28/05/2017, 13:12

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Bài làm Một trong những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc là sự thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng quyết định ấy, hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, những người ...

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Bài làm Một trong những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc là sự thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng quyết định ấy, hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Chính sự kiện trọng đại mang tính lịch sử này, Tố Hữu ...

Đề bài:

Bài làm

Một trong những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc là sự thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng quyết định ấy, hiệp định Giơ – ne – vơ được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Chính sự kiện trọng đại mang tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

Tố Hữu là một nhà thơ xuất sắc của nền thi ca hiện đại, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Với nhiều đóng góp trong nghệ thuật thì Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc đỉnh cao của thơ ca kháng chiến.

Với cảm xúc chủ đạo là diễn tả cuộc chia ly đầy bâng khuâng lưu luyến, nỗi lòng kẻ ở người đi, bài thơ đã tái hiện lại thời kỳ gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của con người kháng chiến với người dân Việt Bắc, với quê hương cách mạng. Đây cũng là nội dung chính của tác phẩm này mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc. Với cách tái hiện lại những kỉ niệm, những cảnh vật, con người nơi Việt Bắc, tác giả đã khắc họa chân thành cuộc sống và chiến đấu nơi chiến khu ân nặng nghĩa tình. Đồng thời, song hành với tình cảm chân thành ấy, Tố Hữu đã  khéo léo vẽ lên bức tranh thiên nhiên, con người Việt Bắc bằng lời thơ của chính mình. Bức tranh ấy không chỉ được khác họa qua lời của người ra đi mà còn của cả người ở lại nữa.

Nét nổi bật trong tác phẩm này cũng là nét độc đáo về nghệ thuật. Đầu tiên là thể thơ quen thuộc của dân tộc: lục bát. Thể thơ này đã được Tố Hữu sử dụng thành thục và điêu luyện. Tác giả sử dụng kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao dân ca truyền thống. Cũng chính vì điều này đã giúp cho bài thơ dễ đi vào lòng người, dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc biệt hơn, tác giả không máy móc trong sử dụng thể thơ mà ông sử dụng một cách sáng tạo. Bằng thể thơ truyền thống này, ông đã diễn tả một cách phong phú tình cảm của mình đối với quê hương, con người, tổ quốc cách mạng.

Nét nổi bật thứ hai về nghệ thuật của bài thơ này là sự sử dụng biến hóa linh hoạt cặp đại từ "mình – ta". Với sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú được khai thác có hiệu quả, cặp đại từ này đã đem lại thành công không nhỏ cho tác phẩm. Nó không chỉ tạo giai điệu, nhịp điệu cho tác phẩm mà còn tạo sự gần gũi, thân thiết, chân thành cho lời thơ của Tố Hữu.

Và thành công không thể thiếu đối với bất kỳ tác phẩm nào đó là các  biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, hoán dụ… quen thuộc. Nhưng thành công của Tố Hữu trong sử dụng các biện pháp truyền thống này đó là ông đã đặt những hình ảnh tượng trưng trong văn học theo cách cảm, cách nghĩ của nhân dân, của người dân miền núi. Ông không liên tưởng quá cao siêu mà chỉ là những hình ảnh thân thuộc đối với xóm bản.  

Tóm lại, bài thơ Việt Bắc rất điển hình cho phong cách thơ của Tố Hữu: mộc mạc, giản dị, quen thuộc, gần gũi. Việt Bắc như một khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, vừa là khúc hát tâm tình, vừa là bản tổng kết về mười lăm năm kháng chiến gian khổ, một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện vẻ vang của dân tộc.

0