24/05/2017, 13:21

Bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút

Đề bài: Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút. Phạm Đình Hổ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng, ông làm quan dưới triều của vua Minh Mạng và rất được đề cao coi trọng. Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy thơ văn nổi tiếng ở đời nên ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút. Phạm Đình Hổ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng, ông làm quan dưới triều của vua Minh Mạng và rất được đề cao coi trọng. Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy thơ văn nổi tiếng ở đời nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn bình luận về việc thi cử được Phạm Đình Hổ nói đến trong Vũ Trung tùy bút.

Phạm Đình Hổ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng, ông làm quan dưới triều của vua Minh Mạng và rất được đề cao coi trọng. Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy thơ văn nổi tiếng ở đời nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực: văn học triết học lịch sử địa lí,…  tất cả đều bằng chữ Hán. Trong số đó có tác phẩm “Vũ trung tùy bút” là một tác phẩm nổi tiếng của ông nói về việc thi cử trong xã hội xưa.

Vũ trung tùy bút như là một quyển sổ tay gi chép lại những thú hay  những ngẫu hứng thi vị từ việc gi chép về những chuyện xảy ra trong lịch sử đến những chuyện nhân vật lịch sử và cả những  thứ lễ nghi phong tục tập quán của nhân dân. Tác giả có một lôi viết ngắn gọn đầy ấn tượng về sự việc và con người, nêu lên những nhận xét sâu sắc, tinh tế với bao cảm xúc, thể hiện một ngòi bút tài hoa, một tấm lòng mang nặng tình người và tình đời. Qua chi tiết này người đọc nới đến một số thể thức thi cử trong xã hội thời Lê để tìm ra và kén chọn nhân tài phục vụ đất nước đồng thời phê phán và châm biếm những tệ trạng bi hài về khoa cử trong chế độ phong kiến đã dần suy thoái.

vu trung tuy but pham dinh ho

Trước tiên ông nới đến chi tiết lịch sử đó la thời Lê lấy thể văn sách luận để thi chọn hiền tài , nhờ đó nhà Lê đã chọn được rất nhiều hiền tài. Ông ca ngợi rất nhiều những bìa văn của các bậc tiền bối thời Lê mà đã giúp cho thời Lê lập được những thành tích đáng khen ngợi và đáng được ngợi ca về kế sách chọn hiền tài cho đất nước một cách khôn khéo nên rất thành công và đáng được ghi nhận và làm theo. Việc đưa ra những luận điểm về thành tựu của các triều đình trước để chúng ta thấy được sự đối nghịch của các thời sau này không biết vận dụng những điểm sáng tạo trong cách chịn nhân tài trong những triều đại tiếp theo.

Dẫn chứng là ngay những triều đại sau đó là đời trung hưng lê  trịnh đã bộc lộ những điểm hết sức yếu kém trong cách chọn nhân tài phục vụ đất nước nhân dân. Càng về hững triều đại sau này thì phép thi hành càng lệch mãi đi không còn theo đường lối khuôn khổ trước đây nữa. Các quan thi hương thi hội trong những dầu văn đầu bài chỉ ra đề những câu văn hiểm hóc để làm cho khó. ". Quan soạn đề thi bài văn chế sách đinh đối do quan đồng tiến sĩ phụng soạn. Vì quan soạn đề thi chỉ đỗ"cuối hàm tam giáp", vì "không muốn cho ai hơn mình" nên cách ra đề "rất hiểm hóc". Vì lí do này mà rất nhiều kì thi không thể lấy được đủ hiền tài phục vụ đất nước. Trong khi đó đất nước ta rất nhiều địa phương nên cần rất nhiều những người có tài để có thể phục vụ các địa phương chăm lo cho nhân dân nhân chúng. Vậy mà mỗi kì thi chỉ chọn ra được có ba người tài thì chỉ có thể bàn chuyện triều chính hay đánh giặc chứ còn nhiệm vụ an dân yên dân phục vụ nhân dân chăm sóc cuộc sống của nhân dân thì lại không được quan tâm để mắt đến.  Triều đình lập ra là để đem lại cuộc sống ấm no hơn vậy mà lại không nắm được tình hình nhân dân không kiểm soát được nhân dân thì há chẳng phải triều đình đó chỉ là triều đình bù nhìn hay sao. Hơn nữa nhân tài đất nước thể hiện sự hưng thịnh của đất nước đó nhân tài càng nhiều thì đất nước càng vững mạnh nhân tài ít thì đất nước suy yếu , Nhân tài chính là nhân tố quyết định sự hưng vong của đất nước. Nhân tài ít thì chứng tỏ đất nước có thể sắp diệt vong đất nước đang lâm nguy. Thi cử (nhất là thi hội) là để kén chọn hiền tài cho quốc gia, thế mà quan ra đề thi có nhân cách kém cỏi, tâm lí hẹp hòi như thế thì làm sao phát huy được đạo học!

