25/05/2017, 01:01

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Văn mẫu lớp 8

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Bài làm của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Đây là trích đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e, Trưởng giả học ...

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Bài làm của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Đây là trích đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang (lớp 5, hồi II). Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. ...

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Bài làm của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên

Đây là trích đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang (lớp 5, hồi II). Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất lại là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ấy, vở kịch đã thành công.

Cảnh thứ nhất : ông Giuốc-đanh và bác phó may.

Đối thoại đầu tiên của hai nhân vật xung quanh chuyện bít tất với đôi giày. Ở đây, ông Giuốc-đanh là người có lí, bởi cả hai thứ ông ta đều đi chật. Còn vì sao ông ta phải "khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được" (đối với tất) hay nó "làm tôi đau chân ghê gớm" (đối với đôi giày) chẳng qua là ở thói láu cá ăn bớt tiền của bác phó may (số nhỏ thì thường ít tiền hơn số đo lớn hơn), cũng như ở đoạn sau : may một bộ lễ phục cho khách mà bác ta cố tinh gạn đủ một cái áo cho mình. Biết tỏng những mẹo vặt ấy, ông Giuốc-đanh dồn bác ta vào thế chân tường. Ăn vụng bị bắt quả tang, bác phó may là người đuối lí. Người xem hoàn toàn đồng cảm với ông Giuốc-đanh vì lúc này trí óc ông còn tỉnh táo. Vì tỉnh táo nên lí luận sắc sảo. Chẳng hạn khi bác phó may chống chế về đôi tất không xỏ vừa chân "Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ", ông Giuốc-đanh đốp vào mặt bác ngay "Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật". Còn với đôi giày đi chật, bác phó may không chịu, cho đó chí là tưởng tượng ("Ngài cứ tưởng tượng ra thế"), ông Giuốc-đanh có lẽ phải của ông : "Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ !" Cái đúng ở ông Giuốc-đanh có được là nhờ vào thực tế, lấy thực tế (là đôi chân của mình) làm thước đo, vì vậy mà phân biệt được phải trái rạch ròi.

Khi không còn chỗ dựa ấy, hoặc lấy tưởng tượng làm chỗ dựa cho mình, ví như hình mẫu một nhà quý tộc trong cách ăn mặc ra sao, ông ta không còn sáng suốt nữa. Bị mù quáng và mê hoặc, ông Giuốc-đanh chỉ còn là một thứ hình nộm, một thứ con rối do người khác điều khiển giật dây. Nghệ thuật gây cười bắt đầu từ đó. Câu giới thiệu về bộ lễ phục vừa may xong của bác phó may đối với ông Giuốc-đanh như một phép thử, thử xem ông ta đã mê muội đến đâu: "Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác…". Nhưng, sự khoác lác của bác phó may không hoàn toàn làm cho ông Giuốc-đanh bị hoa mắt. Ông ta lại có lí luận của ông ta : "Thế này là thế nào ? Bác may hoa ngược mất rồi !" Lần này, ông ta vẫn có lí vì người thợ may nào chẳng phân biệt được cái điều sơ đẳng ấy. Nhưng cái lí của ông ta (Giuốc-đanh) chỉ có đến như thế, rồi thôi. Câu chống chế của bác phó may làm cho lão nửa tin nửa ngờ : "Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả". Câu thứ nhất, lão chắc không tin, nhưng đến câu thứ hai thì lão đã có phần tin, vì tin mà lão chì cần hỏi lại bác phó may tinh khôn bằng một giọng của kẻ đáng thương đuối lí : "Những người quý phái mặc áo hoa ngược ư ?". Với người xem, luận điệu của bác phó may rõ ràng là lừa bịp (lễ phục không may màu đen, lại còn may hoa ngược), còn với ông Giuốc-đanh, ông thay đổi rất nhanh như người vồ được của. Vồ được của rồi, ông hí hửng, ông ôm giữ khư khư. Lại một phép thử nữa xem cá cắn câu đến mức độ nào khi bác phó may nói rằng hoa ngược có thể đổi thành hoa xuôi ( ?) thì ông Giuốc-đanh chối đây đẩy : "Không, không" và lảng sang chuyện khác : "Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không ?". Sự đắc ý của ông Giuốc-đanh đã lên đến tột độ khi có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc. Điều đó làm cho lão lờ đi những chuyện vặt vãnh, rãu ria. Bộ tóc giả và lông đính mũ, lão chỉ hỏi lấy lệ, qua loa, cũng như biết bác phó may ăn bớt vải một cách tham lam, trắng trợn (dám mặc áo bằng vải của mình trước mặt mình), lão cũng chỉ. phàn nàn đôi chút mà thôi ("Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải"). Xung đột kịch, diễn biến kịch không căng thảng (như bi kịch chẳng hạn) nhưng qua nhân vật hài (ông Giuốc-đanh), tác giả đã giúp ta hình dung : thói học đòi, bắt chước đã biến đổi con người sâu sắc biết chừng nào. Sự sáng suốt bỗng trở lên mù quáng. Đúng mà hoá thành sai và ngược lại. Rối tinh lên và lộn tùng phèo không còn biết đâu là chân lí nữa.

