24/05/2017, 13:23

Bình bài ca người thợ mộc ngữ văn 10

Binh giang bai ca nguoi tho moc – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca người thợ mộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nhắc tới những bài thơ của nền văn học Việt nam chúng ta chắc chắn phải nhắc tới những bài thơ thể lục bát. Những bài thơ ấy tuy nhẹ nhàng, giản dị ...

Binh giang bai ca nguoi tho moc – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca người thợ mộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nhắc tới những bài thơ của nền văn học Việt nam chúng ta chắc chắn phải nhắc tới những bài thơ thể lục bát. Những bài thơ ấy tuy nhẹ nhàng, giản dị nhưng có lẽ, nó lại là một trong những thể loại thơ ca dễ đi vào lòng người nhất. Chúng cũng luôn được sự dụng một cách vô cùng mộc mạc, đơn sơ và dành cho tất cả mọi người ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca người thợ mộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Nhắc tới những bài thơ của nền văn học Việt nam chúng ta chắc chắn phải nhắc tới những bài thơ thể lục bát. Những bài thơ ấy tuy nhẹ nhàng, giản dị nhưng có lẽ, nó lại là một trong những thể loại thơ ca dễ đi vào lòng người nhất. Chúng cũng luôn được sự dụng một cách vô cùng mộc mạc, đơn sơ và dành cho tất cả mọi người như:

Hỡi cô em gái bên đàng
Sao em múc ánh trăng vàng đổ đi

Hay

Hôm nay mận mới hỏi đào
Vườn đào đã có ai vào hay chưa

bình giảng bài ca người thợ mộc

Chỉ những dòng thơ nhẹ nhàng ấy nhưng đã khiến cho rất nhiều người phải ngậm ngùi. Có những khi, lục bát cũng được dùng như một lời hát, một lời giói thiệu nho nhỏ của một chàng trai dành cho cô gái mà mình đã thầm thương trộm nhớ từ lâu. ví như bài thơ “bài ca người thợ mộc” là một trong những ví dụ điển hình cho điều đó.

Anh là thợ mộc Thanh Hoa
Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo tay
Lưu cột anh dựng đòn tay
Bảo trơn đóng bén nó ngay một bề

Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng được nghe câu tục ngữ “thợ mộc xứ Thanh ở quanh kinh kì”. Có thể nối, những người thợ mộc xuất thân từ vùng quên Thanh Hóa là một trong những nơi có nhiều đồ mộc đẹp mà công phu nhất. vậy nên, khi giới thiệu với người mà mình thích, chàng trai đã không ngần ngại nói ngay với người con gái “anh là thợ mộc xứ thanh” cách nói chuyện dẫn vào đề của anh thật là thân thương và gần gũi biết chùng nào. Anh có thể làm được tất cả với tài năng và sự khéo léo của mình. Anh làm nhà, làm quán một cách cẩn thận, đầy trách nhiệm. Anh tự tay nâng cột gỗ trong nhà để làm ra những tác phẩm đẹp. những khúc gỗ nào bị hỏng mà không được trơn nhẵn, anh lại bào hết chúng đi cho ngay ngắn, cho thành hình dạng có thể sử dụng được. giới thiệu về bản thân mình, anh thợ mộc như khoe tài trước mặt người anh thương. Chỉ qua có hai câu thơ nhưng chúng ta đã thấy được cái tài, cái khéo của anh thợ mộc xứ Thanh rồi.

Bốn cửa anh chạm bốn dê
Bốn con dê đực chầu về tổ tong
Bốn cửa anh chạm bốn rồng
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo

Nếu như ở những câu thơ đầu, anh chàng thợ mộc vui tính nói cho cô gái của mình cách mình làm việc, chọn nguyên liệu thì bây giờ, qua những câu tiếp theo chúng ta đã thấy được cái tài thực sự của anh. Anh được đóng gỗ, chạm khắc cho những gia đình giàu có và có lẽ là cho cả nhà vua thời bấy giờ. Không có gì làm khó được anh. Anh chạm được những con thú mà được coi là linh thú thời kì bấy giờ. Anh làm thành nhiều hình khác nhau, con rồng thì đang nằm, lại có những con dang chuẩn bị tư thể hóa lên bầu trời. Trước cửa, anh lại làm ra hình những con dê mang đầy phúc lộc. theo quan niệm thời ngày xưa thì có thể nói con quạ và con dê là những loài vật có tình có nghĩa nhất. chẳng thế mà nhân dân ta có câu:

Quạ còn móm mỗi lại
Dê còn giữ lề quý
Khuyên ai đạo làm con
Đọc sách nên có hiếu

Anh nhắc tới chúng có lẽ cũng muốn kín đáo, khẳng định với người con gái cảu mình rằng anh cũng là một con người chung thủy, chỉ yêu một người, thương một người tới suốt cả cuộc đời mà thôi. đó quả là một hình ảnh đẹp. làm được những hình tượng con vật quý hiếm mà có lẽ không phải ai cũng làm được.

Bốn cửa anh chạm bốn mèo
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà
Bốn cửa anh chạm bồn gà
Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn
Bốn cửa anh chạm bốn lươn
Con thì thắt khúc, con trườn bò ra

Không chỉ làm những con vật cao quý mà chỉ những gia đình quyền quý mới có, anh chàng thợ mộc còn làm cả hình ảnh những con vật thân thương với mỗi gia đình bất cứ người nông dân nào từ con mèo, con gà, con lươn. Đó đều là những con vật luôn chăm chỉ và cực kì gần gũi với mỗi người. ngay cả con lươn khó làm là thế vậy mà anh vẫn làm ra hình ảnh những con lươn hết sức sống động, đầy màu sắc. Qua đây, anh chàng thợ mộc cũng như thầm khéo leo nói với cô gái về niềm mong mỏi có một gia đình hạnh phúc, đủ đầy với những đứa con mạnh khỏe.

Không những thế, anh còn biết tạo ra hình ảnh bình dị thôn quê như bông sen, bóng đèn:

Bốn cửa anh chạm bốn hoa
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen
Bốn cửa anh chạm bốn đèn
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ
Một đen đọc sách ngâm thơ
Một đèn anh để anh chờ nàng đây

Đây đều là những hình ảnh rất đỗi bình dị, có có trong gia đình của mỗi nhà, hình ảnh của những bông hoa sói, hoa sen. Nó đẹp và thanh tao có lẽ cũng giống như hình ảnh của người con gái anh thương. Và đâu đây ta như thấy hình ảnh của một gia đình hạnh phúc, ấm áp, có hoa cỏ, có khung cửi, quay tơ và cả những bông hoa luôn nhẹ nhàng mà được in dấu. từ đó cũng thấy được anh không phải chỉ là một người vai u thịt bắp mà con là người cũng có tâm hồn yêu thiên nhiên, có tính nghệ sĩ với những suy nghĩ rất dịu dàng, chung thủy.

Qua bài thơ trên, chúng ta đã được thấy hình ảnh của người dân lao động cần cù, luôn cố gắng trong công việc nhưng cũng mang trong mình những tâm hồn hết sức nghệ sĩ và đầy tình yêu với con người, với cuộc sống. Qua đây, ta càng cảm thấy yêu thêm quê hương đất nước và những con người xung quanh ta.

0