28/05/2017, 13:13

Phân tích hình tượng sóng – em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đề bài: Phân tích hình tượng sóng – em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm Mệnh danh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì chống Mĩ, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm tuyệt vời dành cho nền thơ ca Việt. Trong đó, không thể không kể đến "Sóng". "Sóng" được viết với những ...

Đề bài: Phân tích hình tượng sóng – em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm Mệnh danh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì chống Mĩ, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm tuyệt vời dành cho nền thơ ca Việt. Trong đó, không thể không kể đến "Sóng". "Sóng" được viết với những vần thơ như là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh con sóng để bộc bạch cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Bởi vậy ...

Đề bài: Phân tích hình tượng sóng – em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

Mệnh danh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì chống Mĩ, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm tuyệt vời dành cho nền thơ ca Việt. Trong đó, không thể không kể đến "Sóng".

"Sóng" được viết với những vần thơ như là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh con sóng để bộc bạch cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu. Bởi vậy mà hai hình ảnh "sóng" và "em" có sự hòa quyện với nhau trong thi phẩm này.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh những con sóng nhấp nhô. Mở đầu là sóng, kết thúc cũng là sóng, để đến khi bài thơ đã khép lại, hìn ảnh những con sóng vẫn lan rộng trong trí nhớ của người đọc. Vì sao lại thế? Đó là bởi đây không còn là những con sóng bình thường mà là con sóng có tâm hồn, có cảm xúc như chính "em" vậy. Từng chuyển động của sóng là từng nhịp cảm xúc của "em". Hai hình tượng "sóng" – "em" như đan vào nhau, như hỗ trợ cho nhau để đi vào lòng người.

Mở đầu tác phẩm, những trạng thái chuyển động của "sóng" là "ồn ào", "lặng lẽ", "dữ dội", "dịu êm". Nếu không đặt mình vào cảm xúc của nhà thơ lúc này, ta chỉ thấy được đây là những trạng thái hết sức bình thường mà bất kì con sóng nào cũng có. Nhưng không. Ý thơ không chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Những trạng thái dường như là bình thường ấy còn là tâm trạng của người con gái khi yêu lúc mạnh mẽ lúc hiền hòa sâu lắng. Đó, chỉ vài câu thơ đầu ta đã thấy sự hòa nhập của "sóng" và "em". Những trạng thái khác của sóng trong những câu thơ tiếp theo càng cho ta thấy rõ điều đó.

Rồi từ những chuyển động của "sóng", "em" lại liên tưởng, diễn tả cảm xúc của mình. Giải thích nguồn gốc của "sóng", em lại nghĩ về nguyên do của tình yêu: "sóng bắt đầu từ gió-gió bắt đầu từ đâu-em cũng không biết nữa-khi nào ta yêu nhau". Phải nói rằng, né độc đáo riêng của bài thơ này chính là sự song hành của hai hình ảnh"sóng"-"em". Tác giả sử dụng sự bí ẩn của những con sóng để diễn tả nỗi băn khoăn của mình. Tình yêu là bí ẩn cũng như con sóng kia đâu biết khi nào sẽ dạt vào bờ. "Em" đã cảm thấy bối rối khi nhìn những con sóng kia thật giống với tình yêu của mình. "Khi nào ta yêu nhau".

Không chỉ thế, từng nhịp "sóng" còn được sử dụng để miêu tả nỗi nhớ trong tình yêu của "em". Nỗi nhớ ấy có tầng sâu và bề rộng. Nó cuồn cuộn, dạt dào như sóng biển triền miên vô hạn. Chỉ có hình ảnh "sóng" lúc này mới diễn tả nỗi lòng của "em" mà thôi.  Nỗi nhớ ấy như "con sóng dưới lòng sâu – con sóng trên mặt nước". Nó cứ gối lên nhau, liên tiếp, mãi không dứt như nỗi nhớ khôn nguôi của nhân vật trữ tình. Và nỗi nhớ ấy cũng là một quy luật cố hữu, bất biến trong tình yêu. Qui luật này cũng đã được nhiều nhà thơ diễn tả như Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình đã viết: "Làm sao sống được mà không yêu – Không nhớ, không thương một kẻ nào".

Để thể hiện khát khao yêu thương cháy bỏng của "em", Xuân Quỳnh đã để cho tầm mắt của mình bao quát tất cả những con "sóng" trên biển. Nếu "sóng" là "em", "bờ" là "anh" thì khát vọng của "sóng" là luôn hướng vào "bờ". Cũng như vậy, đối với "em" là luôn muốn ở bên cạnh anh. "Em" cũng như con sóng kia muốn tìm nơi nương tựa của cuộc đời mình, luôn khát khao tìm về một bến đỗ cho dù có "muôn vời cách trở" đi nữa. "Em" vẫn luôn tin rằng có thể tìm thấy được bến bờ hạnh phúc của mình bởi "trăm ngàn con sóng đó – con nào chẳng tới bờ". Lại đưa tầm mắt mình lên cao và ra xa, Xuân Quỳnh lại cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian để từ đó khát vọng yêu thương càng thêm mãnh liệt. "Em" muốn được như "sóng" kia có tình yêu vĩnh cửu. "Em" mơ ước hóa thân thành những con sóng nhỏ để ngàn năm vỗ mãi trên biển lớn tình yêu: "Làm sao được tan ra – Thành trăm con sóng nhỏ – Giữa biển lớn tình yêu – Để ngàn năm còn vỗ".

Tóm lại, hình tượng "sóng" – "em" là một đỉnh cao trong ý thơ Xuân Quỳnh. Bằng hai hình ảnh đặc biệt này, không những Xuân Quỳnh bộc bạch được nỗi lòng mình mà còn tạo ra nét ấn tượng để lại dư âm trong lòng người đọc. Chính vì lẽ đó mà bài thơ xinh xắn, hồn nhiên này đã trở thành tiêu biểu cho cái tên Xuân Quỳnh trong làng văn nghệ Việt.

0