Cảnh thứ hai: ông Giuốc-đanh và những tay thợ phụ.

Nếu ở cảnh thứ nhất, sự lừa bịp đã thành công vì cái sự học đòi biến con người (ông Giuốc-đanh) thành một thứ mồi ngon của nó thì ở cảnh thứ hai, sự

tâng bốc đã thắng lợi vì những danh tiếng hão huyền mà con người thường ước mơ, khao khát.

Đầu tiên, nghe chú thợ phụ xin tiền uống rượu, ông Giuốc-đanh giật mình, giật mình không phải vì sợ (sợ mất tiền, cái sợ cố hữu của những người giàu keo kiệt) mà vì sung sướng, mở mày mở mặt : lần đầu tiên, ông ta được gọi là ông lớn. Một cách gọi chưa quen nên chưa dám tin không biết mình có phải nghe nhầm hay không ? Ông ta phải hỏi lại cho chắc chắn. Khi biết đích xác là như thế qua lời nhắc lại của chú thợ phụ, nhất là khi tin vào lập luận của chính ồng ta ("Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy ! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn"), sự trả giá của ông Giuốc-đanh thật là hào phóng ("Đây, ta thưởng vể tiếng ông lớn đây này !"). Thói láu cá ranh ma – thực chất là từ lòng tham của tay thợ phụ có cái mũi rất tinh. Nó đánh hơi được con mồi béo bở : kẻ thích tâng bốc có cả một túi tiển. Túi tiền ấy giúp cho chú thợ phụ tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế, cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Hãy cứ để cho người có túi tiền kia có thời gian tận hưởng niềm vui. Vì cứ có niềm vui của lão là tiền sẽ được xì ra. Lão không tiếc tiền vì lão cần danh vọng hơn, dù sự tôn vinh ấy có là.giả tạo đi chăng nữa. Cứ thế, danh vọng hão nhưng tiền lại là có thật. Những chú thợ phụ chỉ cần có thế, cứ tha hồ đem đến cho lão những niềm vui. Song, nhân vật chính ở cảnh này không phải là các chú thợ phụ, dù họ có đến bốn năm người và dù họ có mưu ma chước quỷ đến đâu. Nhún vật ông Giuốc-đanh mới lẳ đối tượng mồi chài của họ, là nạn nhân mà cứ tưởng mình là ông lớn, mới là nhân vật trung tâm. Nhân vật ấy hiện trên sân khấu như cứ bằng xương thịt hẳn hoi vì ông ta là một người có tính cách : lòng hám danh kể cả cái danh nếu chỉ cần tỉnh táo một chút thôi sẽ biết là giả dối. Lão Giuốc-đanh còn tỉnh táo làm sao được trước vòng hào quang đường mật ? Hệ thống đại từ nhân xưng: ông lớn, cụ lớn, đức ông thường dùng với những nhà quý tộc đã được lạm phát ở đây, với người xem nó dùng để lừa người, lừa những kẻ trưởng giả như ông Giuốc-đanh ngu dốt hám danh. Ấy là còn chưa kê đến trình tự từ thấp đến cao của nó. Dù có là quý tộc hẳn hoi đi nữa thì làm sao có sự thăng cấp liên tục và chỉ trong phút chốc thế kia ? Thế mà ông Giuốc-đanh có lần nào không vui, lần nào cũng như mở cờ trong bụng, và không lần nào giống lần nào. Hai lần trước ông ta say, say trước những từ ngữ đại ngôn hoa mĩ. Niém vui của nhân vật lớn bé tuy có khác nhau, nhưng là niềm vui trọn vẹn, ông ta thoả mãn và có thể ngủ yên trong vòng tay của giấc mơ hạnh phúc tràn đầy. Nhưng đến lần thứ ba, ông ta có phần hồi tỉnh.

