25/05/2017, 01:01

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Văn mẫu lớp 7

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Cao Bằng Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như núi, như người Việt Nam Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta ...

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Cao Bằng Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như núi, như người Việt Nam Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính ...

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Cao Bằng

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như núi, như người Việt Nam

Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.

Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

 Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

Dừng chân dứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:

Bác đến chơi đây ta với ta

lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:

Một mảnh tình riêng ta với ta.

đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trưức cảnh tình quê hương..ỗ

Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.

Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 2

Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỷ 19. Quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”. Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà huyện Thanh Quan.

Bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ”. “Tức cảnh chiều thu”.

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới Đèo Ngang lúc chiều ta, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.

Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng’ nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điẹu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

“Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phứp đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi – bài thơ non nước.

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 3

Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có hai nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, , góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỷ 19. Quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”. Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà huyện Thanh Quan.

Bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ”. “Tức cảnh chiều thu”.

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.

Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới Đèo Ngang lúc chiều ta, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.

Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cáilèu chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng’ nỗi buồn thấm thía vào 9 tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điẹu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhó kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn 4 phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trang nhớ quê, nhớ nhà:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

“Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phứp đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi – bài thơ non nước.

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 4

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng trong dòng văn học viết thời phong kiến. Thơ của bà còn lại không nhiều, chỉ khỏang sáu bài. Nhưng mỗi bài thơ là một viên ngọc quý lấp lánh bởi từ ngữ trang nhã và tinh tế, bởi âm điệu trầm buồn mang mác một nỗi niềm hoài cổ. Nhận xét về thơ của bà, sách giáo khoa Văn học 9, tập một, nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 có viết: “ … Thơ bà … buồn thương da diết…”

Qua việc tìm hiểu, phân tích bà thơ “Qua Đèo Ngang” của bà, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhận định trên.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu khái quát tòan cảnh không gian và thời gian:

“ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”

Không gian là Đèo Ngang, thời gian là buổi xế tà. Nhà thơ đến với Đèo Ngang khi một ngày vừa lụi tắt. Anh tà dương đã khuất sau rặng núi phía Tây. Cụm từ “ bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ dân gian “chiều tà bóng xế” gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác buồn mênh mang. Cảm giác ấy cứ lan tỏa dần theo vần “ a” ngân dài ở cuối câu như một nốt nhạc trầm sâu lắng. Không biết từ bao giờ, cảnh hòang hôn luôn gợi lên trong lòng người một cảm giác buồn da diết. Cảm giác này cùng với không gian chiều tà luôn là bối cảnh nền trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“ Chiều trời bảng lảng bóng hòang hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn”

( Chiều hôm nhớ nhà )

Hoặc trong bài “Thăng Long thành hoài cổ” ta cũng gặp hình ảnh tương tự:

“ Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

Trên cái nền trời “ xế tà”, tác giả tiếp tục ngắm nhìn khung cảnh Hòanh Sơn. Trong ánh mắt nhà thơ, cảnh vật hiện lên thật đẹp nhưng cũng thật hoang sơ:

“ Cỏ cây chen đa, lá chen hoa”

Cỏ cây chen với đá, lá xen lẫn với hoa. Phép liệt kê kết hợp với nghệ thuật điệp từ, nhân hóa “ chen” làm cho mọi vật vừa xô bồ lại vừa sống động. Chúng như có hồn, đang cố chen chúc nhau ngoi lên đón chút ánh sáng thừa còn sót lại ở trời Tây. Cảnh Đèo Ngang hoang vu vang lặng và đượm một cảm giác buồn khó tả.

Từ trên đỉnh đèo, tác giả phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh. Bức tranh Đèo Ngang lại xuất hiện thêm những hình ảnh mới qua nét bút của thi nhân:

“ Lom khom dưới núi tiều vài chu

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Nhà cửa và con người đã xuất hiện trong thơ, nhưng điều đó không làm cho cảnh vật Đèo Ngang bớt đi cái cảm giác buồn cô liêu hoang vắng. Con người chỉ là vài chú tiều đang lom khom đi dưới núi, nhà cửa chỉ có mấy căn nhà chợ rải rác bên sông. Các từ gợi tả “lom khom” “lác đác” được đảo ra đầu câu như muốn khắc họa sự bé nhỏ thưa thớt của đối tượng miêu tả. Tất cả như hòa lẫn, mất hút trong cái mênh mông lặng lẽ ở Đèo Ngang. Hình ảnh trong thơ đẹp như một bức tranh thủy mặc nhưng sao ta vẫn cảm thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn mang mác.

