24/05/2017, 13:23

Phân tích mối thương cảm trân trọng cha ông qua Các vị La hán chùa Tây Phương và Kính gửi cụ Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích mối cảm thương, trân trọng đối với cha ông trong quá khứ thể hiện Các vị La hán chùa Tây Phương và Kính gửi cụ Nguyễn Du. Trong kho tàng văn học Việt Nam không ít những đề tài trở thành muôn thuở với biết bao nhiêu thế hệ thi sĩ nhà văn. Càng về sau thì những đề tài đó đều mang ...

Đề bài: Phân tích mối cảm thương, trân trọng đối với cha ông trong quá khứ thể hiện Các vị La hán chùa Tây Phương và Kính gửi cụ Nguyễn Du. Trong kho tàng văn học Việt Nam không ít những đề tài trở thành muôn thuở với biết bao nhiêu thế hệ thi sĩ nhà văn. Càng về sau thì những đề tài đó đều mang nhiều nét mới sáng tạo hơn. Chính vì thế mà kho tàng văn học nước nhà trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh những tác phẩm với những đề tài hay như tình ...

Đề bài: Phân tích mối cảm thương, trân trọng đối với cha ông trong quá khứ thể hiện Các vị La hán chùa Tây Phương và Kính gửi cụ Nguyễn Du.

Trong kho tàng văn học Việt Nam không ít những đề tài trở thành muôn thuở với biết bao nhiêu thế hệ thi sĩ nhà văn. Càng về sau thì những đề tài đó đều mang nhiều nét mới sáng tạo hơn. Chính vì thế mà kho tàng văn học nước nhà trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh những tác phẩm với những đề tài hay như tình yêu, gia đình, đất nước đó thì những nhà thơ của chúng ta còn thể hiện mối cảm thương , trân trọng với cha ông trong qua khứ qua hai tác phẩm Các vị là hán chùa Tây Phương và kính gửi cụ Nguyễn Du của Huy Cận và Tố Hữu.

Có thể nói rằng hai bài thơ trên không chỉ là mối thương cảm và trân tọng của hai nhà thơ Huy Cận và Tố Hữu mà còn là mối thương cảm trân trọng của biết bao người hôm nay. Phải chăng hai nhà thơ này đại diện cho tất cả con người thế hệ sau chúng ta hôm nay nói lên những lời đồng cảm và trân trọng với những gì mà ông cha ta đã để lại.

cac vi la han chua phuong tay

Trước hết là sự thương cảm về cuộc sống thiếu thốn đến cùng cực của ông cha ta ngày xưa, nhà thơ Huy Cận thật sự đã đồng cảm với những bức tượng các Vị la Hán chùa Tây phương. Cuộc sống ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn về tinh thần:

“Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi. ”

Đó chính là những câu thơ miêu tả về sự thiếu thốn khổ cực của các vị la hán ấy. Họ đâu chỉ khô héo vật chất thân thể mình mà còn khô héo cả tinh thần nữa. Thật sư mà nói những đau khổ mà ông cha ta phải chịu thật là khó khăn. Và chính những khó khăn ấy đã làm cho nhà thơ Huy Cận đồng cảm mà thương xót. Cảnh tượng hình ảnh những vị la hán thật sự rất thương tâm, người chỉ toàn ra bọc xương, hõm mắt thì sâu lại thật giống như một thảm họa.

Còn Tố Hữu thì sao ông thương cảm với Nguyễn Du như thế nào?. Cùng với sự cảm thương ấy Tố Hữu cũng góp những vần thơ thể hiện tấm lòng của mình đối với những bậc cha ông:

“Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường”

Ông khóc thương cho cô Kiều kia hay chính là khóc thương cho cụ Nguyễn Du. Nhà thơ đồng cảm với chính những tâm tư mà Nguyễn Du nghĩ. Cụ Nguyễn Du ấy không có số phận khổ như những vị la hán kia nhưng Nguyễn Du mang một tâm tình lớn. Rằng mai này khi mất đi rồi thì có còn ai khóc thương Tố Như nữa không. Nhưng cũng thật là tình cờ rằng người ngày nay mà cụ thể ở đây là nhà thơ Tố Hữu đã khóc thương cu bằng những vần thơ đồng cảm ấy.

Không chỉ cảm thương sâu sắc mà những nhà thơ của chúng ta còn rất trân trọng những gì ông cha ta để lại.

Trước hết là sự trân trọng về tấm lòng nhân đạo cao cả của ông cha ta. Đó chính là những khóc của Nguyễn Du dành cho nàng Kiều nói riêng hay chính là cho số phận người đàn bà nói chung:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!”

Đó chính là tấm lòng nhân đạo hay chính là những tình cảm của con người dành cho con người ở Nguyễn Du mà Tố Hữu đã thấy được và chúng ta đã thấy được. thật sự rằng Nguyễn Du đã rất cảm thương với số phận người đàn bà trong xã hội xưa.

Hay là cái nhân đạo trong những vị la hán cũng được nhà thơ Huy Cận cất lên thành những lời thơ đầy trân trọng và đáng quý ấy:

“Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân ?”

Bên cạnh đó hai nhà thơ của chúng ta còn thể hiện được sự trân trọng của mình về tài năng của ông cha. Với Huy Cận thì đó chính là tài năng của những nghệ nhân đã khéo tay và tinh tế khi khắc tạc những tâm tư tình cảm sự khốn khổ của ông cha ta. Nếu như Huy Cận trân trọng tài năng bàn tay nghệ nhân nào đã tạc nên những bức tượng cha ông kia thì Tố Hữu lại khâm phục trước tài năng của Nguyễn Du qua truyện Kiều. Đó là sự hấp dẫn của truyện Kiều, là sự chuyển thể đầy tài tình và mang bản sắc dân tộc của cốt truyện thành chính bản truyện thơ của nhân dân ta. Nó mang đâm những hơi hướng nhân đạo và tâm tư tình cảm của nhân dân ta:

“Mai sau, dù có bao giờ. . .
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người”

Cuối cùng cả hai nhà thơ đều khẳng định sự thương cảm và trân trọng của mình qua hai đoạn thơ cuối bài. Thật sự thì không những thương cảm mà chúng ta còn thấy được sự thương tiếc nữa:

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!”

Qua đây ta thấy nhân dân ta luôn uống nước nhớ nguồn và nêu gương, noi theo gương những người tài đức. Đồng thời ta ngẫm thấy câu nói câu thơ của Nguyễn Trãi thật đúng rằng “ Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có”. Các vị la hán kia cũng như Nguyễn Du chính là minh chứng điển hình cho câu nói ấy. Và thế hệ ngày nay hay đến cả những thế hệ mai sau sẽ mãi nhớ đến những bậc thánh nhân này

0