Sự sáng suốt trở lại chăng ? Quả thật là có thế. Nhưng dù có thế, có tự dặn mình đừng quên cái túi tiền mỗi lúc một vơi đi với những lần tôn vinh, xưng gọi ("Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công thì nó sẽ được cả túi tiền mất"), nhưng đâm lao phải theo lao, vả lại tội gì mà kìm nén niềm sung sướng mà đâu phải lúc nào cũng có ?

Tóm lại, tình huống kịch và diễn biến kịch dù chí qua hai cảnh diễn nhưng rất sinh động, luôn luôn phát triển. Từ đó mà nhân vật kịch được khắc hoạ tài tình. Nổi bật lên một tính cách rất đáng bị phê phán : thói học đòi làm sang của hạng người trưởng giả. Tính cách ấy biến con người thành một thứ trò hể mà chính con người – hể kia không tự biết. Dĩ nhiên, nhân vật của Mô-li-e chỉ là sản phẩm của một thời (thế kỉ XVII), của một nền văn chương (văn chương Pháp). Nhưng là một hình tượng nghệ thuật được xây dựng rất thành công như thế, cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là một cảnh báo. Con người sẽ không còn là con người nếu bị nhiễm dộc về tinh thần. Sự biến chất, sự thoái hoá sẽ diễn ra như một thứ nguy cơ không thể nào tránh được. 

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Bài làm 2

Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ấy, vở kịch đã thành công. Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang của ông tổ hài kịch cổ điển Pháp đã đạt đến tiêu chuẩn như vậy. Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Ngữ văn 8 – Tập hai), nhân vật chính đã xuất hiện từ đầu đến cuối, với thói học đòi kệch cỡm đã trở thành con rối để bác phó may và những tay thợ phụ giật dây làm nổ ra những trận cười sảng khoái cho khán giả. Sau những trận cười đó là một lời cảnh báo về sự biến chất thoái hóa đang diễn ra như một nguy cơ không thể nào tránh được khi con người đã bị ô nhiễm về tinh thần.

Chúng ta hãy cùng Mô-li-e đến với cảnh thứ nhất của lớp kịch: ông Giuốc-đanh và bác phó may. Đây là màn đối thoại đầu tiên của hai nhân vật xoay quanh việc may lễ phục và chuẩn bị bít tất, bộ tóc giả. Ông Giuốc-đanh là người có lý, bởi cả hai thứ ông ta đều đi chật. Còn vì sao ông ta phải khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã bị đứt mất hai mắt rồi, nó làm tôi đau ghê gớm. Đó chẳng qua là lời láu cá ăn bớt tiền của bác phó may. Rồi may một bộ lễ phục cho khách mà bác ta cố tình gạn đủ một cái áo cho mình. Biết tỏng những mẹo vặt ấy, ông Giuốc- đanh đã dồn bác ta vào chân tường (rất bị động). Ăn vụng bị bắt quả tang, phó may đuối lý. Khán giả hoàn toàn đồng cảm với Giuốc-đanh, lúc này đầu óc ông ta hoàn toàn tỉnh táo. Vì tỉnh
táo nên lý luận rất sắc bén. Ví như khi bác chống chế về đôi tất xỏ không vừa chân rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ y ngay lập tức ông Giuốc-đanh đốp vào mặt bác Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì rộng thật. Với đôi giày đi chật, bác phó may không chịu, cho đó chỉ là tưởng tượng: Ngài cứ tưởng tượng ra thế, ông đưa ra lẽ phải của mình: Tôi tưởng tượng ra thế là vì tôi thấy thế. Bác này lý luận hay nhỉ! Cảm giác của lão trưởng giả đúng quá! Bởi lão đã đưa vào thực tế (là đôi chân của mình) để nói ra một sự thật. Giuốc-đanh đã phân biệt phải trái rất rạch ròi. Nếu cuộc đối thoại dừng lại thì không có gì phải đáng cười. Nghệ thuật gây cười được bắt đầu từ bộ lễ phục trang nghiêm của các nhà quí tộc mà không phải màu đen thì thật là tuyệt tác! Những lời ba hoa của bác phó may lúc đấy chưa đủ sức để ông Giuốc-đanh bị hoa mắt. Ông ta vẫn còn tỉnh táo để tấn công phó may: Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi. Lần này thì ông ta vẫn có lý vì cái điều sơ đẳng ấy, người thợ may nào mà chẳng phân biệt được. Thế mà bác phó may đã từng bước đẩy lùi cái lý đúng của ông Giuốc-đanh đang từ tư thế chủ động sang tự thế bị động, làm cho tiếng cười bật ra Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quí phái đều mặc như thế này cả. Bằng giọng của một kẻ đáng thương đuối lý: Những người quí tộc phải mặc áo hoa ngược. Với người xem, luận điểm của bác phó may rõ ràng là lừa bịp. Đang thế tiến công, gã phó may tiếp tục đánh qụy đối phương của mình: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà, xin ngài cứ việc bảo…. Cứ như thế, đang từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, bác phó may khiến ông Giuốc-đanh lùi mãi. Không chỉ sẵn sàng việc may áo ngược hoa mà còn phải đánh lảng sang chuyện khác. Bằng chứng là ngay cả khi phát hiện bác phó may ăn bớt vải một cách trắng trợn (dám mặc áo trước mặt Giuốc-đanh), lão cũng chỉ phàn nàn đôi chút: Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải, xung đột kịch diễn biến không căng thẳng nhưng thói học đòi bắt chước đã biến đổi con người nhanh quá, sâu sắc quá! Đúng mà hóa thành sai và ngược lại.

