28/05/2017, 20:14

Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Đề bài: Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” là tập truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục là tập hợp những câu chuyện li kì, có chứa đựng những yếu tố kì ảo, thong qua mỗi truyện, tác giả Nguyễn Dữ lại truyền tải những ...

Đề bài: Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” là tập truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục là tập hợp những câu chuyện li kì, có chứa đựng những yếu tố kì ảo, thong qua mỗi truyện, tác giả Nguyễn Dữ lại truyền tải những quan điểm về những vấn đề nhân sinh, những quan điểm tư tưởng về các hiện tượng nóng bỏng trong xã hội phong kiến. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong tập truyện này ...

Đề bài: Em hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” là tập truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục là tập hợp những câu chuyện li kì, có chứa đựng những yếu tố kì ảo, thong qua mỗi truyện, tác giả Nguyễn Dữ lại truyền tải những quan điểm về những vấn đề nhân sinh, những quan điểm tư tưởng về các hiện tượng nóng bỏng trong xã hội phong kiến. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong tập truyện này chính là truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Tác giả Nguyễn Dữ đã dựa vào cốt truyện của câu chuyện cổ dân gian để sang tạo thêm những chi tiết kì ảo và truyền tải những tư tưởng, thong điệp. Trong truyện cổ Vợ chàng Trương, câu chuyện kết thúc ở chi tiết Vũ Thị Thiết vì bị chồng nghi oan à gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình.

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, về cơ bản tác giả Nguyễn Dữ vẫn giữ nguyên những chi tiết chính của câu chuyện, nhưng Nguyễn Dữ đã có những sang tạo độc đáo ở phần kết thúc của tác phẩm. Nếu Chuyện chàng Trương kết thúc bằng cái chết đầy bi thảm của Vũ Thị Thiết thì tác giả đã sáng tạo từ chính cái kết đó. Vũ Thị Thiết sau khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang thì được Linh Phi cứu, sau đó hiện về dương gian gặp chàng Trương lần cuối để giãi bày tất cả tấm lòng, chứng minh tấm lòng trinh bạch.

Hình ảnh đài giải oan thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả Nguyễn Dữ, nhà văn thương xót cho số phận người liệt nữ Vũ Nương, tình cảm ấy được nhà văn truyền tải thông qua chính cái kết đầy tính nhân văn ấy. Mặc dù Vũ Nương không thể quay lại dương gian, không thể đoàn tụ với Trương Sinh nhưng cuối cùng thì nỗi oan khuất của nàng cũng đã được rửa sạch.

Vũ Thị Thiết là một người con gái điển hình cho hình mẫu người phụ nữ phong kiến, ở nàng không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà điều đáng quý hơn cả ở Vũ Thị Thiết chính là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất. Vũ Thị Thiết là người con gái quê Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Vũ Nương là một người vợ hiểu lễ nghĩa, hiểu và cảm thông với tính cách của chồng, bởi vậy mà dù Trương Sinh vốn có tính đa nghi, hay ghen thì nàng đều có thể dung hòa và không để xảy ra những xung đột vợ chồng.

                       

Vũ Thị Thiết cũng là một người vợ thủy chung, đầy tình nghĩa, khi Trương Sinh phải lên đường ra trận, nàng đau xót vì phải xa chồng, hạnh phúc gia đình cũng không được trọn vẹn. Nhưng nàng cũng là người có hiểu biết, có tấm lòng, hơn ai hết nàng hiểu được cái hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy mà Vũ Nương không mong Trương Sinh khi trở về đeo được ấm phong hầu mà chỉ cầu xin hai chữ bình yên “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấm phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”.

Sau khi Trương Sinh ra trận, Vũ Thị Thiết vừa chăm sóc con thơ vừa làm tròn bổn phận của người con, hiếu kính với người mẹ già. Vũ Thị Thiết coi mẹ của Trương Sinh như chính mẹ ruột của mình mà đối đãi, phụng dưỡng. Người mẹ già vì quá mong nhớ con trai ra trận mà sinh đau ốm, Vũ Nương hết lòng thuốc thang bái thần phật cũng như nói những lời ngọt ngào khôn khéo để động viên tinh thần của mẹ. Tấm lòng của Vũ Thị Thiết cũng được chính người mẹ chồng công nhận : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”.

