31/05/2017, 13:12

Nhưng suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời qua truyện ngần Bến quê

Đề bài: Nhưng suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời qua truyện ngần Bến quê A . TÌM HI Ể U ĐỀ, TÌM Ý 1. Đây là dạng bài nghị luận về một khía cạnh của truyện ngắn. Trong chương trình Tập làm văn lớp 9, chỉ học nghị luận ...

Đề bài: Nhưng suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời qua truyện ngần Bến quê

ATÌM HIĐỀ, TÌM Ý

1.   Đây là dạng bài nghị luận về một khía cạnh của truyện ngắn. Trong chương trình Tập làm văn lớp 9, chỉ học nghị luận về nhân vật văn học, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tuy nhiên vẫn có thể vận dụng cách thức làm hai dạng bài trên để giải quyết yêu cầu của đề bài này.

2.   Về nội dung nghị luận

Vấn đề cần người viết bàn bạc, đánh giá là Những suy ngẫm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời qua truyên ngắn Bến quê. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của truyện ngắn này. Bởi lẽ đặc điểm của thiên truyện là truyện tư tưởng - nhân vật tư tưởng.

3.   Để thực hiện được yêu cầu của đề, người viết cần làm rõ:

Những suy ngẫm của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời trong truyện Bến quê là gì? Có thấm thìa và chân thành không? Những suy nghĩ ấy chỉ có giá trị với nhà văn, với một số ít người hay có giá trị với tất cả mọi người? Những suy ngẫm ấy được thể hiện ở khía cạnh nào của tác phẩm? Tình huống truyện, những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng...?

B. LẬP DÀN Ý

I. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn. Nêu vấn đề cần nghị luận: truyện Bến quê thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời.

II. Thân bài

1. Thể hiện triết lí giản dị mà sâu sắc về cuộc đời bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống nghịch lí.

- Tình huống nghịch lí thứ nhất:

Nhĩ, nhân vật chính của truyện, người làm một công việc có điều kiện đi đến hầu hết mọi nơi trên thế giới, thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh. Vào cái buổi sáng hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ thì việc ấy với anh khó khăn như phải đi hết cả nửa vòng trái đất và phải nhờ đến sự giúp đỡ của mấy đứa trẻ hàng xóm.

- Tình huống nghịch lí thứ hai:

+ Khi còn khoẻ mạnh, còn làm việc, Nhĩ đi khắp mọi nơi, biết hầu hết các vùng đất trên thế giới, nhưng có một bãi bồi bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà anh thì anh lại chưa hề đặt chân đến và hình như không biết có nó tồn tại. Đến lúc toàn thân bất toại, qua khung cửa sổ giường bệnh, anh mới quan sát và phát hiện ra vẻ đẹp của nó (dẫn chứng).

+ Cũng như đến lúc này anh mới thấm thìa nỗi vất vả, sự tần tảo, đức hi sinh và tình yêu thương của vợ dành cho anh (dẫn chứng).

-     Tình huống nghịch lí thứ ba:

Anh khao khát được đặt chân một lần sang bãi bồi bên kia sông nhưng thời gian của đời anh không còn bao nhiêu nữa, nên anh phải nhờ đến cậu con trai sang đó thay anh. Nhưng không hiểu ý bố nên con trai anh đã sa vào một đám chơi cờ thế trên hè phố và bò lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày (dẫn chứng).

2. Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến nhận thức về cuộc đời:

+ Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta.

+ Tuy nhiên suy ngẫm sâu sắc, mang tính trải nghiệm cả đời người là "con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình". Sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi của quê hương, gia đình như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời có khi ta mới cảm nhận thấm thìa được. Vì vậy cần phải trân trọng giữ gìn khi còn chưa muộn

III. Kết bài

Tổng kết về những giá trị của tác phẩm.

- Bến quê chính là bến đỗ của mỗi con người. Vì ở đó có những cái gần gũi thân yêu nhất. Hãy biết trân trọng, giữ gìn dù ta có đi bốn phương trời.

- Ngoài giá trị chung đã nêu trên, có thể nêu những tác động của tác phẩm đến cá nhân người viết như thế nào. Chẳng hạn như người viết khi đọc tác phẩm đã chợt nhận ra mình cũng đã có những phút chùng chình, vòng vèo như thế nào. Hoặc đã thờ ơ trước những vẻ đẹp, những tình cảm gần gũi như thế nào?...

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0