24/05/2017, 14:03

Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc

Đề bài: Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Nếu như Thúy kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du đại diện cho những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh thì người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn lại đại diện cho số phận những ...

Đề bài: Phân tích nỗi buồn của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Nếu như Thúy kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du đại diện cho những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh thì người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn lại đại diện cho số phận những người phụ nữ phải chịu tình cảnh lẻ loi khi có chồng mà chồng lại phải đi đánh trận nơi xa. Tác phẩm chinh phụ ngâm do Đoàn Thị Điểm dịch lại đã thể hiện được nỗi buồn thăm ...

Đề bài: của Đoàn Thị Điểm.

Nếu như Thúy kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du đại diện cho những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh thì người chinh phụ trong chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn lại đại diện cho số phận những người phụ nữ phải chịu tình cảnh lẻ loi khi có chồng mà chồng lại phải đi đánh trận nơi xa. Tác phẩm chinh phụ ngâm do Đoàn Thị Điểm dịch lại đã thể hiện được nỗi buồn thăm thẳm trong lòng người con gái ấy.

Mở đầu đoạn trích là nỗi buồn của người con gái, nỗi buồn ấy là nỗi nhớ chồng. người chồng ở noi biên cương cửa ải còn một mình người con gái bơ vơ lạc lõng:

“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. ”

noi buon cua nguoi chinh phu trong chinh phu ngam khuc

Non Yên kia chính là nơi người chồng xa nhớ của nàng đang chinh chiến. Vậy nên nàng gửi ngọn gió đông kia những tâm tư tình cảm của nàng mong rằng chàng nhận được. Ở đây ta thấy được một tâm trạng buồn thương nhớ nhung của người con gái có chồng đi đánh trận. Đó là một nỗi nhớ chàng thăm thẳm. Có lẽ nỗi buồn ấy sâu sắc lắm nên tác giả mới sử dụng từ “thăm thẳm” để biểu đạt. Cảm xúc ấy nỗi buồn ấy chỉ có nàng mới có thể hiểu được ngoài ra không ai có thể thấu được hết lòng nàng. Thật vậy nỗi nhớ chồng chỉ có thể trải qua mới hiểu được cảm giác nó như thế nào chứ còn không trải qua thì chỉ cảm nhận được một phần nào đó mà thôi. Nàng không cần biết rằng những nỗi buồn những tâm sự của nàng có thể gửi được đến nơi chàng không nhưng nàng vẫn nhờ gió đông gửi hộ. Cái sự ngàn trùng của khoảng cách nàng cũng biết nhưng nàng vẫn muốn gửi.

Chàng ở chiến trận xa xôi mong rằng sẽ hiểu được tấm lòng thiếp ở nơi này. Nỗi nhớ ấy trở thành nỗi đau khi từ “thăm thẳm” lại một lần nữa được cất lên ở câu dưới. Chính vì thế mà nỗi nhớ trở thành nỗi đau và những hạt mưa phùn rơi ngoài trời giống như những giọt nước mắt của nàng thiếu phụ.
Nỗi buồn ấy như thấm nhòa vào cảnh vật. Thật đúng cho câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thúy Kiều kia ở lầu Ngưng Bích buồn cũng nhìn cảnh vật mang những nét đồng điệu với tâm trạng của mình thì ở đây người thiếu phụ ấy cũng nhìn cảnh vật mang những nét đồng cảm với nỗi buồn của mình:

“Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô,
Giọt sương phủ, bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Vài tiếng đế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm,
Hoa đãi nguyệt, nguyệt một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. . .
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau. ”

Sương tuyết những thứ là hiện tượng của thiên nhiên tạo hóa cũng làm cho cảnh vật kia thê lương kì lạ. Động từ “búa” “bổ”, “cưa”, “xẻ” giống như những nhát búa nhát dao đâm vào tim người thiếu phụ ấy. Sương như búa bổ gốc liễu kia mòn hay đang bổ vào lòng nàng người thiếu phụ những vết đau thương nhớ. Hơi tuyết lạnh giá làm cho lòng nàng đã lạnh giờ lại còn lạnh hơn nữa. Nó làm nàng hiện lên một nỗi đau trong lòng. Thế rồi tuyết như là đang cưa xẻ cây ngô, sương như phủ trắng bụi chim gù…Những tiếng kêu vẳng, những âm thanh như làm cho con người thêm phần buồn hơn. Cơn gió kia không thổi nhẹ nhàng hiu hắt mà thổi thốc ngoài hiên. Thế rồi hình ảnh những nguyệt những hoa trùng trùng làm cho lòng nàng thêm đau đớn cô quạnh. Hoa kia như đãi nguyệt, nguyệt thì lồng hoa cho hoa thắm từng bông. Có thể nói qua đó ta tìm thấy được sự chung đôi quấn quýt. Những hoa những nguyệt ấy làm cho người thiếu phụ buồn thương lắm, buồn đến xiết đau hơn.

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của người thiếu phụ xa chồng. Càng thấy được cái sự thật nghiệt ngã của chiến tranh làm cho những đôi uyên ương phải lìa xa nhau mà những người phụ nữ là những người đau đớn nhất. Ta như cảm thương trước những số phận của những con người ấy.

0