Nỗi buồn khó tả trong câu thơ được tăng lên gấp bội khi bức tranh tả cảnh Đèo Ngang được điểm tô thêm bởi tiếng kêu khắc khoải của chim rừng:

“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nhà thơ chuyển đổi cảm nhận từ thị giác sang thính giác để lắng nghe giữa muôn ngàn âm thanh của rừng núi tiếng kêu da diết của con chim quốc quốc, chim gia gia. Hòan tòan không phải là một sự ngẫu nhiên. Con chim quốc gợi nhớ về một điển tích xa xưa, vua nước Thục mất nước hóa thành chim, mãi kêu gào về một đất nước đã không còn. Còn chim gia gia, tiếng kêu thương về nỗi niềm xa cách quê nhà. Tiếng kêu thiết tha của chim hay chính là tiếng lòng của tác giả, một nữ sĩ tài hoa, một người lữ khách rời xa quê hương với Thăng Long huy hòang trong quá khứ, rời xa gia đình để vào kinh đô Huế nhận một chức nữ quan.Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo cùng phép tu tư nhân hóa, đảo ngữ đã diễn tả một cách sống động ngoại cảnh và tâm cảnh.

Từ nhìn thấy, đến nghe thấy rồi cảm thấy. Tâm sự của nhà thơ được cô đọng lại ở hai câu Kết chính là:

“ Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Câu thơ khái quát cảnh và tình của cả bài thơ. Trước mắt nhà thơ là khỏang không gian mênh mang rộng lớn ở Đèo Ngang. Và đứng trước cái bao la vô cùng vô tận ấy, con người bỗng trở nên nhỏ bé cô đơn đến lạ lùng. “Một mảnh tình riêng” không ai chia xe, chỉ một mình nhà thơ đối diện với chính mình. Cụm từ “ta với ta” cực tả cái cảm giác cô đơn của người lữ khách trên Cảnh càng mênh mông, tâm hồn càng trở nên trống trải. Hai chi tiết tương phản nhau khắc họa đậm nét nỗi niềm của tác giả

Tóm lại, đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nhưng hùng vĩ của “đệ nhất hùng quan” đất nước. Vẻ đẹp ấy được tô điểm bởi bàn tay tài hoa của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Phải thật sự yêu thiên nhiên, hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên cuộc sống, nhà thơ mới có những vần thơ hay và trang nhã đến thế. Có thể nói, Bà Huyện Thanh Quan đã gửi hết tâm tư tình cảm, nỗi lòng cua mình vào trong từng nét bút vần thơ. Để rồi, trong mỗi nét đẹp của thiên nhiên đều ẩn chứa tâm sự buồn thương của tác giả. Đúng như lời thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 5

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống trong nửa đầu thế kỉ XIX, quê ở làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh – bà được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”.

Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên người đời trân trọng gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.

Bà chỉ còn để lại sáu bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật: Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chơi Đài Khán Xuân Trấn võ, Tức cảnh chiều thu.

Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện.

Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà Huyện Thanh Quan sáng tác bài Qua Đèo Ngang. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.

Lần dầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”, lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thìa. Câu hai tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa, đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa”, thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang hai trăm năm về trước:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Nữ sĩ sử dụng phép đôi và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Điểm nhìn đã thay đổi: đứng trên cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động.là “lom khom”, đang vất vả gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà, chợ bên sống thưa thớt, lác đác, chỉ mấy cái lều chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” là để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cảnh thật hoang vắng, heo hút, buồn, hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo, nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con quốc quốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng” chứng tỏ nỗi buồn thấm thìa vào chín tầng sâu cõi lòng, tỏa rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương, sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Lữ khách là một nữ sĩ nên nỗi “nhớ nước”, nhớ kinh kì Thăng Long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bốn phía., rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Tác giả đã lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đểcực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà:

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Qua Đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kì thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ da dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mĩ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Bài thơ Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ của một thời và mãi mãi, bài thơ non nước.

