25/05/2017, 01:08

Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Văn mẫu lớp 11

Đánh giá bài viết Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội Trong làng văn học nước nhà trước cách mạng tháng tám, đã để lại biết bao cây bút với những tác phẩm để đời,nhưng trong số những cây bút ...

Đánh giá bài viết Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội Trong làng văn học nước nhà trước cách mạng tháng tám, đã để lại biết bao cây bút với những tác phẩm để đời,nhưng trong số những cây bút đó nổi trội hơn cả đó là cây bút mang tên Nam Cao.Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn, nhân đạo cao ...

Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội

Trong làng văn học nước nhà trước cách mạng tháng tám, đã để lại biết bao cây bút với những tác phẩm để đời,nhưng trong số những cây bút đó nổi trội hơn cả đó là cây bút mang tên Nam Cao.Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn, nhân đạo cao cả,ông đã viết lên tác phẩm “Đời Thừa”, khắc họa thành công những nhà tri thức đương thời.

Trong tác phẩm ,Nam Cao đã khắc họa nhân vật Hộ nghèo nhưng anh lại có tình yêu văn chương tha thiết .Nhưng cuộc sống không cho phép sự nghiệp văn chương của Anh phát triển ,mà anh đã phải giằng xé nội tâm giữa một bên là sự nghiệp văn chương và một bên là vợ trẻ con thơ.Đây cũng chính là tấn bi kịch của những nhà trí thức trước cách mạng tháng tám.

Hộ là một nhà văn có tinh thần trách nhiệm, anh mong muốn mang lại ánh sáng cho sự nghiệp văn chương của nước nhà,nhưng lại vì nỗi lo cơm áo gạo tiền mà anh không thể theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.Nhiều lần anh đã nghĩ tới việc từ bỏ những nỗi lo toan của cuộc sống đời thường để tiếp tục sự nghiệp văn chương nhưng anh không thể ,nhưng anh không thể quay lưng lại với vợ con. Hộ muốn tỏa sáng với nghệ thuật nhưng cuộc sống đã ghì sát anh với những lo toan vụn vặt của cuộc sống.Chính vì thế nó đã khiến anh phải giằng xé nội tâm quyết liệt.

Trước hết “Đời Thừa” Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hộ với tấn bi kịch về văn chương.Đối với anh nghệ thuật là tấ cả ,là trên hết ,nó quan trọng hơn tất những cái đời thường ,kể cả đói rét cũng không có ý nghĩa gì đối với gã trẻ tuổi say mê nghệ thuật như Hộ.đối với Hộ cả đời anh chỉ ước mơ viết được một tác phẩm để đời ,” làm mơ những tác phẩm ra cùng thời”.Khát khao của Hộ đó là anh phải giành được giải Nobel làm sáng danh rạng rỡ nước nhà.Đồng thời Hộ cũng có quan niệm văn chương rất đúng đắn ,với anh sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện .Đúng vậy “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo những khuôn mẫu cho sẵn “,mà “ văn chương cần khơi những nguồn chưa ai khơi,sáng tạo những gì chưa có”,quan niệm văn chương của anh thật đúng đắn và lớn lao.Thế nhưng ước mơ đó,khát khát đó nào có thực hiện được,cuộc sống đâu phải lúc nào cũng như mình mong muốn ,nó nghiệt ngã và phũ phàng hơn nhiều ,nhất là trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng tám, cuộc sống quá khó khăn ,gò bó  không cho phép con người sống theo ý mình,nó khiến con người ta rơi vào tình trạng bế tắc ,khốn cùng ,khiến người ta phải lựa chọn giữa cái thực tế cuộc sống và ước mơ cho tương lai.Đối với Hộ cũng thế ,anh đã phải lựa chọn giữa sự nghiệp văn chưa và vợ con đang chờ anh biết bao thứ phải lo.Trước cuộc sống như thế ,anh đã viết những gì,anh đã phản bội lại lý tưởng và ước mơ của của mình ,anh đã “cho in những cuốn văn viết vội”và”gợi những tình cảm rất nhẹ ,rất nông trên một thứ văn quá ư bằng phẳng và dễ dãi’,để rồi lúc anh ngồi đọc lại thì chính anh cũng không thể tin nổi đó là do anh viết ,”nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối ,nghệ thuật là tiếng kêu đau khổ từ những kiếp lầm than”,nó không phải là ánh sáng xanh huyền ảo ,cũng không phải là cái gì đó quá xa xôi,mà nó chính là thực tế của cuộc sống hàng ngày.Hộ không mơ mộng về công danh ,anh chỉ mong viết được tác phẩm để đời thế nhưng anh lại không làm được,”vì cơm áo không đùa với khách thơ”(Xuân Diệu).Làm sao anh có thể viết được khi trong đầu anh toàn những toan tính từ những chi tiêu nhỏ nhặt nhất trong gia đình anh ,anh chỉ có thể cho ra đời những tác phẩm “rẻ như bèo”.

