Nguyễn Du, cảnh ngày xuân hiện lên với bề rộng lớn, bát ngát và bao la vô hạn. “Xanh tận chân trời” là màu xanh tít tắp, mang theo sức sống mùa xuân bao phủ khắp mặt đất, chân trời. Trên nền xanh đó nổi bật lên màu trắng muốt của những bông hoa lê. Cách đảo ngữ “trắng điểm” đã nhấn mạnh trạng thái nở hoa, tô điểm cho bức tranh tinh khôi, sống động và có hồn.

Như vậy, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã thể hiện được một cảnh ngày xuân đầy sức sống, tươi tắn, thanh khiết và trong sáng. Có thể nói, đây là một cảnh đặc trưng được đặc tả cao với việc sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật tu từ và biểu cảm. Đoạn trích này đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du.

0