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 6

Tả cảnh ngụ tình là một hình thức quen thuộc trong văn học trung đại. Mỗi bài thơ là một nỗi niềm tâm sự riêng tư, kín đáo, là những gửi gắm sâu xa. Nguyễn Trãi bâng khuâng, tự hào, nhớ thương da diết dĩ vãng xa xưa ở Cửa biền Bạch Đằng.Nguyễn Khuyên man mác, Ưu tư trong bài Câu cá mùa thu.Còn Bà Huyện Thanh Quan bàng bạc, lẻ loi khi bước chân Qua Đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Mở đầu bài thơ, nữ sĩ tả thời gian mình đặt chân đến:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Đó là khung cảnh buổi chiều nơi rừng núi hoang vu, tĩnh mịch.

Chiều ởchôn này thường buồn. Nỗi buồn len vào hồn, vào da thịt, sâu sắc, kín đáo và âm ỉ. Không buồn làm sao được trước cảnh bóng ngả, chiều buông sau đồi? Chữ “tà” với âm “a” nghe ngân vang, tha thiêt. Âm vang ấy như kéo dài ra, buổi chiều cô tịch như càng dài hơn. Và không buồn sao được khi người lữ khách là thi sĩ xa cách quê nhà với bao tình cảm luyến thương, sâu nặng?

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan nơi đây gợi chúng ta nhớ đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang sơ òa vào lòng nữ sĩ như một người thân, như muốn làm bạn đường để khuây khỏa nỗi buồn đau đáu:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Đây là một bức tranh gợi đường nét hài hòa, có cỏ, cây, hoa, lá, đá, núi đá, tảng đá, vách đá, chúng chen chúc nương tựa lẫn nhau.

Có bóng người xuất hiện dưới chân núi phía xa xa:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú.

và bên kia sông:

Lác đác bèn sông, chợ mấy nhà.

Trong hai câu thực này, chúng ta thấy nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đối ngữ, đổi trật tự cú pháp cùng với các từ láy “lom khom”, “lác đác” và các số từ vô định “vài”, “mấy” thật điêu luyện. Nhờ vậy, bức tranh thơ trở nên gợi cảm hơn, sắc sảo hơn nhưng hiu quạnh hơn.

Ởhai câu đề, chúng ta nói cảnh buồn, người buồn, một bức tranh thiếu bóng dáng con người. Còn ở hai câu thực này, con người đã xuất hiện, sao cảm giác buồn cũng chẳng vơi đi?

Đơn giản thôi! Có người đấy chứ! Cũng giống như Nguyễn Khuyến lấy “động” để tả “tĩnh”, ơ đây, Bà Huyện Thanh Quan lấy cảnh có con người đế tả cảnh thiếu con người. Cho nên nỗi buồn có tính chất tăng cấp.

Nếu như ờ hai câu đề chúng ta vừa đặt chân vào cửa ngõ của nỗi buồn, ở hai câu thực chúng ta tiến sâu thêm một bước nữa vào thế giới nội tâm của nỗi buồn thì ở hai câu luận, chúng ta sắp đến hang động của nỗi buồn:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Trong cảnh sắc hoang vu đó, tiếng chim quốc quốc vọng lên nghe não nề, đau đớn, xót xa; tiếng chim gia gia gào lên thảm thiết, mệt mỏi, rã rời.

Tương truyền chim quốc (chim cuốc) là hóa thân của Thục Đế, vì buồn đau mất nước mà ngày đêm kêu mãi không thôi. Còn chim gia gia (chim đa đa) là hóa thân của hai ông Bá Di, Thúc Tề, người đời Ân; khi nhà Chu cướp ngôi nhà Ân, cả hai bỏ vào núi Thú Dương ăn rau vi, đến chết không chịu ăn thóc nhà Chu.

Như vậy, ở hai câu luận nhà thơ vẫn giữ nguyên phép đổi trật tự cú pháp, phép đối ngữ và sử dụng thêm điển tích, phép nhân hóa và chơi chữ. Đặc biệt nghệ thuật chơi chữ rất uyên thâm: “quốc” là con chim quốc còn có nghĩa là “nước”; “gia” là con chim gia gia (đa đa) còn có nghĩa là nhà. Đó là phép chơi chữ vận dụng trên cơ sở của từ đồng âm khác nghĩa. Tất cả các biện pháp nghệ thuật này đã nói lên được nỗi trông trải, nhó' nhung, cô đơn, buồn thương da diết trong lòng nữ sĩ Thanh Quan. Phải chăng tiếng chim nơi thiên nhiên hoang dã đã khơi gợi trong lòng nhà thơ nỗi nhớ quê hương, xứ sở ởmiền Bắc mà bà vừa xa cách để về kinh đô để nhận chức “cung trung giáo tập”?