Bi kịch giấc mộng văn chương đã quá đau khổ ,đẩy anh vào hoàn cảnh phải làm ngược với lý tưởng của mình ,tuy nhiên anh lại thuận với gia đình cuộc sống thực tế.Chính những tác phẩm viết vội vã ,không có trách nhiệm đó đã nuôi sống vợ con anh và cả chính anh trước hoàn cảnh sắp chết đói của gia đình anh.Có lẽ đây được coi là lý do duy nhất để anh không bị xem là “Đời Thừa” ,anh đã cưu mang từ một cô gái đáng thương bị tình nhân ruồng bỏ với đứa con trẻ thơ mới sinh xong,đó chẳng phải là người có tình yêu thương yêu ,người có tấm lòng cao cả hay sao . Dám vứt bỏ cả sự nghiệp hoài bão của mình để gánh trên vai nỗi lo cơm áo gạo tiền ,những thứ mà trước kia anh không bao giờ nghĩ tới .Thế nhưng cũng chính anh viết đi chính phần người còn lại của anh ,anh đã tìm đến rượu ,lúc nào anh cũng say trong men rượu rồi về anh lại chửi vợ ,nhưng những lúc tỉnh anh lại hối hận khi nhìn thấy Từ .Chính cái xã hội bất công và tàn nhẫn lúc bấy giờ đã đẩy anh tới mức “khốn nạn” của cuộc sống ,là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.

Nam Cao đã khắc họa một nhà văn đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau của cuộc sống ,của sự giằng xé nội tâm.Giữa một bên là sự nghiệp văn chương mà anh từng mơ ước rất nhiều và một bên là Từ ,một người vợ đảm đang ,ngoan hiền mà anh đã cưu mang .Đây cũng chính là hình ảnh những nhà trí thức của nước ta lúc bây giờ.Qua đây Nam Cao ca ngợi tình yêu thương ,bảo vệ cho những kiếp sống đáng thương ,lâm than đã phải đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình.Nam Cao đã làm đúng tư tưởng “Văn học là nhân học”,ông đã tôn lên vẻ đẹp qua những tác phẩm để đời của mình ,đồng thời thay họ đứng lên lên đấu tranh về quyền sống,ước mơ cao đẹp.

Qua nhân vật Hộ trước tấn bi kịch của mình ,Nam Cao  đã góp phần nào đó phản ánh cuộc sống hiện thực lúc bây giờ.Cái kết của Chí Phèo là cùng Thị Nở ở lò gạch nhưng không biết kết quả cuối cùng có Chí Phèo con ra đời hay không và cũng không ai biết sau tiếng nấc ,tiếng khóc của Hộ thì cuộc sống của anh sau này có hạnh phúc hay không một cái kết mang đậm nét Nam Cao nhân văn, nhân đạo.

Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 2

Đời thừa đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 490 ngày 4 – 12 – 1943, là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao có đề tài về người trí thức nghèo. Với ngòi bút phân tích tâm lí thật sâu sắc, Nam Cao đã phản ánh chàn thật cảnh nghèo khổ, bế tắc của nhân vật trung tâm: văn sĩ Hộ. Ta hãy phân tích nhân vật Hộ để chứng minh nhận định:  ‘Văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng nhưng sống túng quẫn trong xã Hội cũ ‘.

Trước hết Hộ là một nhà vân biết tự trọng, có ý thức sâu sắc về nghề vãn, nên viết thận trọng. Vì Hộ quan niệm rằng:  ‘Sự cẩu thả trong bât cứ nghề gì củng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong vãn chương thì thật là đê tiện. Cho nên hắn dọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán‘.

