24/05/2017, 13:08

Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều ngữ văn 9

Phan tich nghe thuat mieu ta thien nhien trong truyen Kieu cua Nguyen Du – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn học bất cứ thời đại nào cũng lấy con người làm trung tâm.Nhưng bên cạnh đó thế giới tự nhiên cũng là một ...

Phan tich nghe thuat mieu ta thien nhien trong truyen Kieu cua Nguyen Du – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn học bất cứ thời đại nào cũng lấy con người làm trung tâm.Nhưng bên cạnh đó thế giới tự nhiên cũng là một đối tượng mà văn học cần quan tâm.Nguyễn Du đã từng khẳng định trong truyện Kiều bất hủ của mình: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

Văn học bất cứ thời đại nào cũng lấy con người làm trung tâm.Nhưng bên cạnh đó thế giới tự nhiên cũng là một đối tượng mà văn học cần quan tâm.Nguyễn Du đã từng khẳng định trong truyện Kiều bất hủ của mình:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Thiên nhiên cảnh vật xung  quanh ta  vốn là khách quan nhưng khi đi vào văn học thì nó chịu sự chi phối của nhà văn.Nguyễn Du đã thể hiện rất thành công trong truyện Kiều khi miêu tả bức tranh thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên trong truyện Kiều được Nguyễn Du khắc họa với nhiều sắc thái khác nhau.Có khi là bức tranh tả cảnh để tả tình,có khi là bức tranh thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp.

Trước hết,trong truyện Kiều tác giả đã xây dựng hầu hết các cảnh vật đều là những bức tranh được khoác màu tâm trạng.Những bức tranh ấy thật có hồn bởi nó được Nguyễn Du miêu tả qua cách nhìn chủ quan của nhà thơ.Đây là cảnh chiều tà người yêu gặp người yêu ( Kim, Kiều). Bởi vậy,cảnh của một ngày sắp tàn,vậy mà vẫn rất nên thơ và tươi sáng.Nguyễn Du đã để Thúy Kiều ngắm nhìn một con đường mà Kim Trọng đã bước qua:

“ Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cây dao”

Cảnh thật nên thơ nên nhạc vì tâm hồn người thiếu nữ đầy nhạc và thơ.Cảnh cứ quấn quýt hòa quyện hồi hộp bâng khuâng như trái tim hai người đang bang khuâng hồi hộp.

Vẫn là cảnh chiều tà nhưng khi Thúy Kiều nhỏ giọt nước mắt xuống ngôi mộ Đạm Tiên thì cảnh vật bỗng dưng trở nên thê lương và tàn úa:

“Sè sè nấm mộ bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Ngọn cỏ mùa xuân nhẽ ra phải xanh non mơn mởn nhưng Thúy Kiều buồn và thương cảm trước một nấm mộ của cô kĩ hồng nhan bạc mệnh bởi vậy nó đã bị nhuốm màu ảm đạm hẩm hiu.

phan tich nghe thuat ta canh trong truyen kieu

Trong đêm Kim,Kiều thề thốt thiên nhiên cũng rực sáng trong như mối tình trong trắng thánh thiện của họ:

“ Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Và đây là cảnh Kiều từ dã gia đình để dấn thân vào cuộc đời gió bụi :

“ Đùng đùng gió đục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay”

Cảnh thật đáng sợ gió “ đùng đùng” mây vần vũ như báo hiệu một sự đổ vỡ hãi hùng.

Và đây là  nỗi nhớ của Thúy Kiều và Kim Trọng khi học phải dời xa nhau:

“ Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”

Hoàng hôn đã từng chứng kiến nỗi buồn thê lương của người thiếu nữ,vầng trăng cũng đã từng chứng kiến cho một mối tình đẹp để rồi  giờ đây vầng trăng ấy phải tan ra cảnh Kiều và Thúc Sinh chia tay:

“ Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”

Khi trở lại ngôi nhà xưa lòng Kim Trọng não nề: “ Hoa đào năm ngoái vẫn còn đây” nhưng hình bong người thân yêu thì hoàn toàn xa vắng.Và người về đây đâu phải ngắm hoa đào:

“ Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”

Tả cảnh để gợi tình,thông qua bức tranh thiên nhiên Nguyễn Du gửi bức tranh tâm trạng,nội tâm của con người.

Ngoài thiên nhiên tâm trạng Nguyễn Du  còn dành những câu thơ đẹp nhất để miêu tả thiên nhiên vốn có  theo bốn mùa.Thiên nhiên trên đất Bắc tuy không rạch ròi giữa các mùa nhưng đi vào thơ  Nguyễn Du nó có những dáng vẻ rất riêng và giàu sức khái quát.Đây là một cảnh ngày xuân:

“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Màu xanh của cỏ làm nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh thêm trong sáng tinh khôi,nhẹ nhàng mà quyến rũ.Nguyễn Du đã trọn đúng hai gam chủ đạo để đặc tả mùa xuân,một mùa xuân trang nhã đến thế là cùng.

Thiên nhiên ấy là một đêm hè:

“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Lửa tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Đây là cảnh một ngày đông:
“ Trời hôm mây kéo tối sầm
Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương”
Đây là một cảnh chiều thu:
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Chỉ một câu thơ thôi mà Nguyễn Du tả đủ cả bốn mùa trong năm:

“ Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”

Nguyễn Du đã chỉ ra đặc trưng của từng mùa trong năm và kết hợp các mùa ấy trong một câu thơ.Để thấy được sự luân chuyển của quy luật tự nhiên về các mùa.

Tóm lại,qua Truyện Kiều,Nguyễn Du đã xây dựng thành công bức tranh thiên nhiên.Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du thật tài tình chỉ phác họa vài đường nét trong câu thơ mà đã cho người đọc có cảm nhận tinh tế về thiên nhiên,lôi cuốn bạn đọc vào câu thơ ấy.Truyện Kiều đã để lại những giá trị đặc sắc cho văn học dân tộc.

0