Thật ra, từ xưa đến nay, nhiều nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra rất nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, chẳng hạn, có ý kiến cho rằng tiếng chim khắc khoải ấy chính là nỗi niềm hoài cổ của nữ sĩ. Vì không bằng lòng với những tiêu cực của nhà Nguyễn đương thời nên nhà thơ nhớ thương, luyến tiếc nhà Lê trước kia.

Mặt khác, tâm trạng này thường gặp trong các bài thơ khác của Bà Huyện Thanh Quan. Trong hai câu kết bài Thăng Long thành hoài cổ,nữ sĩ viết:

Ngàn năm gương củ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Bây giờ, chúng ta hãy đến với trung tâm của cõi buồn ở hai câu kết: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Chao ôi! Khung cảnh thiên nhiên mênh mông quá, dịu vợi quá! Đứng giữa đèo Ngang nhìn đâu cũng chỉ thấy trời, non, nước nên một chút tâm sự riêng tư này biết tỏ cùng ai?

Đọc lại hai câu kết này, chúng ta chợt nhớ đến hai câu kết trong bài Bạn đến chơi nhàcủa Nguyễn Khuyến – thế hệ sau của Bà Huyện: Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

“Ta với ta” trong thơ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ là nhà thơ với bạn của mình (“ta” với “bác”). Còn “ta với ta” trong thơ nữ sĩ là một sự đốidiện của nữ sĩ với chính bản thân. Buồn, nhà thơ tìm đến cảnh thiên nhiên để giải khuây, đến với cảnh thì cảnh buồn hiu hắt, quay về với lòng mình thì gặp nỗi cô đơn.

Tóm lại, Qua Đèo Nganglà một bài thơ hay, hay bởi cách nhìn của một hồn thơ trác việt, vừa đắm say trước cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và mĩ lệ của đất nước, vừa thể hiện được tình cảm thâm trầm, sâu lắng củà con người; hay bởi lời thơ súc tích, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”.

Hình ảnh đèo Ngang trong thơ Bà Huyện Thanh Quan không bao giò' phôi pha trong tiềm thức của độc giả dù chưa một lần dặt chân đến đèo Ngang.

Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – Bài làm 7

Bài thơ “Qua đèo ngang” được bà Huyện Thanh Quan vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật . Với cách sử dụng ở luật thơ nghiêm ngặt về số câu, số tiếng, bố cục, gieo vần, luật đối liên song tác giả vẫn giúp người đọc hiểu được tình cảm sâu sắc kín đáo qua những hình ảnh thơ , tứ thơ .

Trong lòng văn thơ cổ VN có 2 nữ thi sĩ đc nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan . Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, trịch thượng, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm … Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ . Bằng cách sử dụng ngôn từ trang nhã, điêu luyện nhà thơ đã tả được bức cảnh thiên nhiên đèo ngang khi bà ta từ đàng ngoài vào đàng trong . Đồng thời lời thơ đã hàm ẩn tình cảnh hoài cổ, phủ nhận thực tại của nhà thơ

Mở đầu bài thơ , tác giả đã giới thiệu cảnh quan nơi đèo ngang qua những vần thơ

(2 câu đề ) “Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa ”