Cũng là một nhà văn có ý thức sáng tạo, Hộ cho rằng,  ‘văn chương chí dung nạp những người biết dào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn

chưa ai khơi và sáng tạo những gì mình chưa có…‘ Cho nên anh đã từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương và vì nó, Hộ có thể hi sinh tất cả.  ‘Nghệ thuật là tất cả‘ nhưng không phải sa vào quan điểm  ‘nghệ thuật vị nghệ thuật ‘ thoát li đời sông. Đây chính là niềm say mê quên mình vì lí tưởng nghệ thuật, vì sự nghiệp văn chương chân chính thấm đẫm tình nhân đạo, như niềm mơ ước của Hộ;  ‘Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển đó sẽ ăn giải Nôben… ‘ Đó là một tác phẩm văn chương  ‘chứa dựng được một cái gì to lớn, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn ‘. Đây cũng không phải là sự thèm khát hư danh, mà xét cho cùng, chính là niềm khao khát tự khẳng định trước cuộc đời của một cá nhân có ý thức về mình, về giá trị cuộc sống cuộc đời mờ nhạt, bị lãng quên.

Tuy nhiên, dù rất say mê văn chương nhưng Hộ cũng dễ cao hứng bất đồng vì chuyện văn chương. Sau mỗi lần lãnh tiền ở tòa soạn định mua thức ăn ngon một bữa cho lũ con đói khát, nhưng khi nghe bạn bàn về một tác phẩm văn chương. Hộ bốc lên, vào quán rượu cùng bạn bè, tiêu sạch tiền, say sưa rồi hối hận… Hộ vừa chủ quan, kiêu ngạo, vừa bi quan, thiếu tự tin;  ‘Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình ? ‘. Khi chán nản,  ‘hắn thừ mặt ra, như một kể phải đi đày… Thôi thế là hết! Ta đã hỏng đứt rồi ‘.

Như vậy, văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết tài năng. Nhưng Hộ phải sông túng quẫn trong xã Hội cũ. Cái xã Hội cũ mà Hộ đang sông chính là cái xã Hội nước ta dưới chế độ thực dân tù đọng, bế tắc đã đày đọa con người trong khôn cùng, đã vùi dập những ước mơ tốt đẹp của con người. Tấn bi kịch của một người trí thức nghệ sĩ nghèo luôn giằng xé nội tâm Hộ. Ước mơ đẹp đẽ của anh phải luôn đối đầu với sự nghèo khó, cực nhục, với gánh nặng cơm áo, gia đình. Cái hoài bão lớn mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường từ ngày còn trẻ đã không thực hiện được, chỉ  ‘vì những bận rộn tẹp nhẹp, vô ý nghĩa của cả một gia đình phải chăm lo‘. Hộ không còn cách nào khác là phải kiếm cho ra tiền. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Điều đau đớn và nhục nhã của Hộ là cứ  ‘viết toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bàng phang và quá ư dễ dãi ‘.

Sự túng quẫn đã giày vò Hộ đến cực điểm,  ‘Hắn trở nên cau. có và gắt gỏng… Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng dứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vẳng đi ra phố, vừa di vừa nuốt nghẹn‘. Nhiều lúc, nỗi đau khổ, thất vọng làm anh trở nên u uất. Hộ đến quán rượu đê tìm sự quên lãng. Trong cơn say, Hộ lại trút nỗi uất hận vào vợ con mà có lúc anh tưởng là nguyên nhân trực tiếp của tình cảnh bế tắc của mình. Rồi khi tỉnh rượu, nhỞ lại những hành vi thô bạo, tồi tệ của mình, Hộ vô cùng hối hận, tự xỉ vả mình là  ‘một thằng… khốn nạn ‘.

Cái vòng lẩn quẩn vì nghèo túng nên viết cẩu thả để kiếm tiền rồi tự giày vò, làm khổ vợ con, lại hối hân, đau khổ… đã thể hiện bi kịch đời sống của nhân vật. Đời thừa đã đặt ra vấn đề sông còn của nghệ thuật: số phận của nghệ thuật chân chính với lí tưởng nhân đạo cao cả đối mặt trước thử thách nghiệt ngã của sự khôn cùng, của nợ áo cơm mà người sáng tạo nghệ thuật phải gánh chịu.                                 *

Diễn tả quá trình phát triển tâm lí thật tinh tế, khám phá những ngõ ngách kín nhất của tâm hồn con người bằng giọng văn miêu tả, tự sự lạnh lùng có sắc thái khinh bạc chuyển sang giọng trữ tình sôi nổi, thiết tha, Nam Cao đã xoáy sâu vào tẩn bi kịch của một nhà văn nghèo trong xã hội cũ qua truyện ngắn Đời thừa. Tác phẩm còn toát lên lời kết án cái xã hội nặng nề ngột ngạt đã tước đi giá trị của cuộc sống, phá hoại nhân cách của con người, nhất là người trí thức nghệ sĩ có hoài bão cao đẹp, muốn sống tử tế và muôn cống hiến cao nhất cho xã hội.

Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 3

Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc gặp bi kịch của kiếp “tài hoa bạc mệnh”, ở Chí Phèo của Nam Cao, là bi kịch của những khát khao lương thiện và cũng với Nam Cao ta gặp ở Đời thừa, tấn bi kịch tinh thần của người trí thức. Đời thừa bộc lộ rõ nét “tư tưởng nhân đạo mới mẻ độc đáo của nhà văn lớn Nam Cao”.

Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa là bi kịch của một nhà văn – một trí thức giữa “cơn bể dâu” của cuộc đời, giữa một xã hội “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức”, cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực.

Có thể nói bi kịch đầu tiên trong tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Hộ đã đặt văn chương lên trên hết: Văn chương dường như là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muôn trở thành nhà văn chân chính – nhà văn viết “mở hồn đón lấy những vang vọng của đời”. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại. Nó nói được những cái “lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Isĩó làm cho người gần người hơn”. Và nhất định anh sẽ giật giải Nôben! Đó là cuôn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của anh. Nó sẽ làm rạng danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ chính đáng! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước vào con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ đẹp, và khát vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ xác định đúng con đường cho mình – xác định đúng tư tưởng cho mình.

Anh không sa vào những mơ mộng về nghệ thuật – nghệ thuật là “ánh trăng huyền ảo” (như Điền trong Trăng sáng). Anh thấy ánh tráng của nghệ thuật biết “làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa”. Quan điểm của anh đúng đắn lắm! Tư tưởng của anh tiến bộ lắm! Thế nhưng trong sáng tác của mình anh đã viết những gì? Anh đã cho ra đời những sáng tác như thế nào? Anh không hướng nghệ thuật vào “thứ văn chương của bọn nhàn rỗi”, anh không viết để cho những cô gái áo xanh, áo đỏ tha thướt đọc, nhưng anh viết những gì từ khi anh bắt tay vào sáng tác? Chao ôi! Thực tế có phải bao giờ cũng chiều theo khát vọng đâu! Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết phải “dỏ mặt” xâu hổ. Anh giận dữ với chính anh. Anh khinh ghét những tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ văn chương quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Dường như anh hoảng hốt, anh ngạc nhiên trước những bài viết của mình mới ra đời. Anh dằn vặt ghê gớm. Anh muôn nhưng có phải bao giờ ý muốn cũng thành sự thật đâu! Và đó chính là cái bi kịch của anh – bi kịch của một đời viết văn – bi kịch của một người hiểu mình biết mình phải làm gì và đành lựa bút theo những điều mà mình chẳng hề muôn. Tôi cảm thấy cái đau đớn khủng khiếp tự chôn sâu thẳm của tâm hồn anh. Một cái gì đó bỗng chổc sụp đổ trong anh. Đấy chính là sự sụp đô của một khát vọng đẹp và chân chính.

Anh phải viết ẩu như thế, bôi bác như thế cũng chính là vì những ràng buộc cua “áo cơm”. Chao ôi! Giá như anh được bay nhảy với những giấc mơ ấy!

Nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Anh còn vợ và một đàn con nhỏ. Kiếp người với bao toan tính bộn bề níu kéo anh, không cho anh bay lên cùng với những giấc mộng đời trai trẻ. Chính nỗi lo âu tiền bạc đã buộc anh viết những bài trái với lương tâm và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những tính toán về giá cả sinh hoạt, về bữa ăn hàng ngày… thì đâu còn chỗ cho văn chương nữa. Anh phải viết thật nhanh, thật nhanh để người vợ, đàn con và chính anh khỏi chết đói! Giá như anh cứ bỏ vứt cái mộng văn chương thì chắc đời anh chắng khốn khổ đến thế! Nhưng anh cần nghĩ tới tác phẩm của anh – các tác phẩm cho toàn nhàn loại nên anh lại càng đau đớn! Nước mắt anh không chảy nhưng đớn đau thì chồng chất tập trung 'hơn. Chao ôi! “Đau đớn thay cho những kiếp sông muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” – (Sống mòn). Đó chính là bi kịch của cuộc đời viết văn của anh – bi kịch của những giấc mộng văn chương chính là ở chỗ đó! Và tưởng như giấc mộng văn chương ấy chính là điều day dứt trong anh mãi không thôi.

Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết những dòng đầy xúc cảm đến thế! Dường như những day dứt trong cuộc đời ông – cuộc đời văn sĩ khô’ ải – đã nhập vào những suy tư của Hộ, đả nhập vào tấn bi kịch tinh thần của HỘ. Có người nói Hộ chinh là hình ảnh của nhà vần Nam Cao thời kì trước Cách mạng. Tôi không hoàn toàn nghĩ thế. Nam Cao đả có thể bị cơm áo ghì chặt nhưng hơn hẳn Hộ; ông đã biết vượt lên trên những lo toan ấy đề biến giâc mơ thành sự thật. Ong đã viết những lời văn hay nhất, đẹp nhất về cuộc đời về những kiếp lầm than và chắc chắn Nam Cao không phải đỏ mặt khi thấy tên mình sau những tác phẩm như Chí Phèo, Đời thừa… Bởi đó chính là giấc mơ văn chương nảy nở. Có thể tự tin mà nói rằng với Đời thừa, Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của mình khi viết những dòng bi kịch về Hộ. Kinh nghiệm và những vón sông đã cho ông viết những điều có sức rung động, lay chuyến lòng người đến thê! Đó chính là nhờ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Nhân đạo ở chỗ ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của HỘ, nhân đạo ở chó cảm thông sâu sắc với người trí thức… Và có viết được những dòng như thế cũng là nhờ tư tưởng nhân đạo “mới mẻ” độc đáo của Nam Cao. Qua bi kịch tinh thần đầu tiên này của Hộ, Nam Cao đã bộc lộ được sự thông cảm, trân trọng bao kiếp người lao khổ trong cuộc đời này. Và phải chăng tư tưởng ấy đã kế thừa được cha ông lòng nhân đạo truyền thống. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ tưởng như lãnh dam, thờ 0 chính là một trái tim nhiệt thành, sôi nỗi – một trái tim tình nghĩa.

Bi kịch đầu tiên của cuộc đời nhà văn Hộ và đó cũng là nguyên nhân cho bi kịch thứ hai — bi kịch của một con người. Giấc mộng văn chương qua những bài vàn viết ẩu. Thê nhưng Hộ vẫn còn một chút an ủi. Đó chính là cuộc sống, sự tồn tại của vợ con anh. Anh chưa thực hiện được khát vọng của mình — anh chưa viết được cuôn tiểu thuyết cùa đời anh, nhưng anh nuôi đủ vợ con. Anh đã kéo dài được sự tồn tại của gia đình anh. Và đó có thể coi là việc làm hữu ích. Đó cũng là an ủi cho cái Đời thừa của một nhà văn. Thế cũng đáng an ủi lắm chứ!

Vì anh là người đặt “tình thương” lên hàng đầu, lẽ sông của anh là tình thương. Tình thương là trên hết. Chính trong lời khẳng định về tác phẩm “ca tụng lòng thương, lòng bác ái, sự công bình”. Trong văn chương, anh muôn ca ngợi tình thương và trong cuộc đời thực tình thương là tất cả. Chính vì lẽ sống tình thương của mình, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi những tủi nhục khi một mình trơ trọi với đứa con không cha. Những giọt nước mắt của Từ và bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muôn khóc cho đến khi '‘bao nhiêu xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng gặp anh, tình thương của anh đã tỏa rạng đến giúp họ thoát khỏi những đớn đau. Một người dám bỏ cuộc đời bay nhảy của tuổi xuân để nụôi nấng vợ con chẳng là người dũng cảm lắm sao! Chính tình thương – lẽ sống tình thương đã khiến anh làm việc ấy. Anh cao đẹp quá! Đời anh không phải là Đời thừa với gia đình nhỏ của anh. Anh đau khố vì tên anh cứ “lu mờ dần sau những cái tên khác mới xuất hiện rực rỡ” nhưng với Từ và đàn con – anh là biểu tượng sáng chói của tình thương. Tình thương ấy là rất đáng trân trọng. Trong một xã Hội rác rưởi “chó đểu” như thế, hành động của  anh chẳng là một hành động tốt đẹp hiếm hoi hay sao? Thê nhưng anh cũng chẳng giữ được trọn vẹn các lẽ sông cao quý ấy của mình nữa. Quá là một sai lầm khi anh kết luận: nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đô các giấc mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Anh cạn nghĩ quá! Đó không phải hoàn toàn là lỗi vợ con anh. Thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến anh tìm niềm vui trong men rượu. Anh muôn quên, quên đi tất cả.