Sự sáng suốt trở nên mù quáng. Trong cái có lý lại có phi lý phải chăng đó là bí quyết gây cười mà Mô-li-e đã tận dụng được trong những tình huống…..đầu tiên của cảnh thứ nhất.

Cảnh thứ nhất có 32 lời thoại, đến cảnh thứ hai của lớp kịch chỉ cồn 10 lời thoại. Nhưng không phải số lời thoại của các nhân vật ít mà tính hài của kịch bị giảm đi, những trận cười nổ ra còn giòn giã hơn. Hòa vào những tiếng cười đó là sự diễu cợt châm biếrn thói háo danh của những người trưởng giả. Họ đã tự biến mình thành một thứ trò hề mà chính con người hề kia không tự biết.

Đầu tiên, nghe chú thợ phụ xin tiền uống rượu, ông Giuốc-đanh giật mình, giật mình không phải vì sợ (sợ mất tiền là bệnh cố hữu của những người giàu keo kiệt) mà vì sung sướng mơ màng, nở mặt: lần đầu tiên trong đời, Giuốc-đanh được gọi là ông lớn. Có phải nhầm hay không? Ông ta phải hỏi lại cho chắc chắn. Khi đích xác rồi, ông vô cùng sung sướng tin vào lập luận của chính mình: Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn. Sự trả giá của Giuốc-đanh thật là hào phóng. Đây, ta thưởng về tiếng ông lớn đây này. Lòng tham của những tay thợ phụ quả là không đáy. Chúng đã đánh hơi được con mồi béo bở: kẻ thích tâng bốc có cả một túi tiền. Túi tiền ấy giúp cho chú thợ phụ tinh ranh leo thang từng nấc một, biết kìm chế, cứ từ từ, không đi đâu mà vội. Hãy cứ để cho người có túi tiền kia có thời gian tận hưởng niềm vui, một niềm vui hão huyền. Vì có niềm vui của lão thì lão sẽ xì tiền ra. Lão cần danh vọng nên lão không tiếc tiền, dù sự tôn vinh đó có giả tạo đi chăng nữa. Cứ thế, danh vọng hão nhưng tiền lại có thật. Có sao đâu? Những chú thợ phụ chỉ cần có thế, để tha hồ đem đến cho lão những niềm vui. Nhân vật Giuốc-đanh đã trở thành đối tượng của họ, mà nạn nhân cứ ngỡ mình đang là ông lớn thật. Nhân vật Giuốc-đanh cứ hiện lên sân khấu, cứ như bằng xương bằng thịt hẳn hoi vì ông ta là một người có tính cách: lòng háo danh (hão), chỉ cần tỉnh táo một chút thôi sẽ biết thế nào là giả dối.