Câu thơ đã giới thiệu ko gian, thời gian để bắt đầu bước vào thế giới tâm hồn của chính nhà thơ . Cảnh đèo ngang đáng với ý nghĩa tên gọi của nó đầy hiểm trở, hoang sơ . Cảnh tượng ấy gợi lên trong con người cái nhìn heo hút , hiu quạnh . Cảnh tượng ấy lại còn được nói tới vào thời điểm vào lúc “bóng xế tà” . Đây là những lúc dễ dàng gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Đúng vậy ! Nhà thơ vừa mới bước tới Đèo Ngang thì bóng đã xế tà . Khái niệm của “bóng xế tà” như muốn biểu hiện 1 trạng thái tịch dương . Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . Đối với bà, việc đí từ đất thủ đô Thăng Long để đến vùng đất Cố Đô Huế là 1 sự thay đổi, là 1 bước ngoặt từ chế độ này sang chế độ khác . Song phải dã từ nhà Lê, để vào nhận chức Trung giáo tộc đây là 1 điểm bà ta phủ nhận nhưng vì hoàn cảnh xh nên bà Huyện Thanh Quan phải từ miền Bắc vào trong miền Nam là như thế . Có lẽ, cảnh chiếu hôm rất phù hợp với tâm cảm của nhà thơ . Cho dù bà ta có đến Đèo Ngang vào giấc bình minh hoặc giữa ban trưa thì ý thơ của tác giả rất phù hợp với tâm cảm của chính bà . Do vậy, đc đọc bài thơ “Chiều hôm , Nhớ nhà ” chúng ta cũng thấy bà Huyện Thanh Quan cũng nói đến cảnh buổi chiều như “chiều rời bản làng bóng hoàng hôn” tiếng thơ của bà Huyện Thanh Quan chỉ có thời điểm buổi chiều hay nói đúng hơn chỉ có buổi chiều mới biểu hiện đúng tình cảm của nhà thơ . Đó là 1 nỗi hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xh . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :

“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”

Từ cái nhìn thực tại ấy, cảnh quan trc’ mắt hiện lên trg tầm ngắm của nhà thơ. Để rồi nhà thơ mới nhận định tổng thể cảnh đèo Ngang. Lời thơ: “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Với cách sử dụng điệp từ và hiệp vần “Cỏ cây chen đá” và “lá chen hoa” cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy chứ! Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả n~ thực vật ấy lại đc hiển hiện trg 1 hoạt động “chen chúc”. Như vậy, cảnh tượng ở đây cho ta thấy là hoang vu, ko có bàn tay con ng` chăm sóc, vun tưới. Do vậy, sự vật ở đây trở nên sô bồ, hỗn độn, mọi vật cố gắng ngoi lên, chen lẫn để duy trì sự sống. Đứng trc’ cảnh tượng đó khiến cho con ng` càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con ng` đã hiu quặng, đơn chiếc càng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi.. Mới bước vào thế giới thơ ca của Bà HTQ ta đã cảm thụ đc 1 nỗi buồn của 1 thời đại đổi thay. Thời đại của nhà Lê. Vốn thuộc dòng tộc nên nhà thơ đã trung thành với triều đình. Nhưng làm sao có thể trung thành mãi đc 1 triều đại mục nát như thế. Hiểu đc hoàn cảnh đó ta mới thấu tỏ đc nỗi lòng của nhà thơ trg lúc này. Chẳng thế mà ng` ta vẫn thường khẳng định bước vào bài thơ của bà HTQ như bước vào 1 ngôi chùa cổ kính, thật tĩnh lặng nhưng cũng chất chứa rất n` nỗi niềm sâu kín.

Đến 2 câu thực, nhà thơ đã thể hiện cảnh sinh hoạt nơi đèo Ngang = n~ câu thơ:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

Ở 2 câu này, tác giả đã thực sự đứng trên vị trí đỉnh của đèo Ngang. Từ vị trí này, nhà thơ mới có thể quan sát tổng thể cảnh sinh hoạt nơi đây. Tác giả đã dùng thị giác để nhìn nhận n~ h. ảnh vài chú tiều, mấy nhà chợ cùng với n~ t/c lom khom, lác đác.

Với cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “ lom khom- lác đác, dưới núi- bên sông, tiều vài chú-chợ mấy nhà” nhằm để tạo sự nhấn mạnh, nổi bật ý thơ. Ngoài ra với cách nói đảo ngữ, tác giả đã thay đổi trật tự của câu thơ. Đúng ra câu thơ phải đc sắp xếp:

“Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bên sông.”

Thế nhưng, nhà thơ đã đưa vị ngữ lên trên đầu câu để nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt.

Với cách sử dụng n~ từ láy gợi hình “lom khom”, dáng vẻ thu gọn, gập ng`; “lác đác” tạo sự thưa thớt, vắng vẻ. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng n~ số từ “ vài-mấy” làm cho ng` đọc hiểu rằng cảnh sinh hoạt ở đây chỉ có 1 vài chú tiều trg dáng vẻ tiều tụy, bé nhỏ; thêm vào đó 1 vài ngôi nhà nằm rải rác ở bên ven sông. Cảnh sinh hoạt thật buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ n~ cảm giác hiu quặng, tẻ nhạt, trống trải.