Anh không say trong men tình ái, trong khúc nhạc đong đưa., mà say khủng khiếp trong men rượu. Chính anh cũng không hiểu tại sao anh vồ được đến nhà. Anh chỉ biết anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi chân tay rã rời. Men rượu “chết tiệt" ấy chính là cái trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất hiện. Rượu đã khiến anh trỞ thành kẻ vô học, rượu đánh đồng loạt những cái xấu, người tốt, kẻ giàu, người nghèo trong những cơn say. Khi say, ai cũng như ai hết! Men rượu của anh không giúp anh có được cái tình của Chí Phèo giúp hắn hướng về cái thiên lương. Men rượu đã khiến anh trở thành một kẻ tiếu nhân vô học. Anh đã vi phạm lẽ sông tình thương của mình. Anh đã đánh vự con anh như một kẻ vũ phu. Vâng, chính lúc đó anh là kẻ vũ phu. Anh đã đánh đập người vợ tận tụy của mình không biết bao nhiêu lần nữa mà kể. Anh đã chí mặt Từ mà quát mắng:

“Cả con mẹ mày nữa củng đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả, tất cả trong say. Sao mà tai hại quá! Anh đã vi phạm lẽ sông của mình, vi phạm cái tốt đẹp – cái phần “người” vô cùng cao đẹp tưởng còn được an ủi bởi anh đã giữ trọn lẽ sông tình thương của mình. Ai ngờ, cuộc sống cũng không cho phép anh thực hiện được điều đó. Thế mà may, chính cái lẽ sống ấy anh cũng chà đạp nốt. Anh – cuộc sống đời anh quả là “đời thừa”. Bi kịch đầu tiên là bi kịch của những giấc mộng văn chương nên cái “thừa”

không còn quá nhiều đau đớn như bi kịch này, bi kịch mà kế tục là cái “thừa” ấy của anh đã được thể hiện đầy đủ. Anh đã động đến phần cao quý nhất. Đó là bi kịch tinh thần của một con người mà đau đớn thay, đó lại là con người ý thức phẩm giá nhân cách của mình nhiều nhất! Ở bi kịch trước, cái mặc cảm tội lỗi trong anh rất lớn vì anh là một nhà văn. Nếu Chí Phèo chỉ gieo rắc tội lỗi của hắn cho dân làng Vũ Đại, anh giáo Thứ chỉ truyền thụ sự chán nản lên đầu học sinh thì anh – anh gieo những “tình cảm rất nhẹ, rất nong” những tình cảm quá ư tầm thường ấy và bao nhiêu độc giả. Sự nhiễm hại ấy lớn hơn. Dù thế bi kịch thứ hai này – bi kịch của một người mặc cảm tội lỗi còn lớn hơn nhiều. Với tư cách của một nhà văn đã gây ảnh hưởng đến người đọc từ những bài văn viết lấy lợi nhuận. Với tư cách của một con người, anh đã gây ra những điều ghê gớm hơn. Xã Hội này đã quá nhiều, quá thừa những cái xâu. Anh cô giữ tốt đẹp trong mình thế mà anh cũng phá hỏng nốt. Mặc cảm mà anh còn vi phạm thì chắng còn gì nữa cả. Bi kịch này của anh, lớn hơn gấp bội bi kịch kia bởi lẽ sống tình thương, chỗ dựa của bao giá trị phẩm giá khác đả sụp đổ.

Bi kịch này khủng khiếp và hoàn toàn không có lối thoát và dường như nó bao trùm thành bi kịch của cả đời anh – một Đời thửa. Anh đố lỗi tất cả cho gia đình, nhưng tất cả là tại anh. Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng, bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa chính từ xã Hội đương thời. Chính cái xã Hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sông tình thương của mình. Nguyên nhân ấy có lẽ anh không hiểu được – nguyên nhân của xã Hội thực dân nửa phong kiến – nguyên nhân mà ngày ấy, người ta đã nhận ra. Anh chưa tìm được lối thoát cho sự bô tắc. Đó là cái bê tắc của thời đại mà anh sống.

Nhưng đó phải chăng là nét hạn chế trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao? Ong đã biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã biết thông cảm với những nỗi khô của họ nhưng chưa đề ra được lối thoát cho họ. Nhưng những “tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Độc đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người – tình người nồng đượm bao la đằng sau lôi viết văn tưởng như dứng dưng lãnh đạm.

Ngày nay cuộc đời đã được đổi thay. Lớp văn sĩ thoát được dù là một phần của nỗi lo toan “cơm áo” không còn những bi kịch tinh thần như Hộ nữa. Nhà vàn ngày nay được ưu đãi hơn. Chúng ta không thể quên thời kì mà người trí thức văn nghẹ sĩ mang những bi kịch tinh thần.

Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao đã khiến cho nhân vật dù qua bao tháng trầm vẫn đứng vững với tư cách một con người chân chính.

Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao – Bài làm 4

Thời kỳ văn học 1930-1945, không ai vượt được Nam Cao trong việc mô tả tấn bi kịch của người trí thức, nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Chỉ xét riêng một truyện ngắn Đời thừa (in lần đầu tiên vào cuối năm 1943), ta cũng có thể nhận ra tấn bi kịch ấy với bao nghịch cảnh, bế tắc, xót xa.

Hộ, nhân vật chính của Đời thừa, là một nhà văn có tài và đầy tâm huyết. Người đọc có thể nhận ra ở Hộ nhiều nét tự truyện của chính Nam Cao. Hộ đã từng viết được những tác phẩm có giá trị, được bạn bè cùng giới viết văn và người đọc yêu mến, cổ vũ. Nhưng, không muốn dừng lại ở bất kỳ chặng nào của thành công, không bao giờ mãn nguyện với những gì đã được viết ra. Hộ luôn luôn khao khát vươn tới cái tận thiện, tận mĩ của nghệ thuật. Hộ thèm khát nghĩ đến một tác phẩm “nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”.

Hộ dốc lòng phụng sự nghệ thuật. Với Hộ, nghệ thuật là tất cả,là trên hết, niềm đam mê nghệ thuật cao nhất, loại trừ hết mọi đam mê khác. Công việc hàng ngày của Hộ chỉ còn có hai thứ: đọc và viết, không viết thì đọc, không đọc thì viết; đọc để càng hoàn thiện thêm cây bút của mình, đọc để thưởng thức cái đẹp chân chính, cái đẹp cao thượng của văn chương nghệ thuật; viết để sáng tạo, để thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của mình về văn chương thế sự. Đọc và viết, Hộ quên tất cả cuộc đời nhỏ nhen, quên tất cả những khó khăn, nghèo túng của một nhà văn nghèo. Trong cách nhìn của Hộ, cả cái nghèo túng ấy cũng là một nét đẹp, cái đẹp của một nhà văn, một con người quên mình vì văn chương, nghệ thuật.

Hộ (và cả Nam Cao nữa) có là một nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật” không? Không. Bởi với Hộ, nghề văn thật là một nghề cao đẹp trong đời, là một nghề có ý nghĩa phục vụ con người, phụng sự nhân loại ở mức độ cao. Nó làm cho con người trở nên phong phú hơn, cao thượng hơn, nhân ái và độ lượng hơn, gần gũi nhau hơn. Hộ tự đòi hỏi cao và không bao giờ tự bằng lòng về mình, vì cái đẹp, sự tuyệt đối của nghệ thuật, đồng thời cũng vì một ý thức trách nhiệm cao đối với người đọc, đối với nhân loại mà Hộ phụng sự. Đối với Hộ, đưa ra cho người đọc một tác phẩm mờ nhạt, nông cạn, hơn nữa, lại viết cẩu thả, là một việc làm thiếu lương tâm, tệ hơn nữa, đó là một sự lừa gạt. Không muốn chỉ làm “một người thợ khéo tay” trong nghề văn. Hộ muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. Cuộc đời mà sống với những hoài bão như của Hộ, luôn phấn đấu để vươn tới, để hoàn thiện, luôn nhìn thấy mối mâu thuẫn giữa điều đã làm được và điều đáng phải làm được, luôn cố gắng để xoá bỏ sự mâu thuẫn giữa điều mình đang có và cái mình phải có, phải vươn tới; nguyên chừng ấy thôi đã đủ để cho người ta không yên, đã đủ để người ta phải sầu khổ, nhiều khi cảm thấy đổ vỡ. Nhưng không chỉ có thế, tấn bi kịch của Hộ còn lớn hơn nhiều!

Là một người tôn thờ cái đẹp, cái cao thượng trong văn chương, Hộ cũng muốn sống đẹp trong tư cách một con người. Và Hộ đã có một hành động đẹp, tuyệt đẹp của lòng nhân ái. Hộ đã cứu danh dự của Từ, cứu sống đời Từ, cưu mang Từ đúng vào lúc Từ cần đến những điều ấy nhất. Trong tư cách một người chồng, một người cha, Hộ muốn Từ và các con mình hạnh phúc, ít nhất là không khổ, không đau khổ. Nhưng Hộ đã làm được những gì? Từ càng ngày càng khổ, càng gầy gò, xanh xao vì thiếu thốn, đói khát. Các con Hộ thì càng nheo nhóc, tật bệnh. Nguyên chỉ nhìn thấy cái cảnh ấy cũng đã đau khổ rồi, đầy bi kịch rồi, bi kịch của một người muốn làm điều tốt, muốn hạnh phúc cho người khác mà không sao làm được.

