31/05/2017, 13:12

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngòi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Đề bài: phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngòi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Cảm ơn bạn Đinh Hoài Thu đã gửi bài viết về cho chúng tôi qua địa chỉ email: nhungbaivanhayvn@gmail.com A. TÌM HI Ể U ĐỀ Đây là dạng đề nghị luận về nhân vật văn học. Mọi yêu cầu của ...

Đề bài: phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngòi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Cảm ơn bạn Đinh Hoài Thu đã gửi bài viết về cho chúng tôi qua địa chỉ email: nhungbaivanhayvn@gmail.com

A. TÌM HIU ĐỀ

Đây là dạng đề nghị luận về nhân vật văn học. Mọi yêu cầu của đề về nội dung và hình thức (dạng bài) của bài viết đều rất rõ ràng.

- về hình thức của bài viết: là bài phân tích nhân vật văn học.

- về nội dung: nêu biểu hiện, phân tích được những đặc điểm tính cách của Phương Định, nhân vật chính trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

B.  DÀN BÀI

I. Mở bài

- Giới thiệu truyện, giới thiệu chung các nhân vật.

- Giới thiệu nhân vật chính.

II. Thân bài

Nêu và phân tích các đặc điểm tính cách của Phương Định.

1. Nêu hoàn cảnh, công việc của nhản vật

Phương Định cùng Nho và Thao - những cô gái thanh niên xung phong- sống trên cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn huỷ diệt củakẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổtrinh sát mặt đường là "đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nỗ và nếu cần thì phá bom" để bảo vệ con đường, cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phân vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Công việc thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Nhưng chính hoàn cảnh gian khó, hiêm nguy này đã làm sáng lên những phẩm chất đáng quý của chị.

2. Trước hết đó là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi hiểm nguy

-     Chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát, còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ - cũng có nghĩa là nó sẽ nỗ bất cứ lúc nào, cũng có nghĩa là đối mặt với thần chết. Nhưng chị vẫn thật bình thản, thậm chí còn thấy thú vị, dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng.

-     Tư thế đàng hoàng, thái độ bình tĩnh, thao tác thành thạo khi phá bom.

-     Có những lúc cũng nghĩ đến cái chết nhưng chỉ "mờ nhạt", còn ý nghĩ cháy bỏng là: "liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?'. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được Phương Định đặt lên trên hết.

3. Trong chị luôn thường trực một tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm

a. Tấm lòng vị tha, luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội.

+ Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.

+ Luôn trìu mến yêu thương bạn bè (cách Phương Định nhận xét về Nho, phát hiện ra vẻ dễ thương: "nhẹ, mát như một que kem trắng" của bạn, việc chị rất hiểu các sởthích và tâm trạng của chị Thao...).

+ Chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương.

b. Ngược lại, chị cũng rất cần sự cổ vũ động viên của đồng đội.

Thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Rất yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.

4. Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của nhân vật này với người đọc là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị.

+ Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư lự. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.

+ Chị hay hát, hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là một "cô gái khá", có 'Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Mắt 'dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng" và được các anh chiến sĩ nhận xét là "có cái nhìn sao mà xa xăm". Chị cócái điệu đàng của một cô gái Hà Nội, nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.

III. Kết bài

-     Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của Phương Định, cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Qua Phương Định, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Đó là những con người:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

                                                (Tố Hữu- Nước non ngàn dặm).

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0