Từ cảnh quan sinh hoạt đìu hiu, quặng quẽ ấy, nhà thơ đã bàn luận thêm cảnh quan nơi đèo Ngang qua n~ câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

= giác quan thính giác, nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh đèo ngang . Đc thể hiện = lối nói đối ngữ : nhớ nước – thương nhà; đau lòng – mỏi miệng; con cuốc cuốc – cái gia gia . T/giả đã tạo sự cân đối về nội dung ý nghĩa nhằm nhấn mạnh , nổi bật nội dung .

Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng cách nói đảo ngữ, trật tự, bình thường của câu :

“Con cuốc cuốc đau lòng nhớ nước
Cái gia gia mỏi miệng thương nhà”

Tuy nhiên, nhà thơ đã đưa những từ ngữ : nhớ nước , thương nhà lên đầu câu nhằm để nhấn mạnh nỗi niềm nhớ nước, tấm lòng thương nhà

Với cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa : con cuốc cuốc mà cũng nhớ nước đau lòng, loài gia gia mà cũng thương nhà mỏi miệng . Trong thơ ca, nghệ thuật này thường dùng để mang ý hàm ẩn . Đó ko phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim gia . Hay nói đúng hay đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Vì sao vậy ?

= cách nghệ thuật chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm : cuốc = quốc , hiện tượng đồng nghĩa : gia = nhà . Qua đó, giúp ta có thể hiểu đó là sự đau lòng, thương nhớ về đất nước , nỗi niềm mỏi miệng , suy nghĩ về quê nhà . Làm sao mà ko nhớ nước đến đau lòng , ko mỏi miệng vì thương nhà đc ? Bởi vì trong cách sử dụng điển tích , nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ , triều đại nhà Lê thời kì vàng son,hưng thịnh nay ko còn nữa mà đó là 1 triều đại nhà Lê mục rỗng, thối nát . Gia tộc của t/giả vốn trung thành với nhà Lê nhưng ko thể nào theo 1 chế độ bất tài , chác đáng trước hiện thực đáng lên án như thế này . Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà 1 bước ngoặt đổi đời . Vì vậy , với cách dùng h/ảnh cái gia gia để gợi về thủy chung, thương nhớ về quê nhà

Với tất cả những gì thấy đc và nghe đc đã tạo ra cảm xúc của t/giả trước thực tại, cảnh vật vắng lặng , đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng . Tình cảm này đc đúc trong 2 câu thơ cuối :

“Dừng chân đứng lại trời non nc
Một mảnh tình riêng ta với ta ”

Với nhóm từ “dừng chân đứng lại” đọc lên ta nghe như thừa vì khi dừng chân thì sẽ đứng lại . Nhưng ko, cách sử dụng từ ở đây muốn thể hiện trạng thái tĩnh gần như tuyệt đối của nhà thơ . Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng để rồi nhìn bao quát nơi Đèo Ngang : 1 bầu cao xa, cả dãy núi trùng điệp , dòng sông trải đầy . Như vậy, thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng” . Cách sử dụng từ của t/giả thật điêu luyện : đã ít vì chỉ có “một ” , lại còn rất nhỏ “mảnh” và cách dùng từ “tình riêng” càng cho ta thấy tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn của bà Huyện Thanh Quan . Sau đó lại sử dụng nhóm từ kết hợp “ta với ta” tưởng như có thêm tâm hồn con người nào khác , nhưng ko đây chỉ là 1 con người : thân xác, tâm hồn của nhà thơ . Như vậy thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau để nhấn mạnh, nổi bật ý nghĩa , tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .

Qua đèo ngang là 1 bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy đc bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh đèo ngang thật buồn vắng, tội nghiệp phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ , cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của t/giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan . Đúng là lượng thơ của t/giả rất ít, song cái khiêm tốn đó cũng đủ để tạo ấn tượng đó làm lay động lòng người . Có lẽ ai ai cũng biết đến bài thơ khi đọc hiểu về bà Huyện Thanh Quan . Thơ là tình cảm , là cảm xúc của con người là thế đấy .

Từ khóa tìm kiếm

  • đoạn văn ngắn viết về chim vẹt
  • nêu tác dụng của việc đảo trật tự từ hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan

Bài viết liên quan

0