28/05/2017, 20:05

Phân tích Thương Vợ của Tú Xương

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương để qua đó thấy rõ được nghệ thuật trào phúng xuất hiện trong tác phẩm. Văn học là công cụ hữu ích để phản ánh mọi vấn đề của thời đại, có thể nói nhà văn đóng vai trò là người chiến sĩ trên mọi thời đại, phản chiếu mọi vấn đề của xã hội, trong ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương để qua đó thấy rõ được nghệ thuật trào phúng xuất hiện trong tác phẩm. Văn học là công cụ hữu ích để phản ánh mọi vấn đề của thời đại, có thể nói nhà văn đóng vai trò là người chiến sĩ trên mọi thời đại, phản chiếu mọi vấn đề của xã hội, trong đó bài thơ Thương Vợ là một trong những bài thơ như thế, nó đã tái hiện được cuộc sống vất vả của gia đình Tú Xương. Tú Xương là một trong những nhà văn có nghệ thuật trào ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương để qua đó thấy rõ được nghệ thuật trào phúng xuất hiện trong tác phẩm.

Văn học là công cụ hữu ích để phản ánh mọi vấn đề của thời đại, có thể nói nhà văn đóng vai trò là người chiến sĩ trên mọi thời đại, phản chiếu mọi vấn đề của xã hội, trong đó bài thơ Thương Vợ là một trong những bài thơ như thế, nó đã tái hiện được cuộc sống vất vả của gia đình Tú Xương.

Tú Xương là một trong những nhà văn có nghệ thuật trào phúng nổi bật nhất trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông không chỉ đem lại tiếng cười trào phúng mà nó còn thể hiện được sâu sắc xã hội lúc bấy giờ, xã hội với bao nhiêu khó khăn, bị sự kìm chặt của xã hội phong kiến. Tú Xương là nhà thơ phải chịu nhiều đắng cay trong cuộc đời, gia đình nghèo khổ, con đường công danh thì dang dở.

Thương vợ là một trong những bài thơ thể hiện tinh thần trào phúng của Tú Xương, một tiếng cười sâu cay, chua chat, mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện sự vất vả của người vợ trong tác phẩm, quanh năm ngày tháng phải lao động kiếm sống để lo cho cả gia đình, không có chút thời gian nào rảnh, chỉ vướng bận với cuộc sống của gia đình, sống vất vả, kiếm sống để nuôi năm con. Gia đình đã nghèo nhưng con cũng nhiều, gánh nặng đó đã là rất lớn rồi, nhưng nay còn thêm cả người chồng làm gánh nặng đặt lên vai người vợ là rất lớn:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Với những từ ngữ sâu cay, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều tiếng cười trào phúng, ở khổ thơ đầu tiếng cười đã được đặt ra trong tình huống người vợ phải nuôi đủ 5 con với một chồng, từ đủ ở đây có ý nghĩa đó là thể hiện trách nhiệm phải hoàn thành nó, không phải là 2 mà phải đủ cả 5 con và một chồng nữa, tất cả đều được dựng lên trong một khung cảnh của tác phẩm, với một nghệ thuật trào phúng, làm tăng lên tiếng cười cho người đọc.

thuong-vo-te-xuongThuong vo

Chúng ta còn thấy sự  phê phán sâu sắc đối với người chồng, người chồng vô tích sự không làm được gì để giúp đỡ gia đình, không có ý chí để lo cho gia đình bớt gánh nặng cho vợ, một mình vợ phải chịu đựng cảnh sống vất vả, bon chen buôn bán ở ven sông, hết ngày này qua ngày càng, không có một ngày nghỉ nào, lặn lội thân cò, đó là thân phận nhỏ bé của người vợ, nhưng nay lại là trách nhiệm của người chồng, đáng ra người bon chen kiếm sống, trụ cột nuôi sống cả gia đình là người chồng, chứ không phải người vợ.

Nhưng đối với bài thơ này, thì vợ Tú Xương lại là người vợ tần tảo, vất vả vì chồng con, luôn vất vả làm những điều tốt nhất để có thể nuôi sống toàn bộ gia đình của mình. Gánh nặng đó đặt ra trên đôi vai nhỏ bé của người vợ, không có cách nào có thể giảm đi được:

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!

Duyên phận là do trời cho, chính vì thế tất cả đều âu phận trong trách nhiệm, cũng như mọi việc của gia đình, không quản nắng mưa để nuôi sống gia đình, toàn bộ chúng nằm trong trách nhiệm cũng như phải hoàn thành được nó. Nắng mưa cũng phải vượt qua, không còn cách nào khác, chỉ trách rằng thân phận bạc mệnh, không có phước phận được hưởng cuộc sống an nhàn, bao nhiêu năm bon chen trong thi cử, Tú Xương không làm gì để giúp đỡ được vợ của mình.

Một mình vợ cứ năm này qua năm khác vất vả nuôi chồng và con, không biết giao trách nhiệm cho ai, vừa đóng vai là người vợ, vừa đóng vai là người chồng, không có cách nào làm cuộc sống giàu có cũng như làm cho vợ đỡ khổ hơn. Với những lời than trách trong cuộc đời, tú Xương cũng động lòng trước nỗi khổ, cũng như nỗi vất vả mà người vợ đã dành cho chính mình, và cho cả gia đình, vượt qua bao nỗi vất vả đó.

Thương cho thân phận vợ nhỏ bé, ông cũng phần nào tự trách chính mình vô dụng không giúp được gì cho người vợ của mình, không làm để giúp cho vợ đỡ khổ. Với nội dung phong phú ông vừa ca ngợi người vợ tần tảo của mình, qua đó cũng nói lên sự kìm chặt của xã hội phong kiến, những người nghệ sĩ như ông phải sống một cuộc đời vất vả.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi từng câu chữ mang đậm giá trị trào phúng.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

 PHAN TICH THUONG VO TU XUONG

 PHÂN TÍCH THƯƠNG VỢ TÚ XƯƠNG

 EM HAY PHAN TICH THUONG VO TU XUONG

 EM HÃY PHÂN TÍCH THƯƠNG VỢ TÚ XƯƠNG

NỘI DUNG TRONG THUONG VO TU XUONG

0