Vũ Nương là một người mẹ sâu sắc, giàu tình thương với con cái. Vì không muốn bé Đản mặc cảm vì không có cha nên Vũ Nương đã nghĩ ra cách chỉ cái bóng trên tường của chính mình, và nói đó là Trương Sinh. Vũ Nương làm điều này như một cách bù đắp tình cảm cho đứa con nhỏ, cũng là cách thức để nàng vơi đi nỗi nhung nhớ chồng nơi chiến trận. Nhưng chính sự vô tình này cùng với tính cách đa nghi, nóng nảy của Trương Sinh đã gây ra nỗi oan khuất cho nàng.

Khi nghe bé Đản nói về người cha nào đó đêm nào cũng đến, Trương Sinh nổi cơn ghen thì đinh ninh là vợ hư, Trương Sinh về nhà mắng chửi, đuổi Vũ Thị Thiết ra khỏi nhà. Trước sự hiểu lầm của chồng, Vũ Thị Thiết đã cố gắng giải thích nhưng Trương Sinh cố chấp không chịu hiểu “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”.

Trước sự đa nghi, độc đoán của Trương Sinh, Vũ Nương đã không còn cách nào khác bèn lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng trinh bạch của mình. Nàng đã tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự vẫn, trước khi gieo mình, nàng đã nói lời thanh minh cho mình và tấm lòng trong sạch ấy được trời xanh chứng giám “ Kẻ bạc mệnh này số phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi co cá tôm, xim làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

Tấm lòng trinh bạch của Vũ Nương đã làm cảm động Linh Phi và được người cứu giúp. Vũ Nương sống ở dưới thủy cung thì gặp một người cùng làng là Phan Lang, nàng đã nhờ Phan Lang sau khi trở về thì nói với Trương Sinh hãy lập đàn giải oan bên sông Hoàng Giang, nàng ắt hiện về. Trương Sinh khi hiểu ra mình đã mù quáng nghi ngờ dẫn đến cái chết của vợ thì đã rất hối hận đau khổ, sau khi nghe những lời Phan Lang truyền đạt lại thì Trương Sinh đã lập đàn giải oan.

Vũ Nương hiện lên, hai người có cuộc gặp mặt sau bao nhiêu hiểu lầm, nhưng cuộc gặp mặt này không phải cuộc gặp mặt để đoàn tụ mà chỉ để cho Vũ Nương nói lời từ biệt với Trương Sin “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về dương gian được nữa”. Ta có thể thấy ở đây, đến những giây phút cuối cùng thì ở Vũ Nương vẫn tỏa ra những phẩm chất đáng quý, nàng bao dung, vị tha cho tất cả những lỗi lầm của Trương Sinh, mặc dù chính người chồng đầu gối tay ấp đã mang đến cho nàng bao nhiêu đau khổ, oan khuất.

Thực chất, chi tiết kì ảo cuối tác phẩm mà Nguyễn Dữ cố ý cho vào đó là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo, nhà văn muốn viết lên một cái kết tốt đẹp hơn cho người con gái Nam Xương đầy bất hạnh, cũng là cách nhà văn bộc lộ niềm cảm thông, bênh vực cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bởi vậy mà Chuyện người con gái Nam Xương thấm đượm tinh thần nhân văn sâu sắc.

Tiếc thương cho số phận của người con gái Nam Xương, Vũ Thị Thiết, nhà vua Lê Thánh Tông đã làm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” như thể hiện nỗi đồng cảm, thương xót. Trong bài thơ có những câu thơ tiêu biểu như:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
…”

Như vậy, qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa. Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

VŨ THỊ THIẾT

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 

PHÂN TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 

0