Nhưng tỉnh táo làm sao được trước những lời có cánh? Hệ thống đại từ nhân xưng: ông lớn, cụ lớn, đức ông đã đưa ông lên ngang hàng với những nhà quí tộc. Người xem dễ dàng nhận ra ngay đó là những thủ thuật dùng để lừa người, lừa những kẻ ngu dốt, hám danh. Ấy là chưa kể trình tự đi từ thếp lên cao của nó. Dù có là quí tộc đích thực đi chăng nữa, thì cũng làm gì có sự thăng cấp nhanh đến như vậy trong phút chốc? Thế mà chẳng có lần nào Giuốc-đanh không vui đâu? Lần nào cũng như mở cờ trong bụng trước những đại từ hoa mỹ. Có thể nói đó là một niềm vui trọn vẹn, một niềm hạnh phúc tràn trề. Nhưng đến lần thứ ba thì sao? Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công thì nó được cả túi tiền của ta mất. Lần này hình như ông ta có phần hối hận. Sự sáng suốt lại trở lại chăng? Quả thật là có thế. Ông ta nhận ra rằng túi tiền sẽ mỗi lúc một vơi đi với những lời tôn vinh, xưng gọi. Thế nhưng niềm sung sướng đâu phải lúc nào cũng có được, và không việc gì phải kìm nén. Đạt được những danh tiếng mà con người thường ước mơ, khao khát ai mà chẳng sung sướng dù đó là danh vọng hão huyền.

Tình huống kịch và diễn biến kịch qua hai cảnh diễn rất sinh động, luôn luôn phát triển. Nhờ đó mà nhân vật được khắc họa tài tình. Chỉ với hai lớp kịch nhưng tác giả đã làm nổi bật lên tính cách rất đáng phê phán: thói học đòi làm sang thật kệch cỡm của những hạng người trưởng giả. Ngầm trong những nụ cười sảng khoái của hài kịch, Mô-li-e nhắc khẽ: con người phải giữ nguyên được bản chất, cội nguồn của chính mình.

Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-Li-e – Gợi ý

1. Lời chỉ dẫn sân khấu dài chia lớp kịch này thành hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cảnh trước trên sân khấu có bốn nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh sau đông hơn, sôi động, cảnh có thêm bốn thợ phụ nừa.

Cảnh trước chủ yếu chỉ là lời đối thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may. Sang cảnh sau khán giả không chỉ được nghe lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Kịch sôi động hẳn lên. Ở cảnh này còn có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.

2. Mở đầu lớp kịch là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-danh với bác phó may xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông dính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.

Bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh được một bác phó may vụng tay nghề nhưng khéo ăn nói. Chẳng biết do dốt hay do sơ suất hoặc do cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười nên đã may hoa ngược. Ông Giuốc-đanh chưa phải là mất hết tĩnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác thợ may vụng chèo khéo chống, đánh đúng thói trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc hoa ngược là ông ưng thuận ngay.

Ở cảnh này có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê may áo ngược hoa), nay chuyền sang thế chủ động, tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà”, “xin ngài cứ việc bảo”. Và thế là ông Giuốc-đanh cứ lùi mãi: “Không, không”, “Tôi đã bảo không mà. Bác may thế được rồi”, sau đó bác phó may đánh bài lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không.

Tiếp theo, ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Lần này bác lại gỡ thế bí bằng cách hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lỗ phục không. Nước cờ của bác phó may thật cao tay vì nó một lần nữa đã đánh trúng vào tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.

3. Ở cảnh sau, người đọc, người xem lại phát hiện ra một biểu hiện mới của tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh.

Mô-li-e chuyền tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được các tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc bộ lề phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

Các tay thợ phụ là nhừng kẻ ranh mãnh, dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điếm đúng huyệt học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chúng thấy ông mắc mưu, cứ tôn lên mãi, hết “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.

Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng giả học làm sang dường như đã ngấm vào máu, vẫn thể hiện mãnh liệt đến mức ông sẵn sàng mất hết tất cả tiền đế được “làm sang”.

4. Qua hai cảnh trong lớp kịch, điều gây cười cho khán giả là ông Giuốc-đanh ngu dot chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiôm chác. Khán giả cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra đế mua lấy cái danh hão.

Có thể nói đoạn trích đã lột tả khá đầy đủ tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Qua tác phẩm của mình nhà văn muốn đả kích một lớp người trong xã hội bấy giờ dốt nát, học đòi, kệch cỡm.

Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích văn bản ông giuốc đanh mặc lễ phục lớp 8 theo từng phần
  • soan van bai ong giuoc danh mac le phuc lop 8

Bài viết liên quan

0