Tiếp theo, tác giả còn cho biết thời Lê Trung hưng ngoài các kì thi Hương, thi Hội còn đặt ra khoa Đông các. Thí sinh là quan tam phẩm trở xuống, từng đỗ Đình nguyên, Hội nguyên, Hương, nguyên hoặc đã đỗ đầu khoa có ngự đề tuyển cử. Khoa Đông các là "một khoa đặc cách", thể hiện "ân điển cho người thi đỗ có phần rộng rãi hơn chế khoa tiến sĩ".

Phạm Đình Hổ dùng những lời tốt đẹp nhất ca ngợi Phạm Khiêm Ích đỗ khoa Đông các về vinh quy vì thương hại người hàng tổng bần cùng nên đã miễn cho không bắt chịu phí tổn làm nhà tư thất bằng gỗ lim, ba gian, lợp ngói cho mình nữa. Vì thế, lúc ông mất được dân làng cúng tế mãi. Tác giả nói lên thật thấm thía sự chiêm nghiệm về lẽ đời và tình người: "Xem thế, mới biết cái ơn di ái ở người ta thì người ta vẫn nhớ mãi không quên".

Ông cũng khen ngợi thời Lê Thánh Tông hiền tài đặc biệt được coi trọng được ghi tên trên bang vàng được vinh quy áo gấm về làng được phong cho cấp bậc phong cho cả mẹ ấm cho con cháu. Bên cạnh đó cũng phê phán ngay triều đình hiện tại như làm nhà tư thất hay bắt dân đến phục vụ lễ vinh quy của quan tân khoa.  Có kẻ phải "xoay xở đi vay mượn" để mở yến tiệc khao mừng. Có kẻ "chỉ dòm lấy con gái nhà giàu mà bỏ vợ tao khang". Có kẻ "luồn lỏi đi vay lãi mà kí liều văn khế". Ông nặng lời chỉ trích các sự việc xấu xa ấy và cho rằng đã "tích tệ từ lâu", ông nhắc lại câu nói từ miệng thế để mỉa mai: "Ông nghè đeo nợ, bà nghè mua chồng”. Ông chỉ ra nguyên nhân tất yếu về tệ nạn quan lại tham nhũng, về sự thối nát của chế độ phong kiến thời Lê mạt: "Thói quen ấy tích tệ từ lâu, nên đã có cái tiếng ông nghè đeo nợ, bà nghè mua chồng; như thế mà mong người ra làm quan giữ liêm khiết, không trái phép làm càn, thì sao được". Người làm quan là phải phục vụ nhân dân là cho nhân dân được sung túc no đủ không được để nhân dân chịu uất ức nào. Vậy mà khi chưa làm được gì cho nhân dân thì những kẻ đó đã làm khổ nhân dân khiến nhân dan rơi vào cảnh bần cùng không biết làm thế nào. Những kẻ như thế có được coi là nhân tài cho đất nước hay không. Điều đó cho thấy cách chọn nhân tài còn rất nhiều yếu kém và bất cập của nhân dân cũng như sự hạn chế yếu kém của nhân tài, Ông cũng chỉ ra rất nhiều cảnh ngộ của các quan lại Phạm Tiến đỗ khoa Đinh Sửu bị "triều nghị bắt lỗi ông nghè, đình việc cất nhắc" vì lúc vinh quy "ả nhà giàu cứ tranh đi trước bà vợ cả" nên bị bà vợ cả kiện vào trong triều. Võ Tôn Diễm, Nguyễn Bá Tôn đỗ khoa Nhâm Thìn cũng chỉ vì chuyện lấy thêm vợ lẽ thuộc dòng dõi cao môn lệnh tộc mà xảy ra bao chuyện bi hài, thương tâm. Vợ cả, vợ lẽ của Võ Tôn Diễm "không chịu nhường nhau, mới phân rẽ ra ở làm hai nhà". Vợ cả Nguyễn Bá Tôn "tức giận quá thành chứng điên” vì không đánh đổ được người vợ lẽ!

Như vậy ta thấy được những đặc điểm những điểm rất bất cập trong xã hội thời bất giờ đồng thời cũng thấy được cái tầm nhìn rộng bao quát của nhà văn về xã hội đương thòi một cách rất rõ nét

0