28/05/2017, 13:13

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Nạn đói năm 1945 đã trở thành những ngày tháng tăm tối nhất của lịch sử Việt Nam. Từ Trung Kì đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Giữa những ngày tăm tối ấy, "vợ nhặt" của Kim Lân như thổi làn ...

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Bài làm Nạn đói năm 1945 đã trở thành những ngày tháng tăm tối nhất của lịch sử Việt Nam. Từ Trung Kì đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Giữa những ngày tăm tối ấy, "vợ nhặt" của Kim Lân như thổi làn gió mát, đem hi vọng vào tương lai tươi sáng cho người đọc bằng giá trị nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo nổi bật nhất chính là sự yêu thương đùm bọc lẫn ...

Đề bài:

Bài làm

Nạn đói năm 1945 đã trở thành những ngày tháng tăm tối nhất của lịch sử Việt Nam. Từ Trung Kì đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Giữa những ngày tăm tối ấy, "vợ nhặt" của Kim Lân như thổi làn gió mát, đem hi vọng vào tương lai tươi sáng cho người đọc bằng giá trị nhân đạo sâu sắc.

Giá trị nhân đạo nổi bật nhất chính là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong hoàn cảnh tăm tối bên bờ vực của cái chết. Hoàn cảnh tang thương lúc bấy giờ được Kim Lân miêu tả rất chi tiết. Người "xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người".

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, anh cu Tràng có vợ. Đây cũng là một giá trị nhân đạo của tác phẩm. Anh cu Tràng là một người nghèo, xấu trai lại có tật vừa đi vừa lẩm bẩm. Anh là người hội tụ đầy đủ yếu tố ế vợ. Nhưng ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đã không để cho anh một mình. Nhà văn đã cho anh có một người vợ một cách dễ dàng. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào, anh có vợ. Tràng và Thị đã làm cho người dân xóm ngụ cư dường như tươi mới thêm. "Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên". Tràng và Thị như chiếc đèn le lói hi vọng cho mọi người vào tương lai. Điểm nhấn giữa Tràng và Thị chính là khoảnh khắc Thị nhìn thấy ngôi nhà"vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại". Thị đã biết tình cảnh không khác gì mình của Tràng. Nhưng Thị không chạy trốn. Nếu lúc trước, Thị trốn cái đói cái khát để theo không Tràng về làm vợ thì giờ đây Thị đã không chạy trốn. Hay Tràng dù lúc đầu cũng "chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng" . Nhưng sau cái chậc kệ, anh đã đưa Thị về nhà. Chính cái khát vọng hạnh phúc, khát vọng có một tổ ấm đã làm tăng tính nhân đạo cho tác phẩm. Mặc dù đang sống liền kề bên bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn không muốn chết mà vẫn muốn sống hạnh phúc.

Câu chuyện gợi ý tương lai của bà cụ Tứ cũng thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Trong lúc dặn dò con  chuyện làm ăn. Bà vẽ ra khung cảnh tương lai tươi đẹp trước mắt các con. "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau". Rồi trong bữa cơm đầu có dâu, bà lại vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này". "Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…". Những hi vọng đẹp đẽ về tương lai đã chút nào đó làm bừng sáng cả căn nhà của Tràng. "Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế". Bà cụ Tứ còn đối xử với con dâu rất tốt. Bà thương con dâu: "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân". Bà hạ giọng xuống thân mật: "chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…"

Vốn sinh ra từ một miền quê, Kim Lân rất hiểu đời sống của người dân. Viết "Vợ nhặt", tác giả đã đặt nhân vật của mình vào tình huống độc đáo, oái oăm, bi hài, nhân vật đã cảm thông, chia sẻ đồng điệu cùng nhân vật để cất lên bài ca nhân bản mạnh mẽ thiết tha về khát vọng cuộc đời. Con người dù có nghèo khổ đến đâu họ vẫn có quyền mơ ước một mái ấm gia đình hạnh phúc. Có lẽ truyện hấp dẫn người đọc qua nhiều thế hệ nhờ vào giá trị nhân đạo sâu sắc ấy.

Kim Oanh

0