Tuy nhiên bi kịch chính của Hộ là ở chỗ này: mối mâu thuẫn giữa khát vọng của một người nghệ sĩ với ước muốn làm một con người tốt đẹp. Để có tiền có thể nuôi vợ nuôi con (dầu chỉ có mức độ thiếu đói), Hộ phải viết vội những tác phẩm mà ngay khi biết ra xong, chính Hộ đã thấy chán. Hộ phải chống lại ngay chính mình, vi phạm ngay những tiêu chuẩn mà Hộ đặt ra cho mình trong tư cách nhà nghệ sĩ. Viết văn để kiếm tiền, viết vội, viết cẩu thả, đó là điều không thể tha thứ, không thể bào chữa được, đối với Hộ. Nhưng để làm một người nghệ sĩ chân chính ư ? Thì Hộ phải bỏ mặc vợ con, thậm chí tàn nhẫn với vợ con. Nhưng như thế, với Hộ, lại là hèn nhát, là vô lương tâm, cũng không thể tha thứ được. Hộ đã chẳng từng nêu như một tiêu chuẩn sống là gì: Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Hộ không thể chọn lấy một trong hai con đường: hi sinh nghệ thuật để làm một người chồng, người cha tốt, hoặc vì cái đẹp tối thượng của nghệ thuật mà hi sinh phần con người, làm một con người nhẫn tâm, vô trách nhiệm. Cả hai thứ trách nhiệm ở Hộ đều được ý thức rất cao. Hộ không có quyền, và không thể chọn lấy và hi sinh bất kỳ phần nào. Tấn bi kịch thường xuyên dai dẳng của Hộ chính là ở đó. Trên cả hai phương diện trách nhiệm, Hộ đều cảm thấy mình làm được ở mức tồi nhất. Vì thế mà Hộ luôn luôn lên án mình, tự xỉ vả mình. Tấn bi kịch ấy trở thành một chứng u uất trầm kha nơi Hộ, có những lúc đã bộc phát lên. Những lúc ấy, những lúc say rượu, Hộ đã chọn lấy một, đã muốn tìm một giải phóng cực đoan nhất. Nhưng rồi tỉnh cơn say, tình thế vẫn vậy, cái vòng lẩn quẩn vẫn vậy, xem chừng lại nặng nề, bi đát hơn.

Đời thừa kết thúc bằng một lần tỉnh rượu của Hộ sau một cơn say (trước đó đã bao nhiêu lần như thế?), Hộ khóc trước cái dáng nằm ngủ khổ sở của Từ, trong vòng tay gầy yếu của Từ. Cả Từ cũng khóc. Hộ khóc vì hối hận đã tệ bạc, đã tỏ ra thô bạo với Từ. Nhưng nguyên nhân chính, hẳn Hộ đã khóc cho nỗi đau của mình, khóc vì cái bế tắc của đời mình, khóc sự tan vỡ thảm thương của hoài bão to tát và đẹp nhất của mình. Rồi cả Từ nữa, Từ cũng khóc vì cô đã mơ hồ nhận ra điều đó.

Đời thừa có phải là tấn bi kịch muôn đời của người trí thức? Người ta có thể vừa sống với hoài bão lớn lao hiến dâng cho sự nghiệp, vừa sống với phần con người tốt đẹp của mình không? Được lắm chứ. Thế thì nguyên nhân bi kịch của Hộ ở đâu? Chính là ở sự bế tắc chật hẹp của đời sống. Cái vòng lẩn quẩn mà xã hội đã khép chặt lại trên thân phận người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đặc biệt xã hội Việt Nam thời kỳ 1930-1945.

Nam cao, với Đời thừa, đã để lại cho ta một bức tranh hiện thực, đồng thời cũng để lại cho ta một thông điệp. Người ta có thể sống mà không cảm thấy đời mình là đời thừa; không cảm thấy sống là sống mòn, là một cách chết mòn. Muốn thế, phải giật tung hết những cái lẩn quẩn, những bế tắc của đời sống đi. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám đã làm công việc đó.

Bài viết liên quan

0