28/05/2017, 20:15

Phân tích cái đẹp trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Đề bài: Em hãy phân tích cái đẹp trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, xuất chúng của nền văn học Việt Nam, ở ông luôn có cái “ngông” của một tài năng, cá tính. Do vậy mà qua mỗi tác phẩm của ông, độc giả luôn cảm nhận được một cái chất riêng, ...

Đề bài: Em hãy phân tích cái đẹp trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, xuất chúng của nền văn học Việt Nam, ở ông luôn có cái “ngông” của một tài năng, cá tính. Do vậy mà qua mỗi tác phẩm của ông, độc giả luôn cảm nhận được một cái chất riêng, một nét đẹp độc đáo mang phong cách rất Nguyễn Tuân. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là môt tác phẩm như vậy, qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ xây dựng thành ...

Đề bài: Em hãy phân tích cái đẹp trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, xuất chúng của nền văn học Việt Nam, ở ông luôn có cái “ngông” của một tài năng, cá tính. Do vậy mà qua mỗi tác phẩm của ông, độc giả luôn cảm nhận được một cái chất riêng, một nét đẹp độc đáo mang phong cách rất Nguyễn Tuân. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là môt tác phẩm như vậy, qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ xây dựng thành công cốt truyện, diễn biến truyện mà điều đáng nói hơn cả đó chính là cái đẹp tỏa ra từ chính những nhân vật, cái đẹp khiến cho người đọc thầm mến, ngưỡng mộ.

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” viết về nhân vật Huấn Cao, một con người tài giỏi, kiêu bạc, nhưng vì chống lại triều đình mà bị bắt, giải về kinh chịu án chém, và trên đường chuyển lao đấy, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục, vốn là một “tay sai” của triều đình phong kiến nhưng viên quản ngục lại có những phẩm chất đáng quý, đó chính là coi trọng cái đẹp, tôn trọng người tài. Nơi lao ngục tối tăm, ẩm thấp nhưng cái đẹp của cái tài hoa, cái đẹp của nhân cách vẫn tỏa rạng làm cho người đọc không khỏi cảm mến, xúc động.

Điển hình của cái đẹp trong tác phẩm này ta có thể kể đến, đó chính là nhân vật Huấn Cao. Huấn Cao không chỉ là nhân vật trung tâm của tác phẩm mà còn là nhân vật tư tưởng nhà văn Nguyễn Tuân dày công xây dựng, truyền tải đến người đọc, người nghe. Huấn Cao là một con người tài năng, không chỉ trong văn chương, thi phú mà còn là một con người anh hùng, kiêu bạc sẵn sàng chiến đấu chống lại triều đình phong kiến mục nát, suy đồi. Huấn Cao vốn nổi tiếng là một người có tài viết chữ đẹp, chữ của ông vuông vắn, ngay ngắn lại thanh thoát, nhẹ nhàng.

               

Cũng vì tài viết chữ đẹp mà danh tiếng của Huấn Cao được nhiều người biết đến, nhiều người ngưỡng mộ, cảm phục. Và đây là lí do mà viên quản ngục có sự đối đãi đặc biệt, cùng với thái độ tôn trọng vơi Huấn Cao khi ông bị giải đến ngục lao của viên quản ngục này. Điều này khác hẳn với những tù nhân mà sự đối đãi của viên quản ngục như tiếp đãi một vi khách quý. Nhưng ở tình huống thực tại, Huấn Cao bị truy bắt bởi tội chống lại triều đình và đang trên đường lĩnh án phạt.

Như vậy, qua những nét phác thảo đầu tiên, ta có thể cảm nhận được ở nhân vật Huấn Cao không chỉ là một con người tài năng xuất chúng mà còn là một người anh hùng thực sự, bất bình trước sự tiêu cực của triều đình phong kiến, ông đã cùng những người chiến hữu đứng lên đấu tranh, kể cả khi thất bại và đứng trước án tử thì ông vẫn luôn ung dung, kiêu bạc thậm chí còn tỏ ra thái độ thách thức đối với triều đình phong kiến cũng như coi khinh những tên quan hách dịch.

Bản lĩnh hơn người là điều không thể không nhắc đến khi nói đến nhân vật Huấn Cao. Ông là người dám đấu tranh, hiên ngang đối mặt với hiểm nguy, thậm chí cả với cái chết đang cận kề. Tính cách này, bản lĩnh này ta sẽ thấy được khi theo dõi toàn bộ truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Bởi từ đầu đến cuối,Huấn Cao chưa từng một lần bộc lộ ra sự lo lắng hay sợ hãi trước cái chết, thậm chí ông còn vô cùng bình thản, ung dung khi đếm còn bao nhiêu ngày nữa thì lĩnh án tử. Hay ở thái độ thách thức, coi thường, chế giễu những viên quan bất chính, tàn ác, sống bằng xu nịnh, giả tạo.

Huấn Cao là một người có phẩm chất cao đẹp, lối sống thanh bạch nhưng lại vô cùng cứng cỏi, kiêu bạc. Điều này ta có thể thấy được trong cách ứng xử, thái độ coi thường của Huấn Cao với viên quản ngục. Khi chưa biết về con người thực của viên quản ngục thì dù được tiếp đãi hậu hĩnh thì ông vẫn dùng những lời lẽ coi thường dành cho hắn ta, qua đó ta thấy được sự ngay thẳng trong tính cách, dù trong hoàn cảnh nào thì cũng không dễ bị xoay chuyển, dù đối mặt với cái chết thì cũng không luồn cúi, xu nịnh hay dè dặt trước uy quyền.

Huấn Cao cũng là một con người chính trực, biết trọng cái đẹp, vì ngay khi biết mình hiểu lầm viên quản ngục thì ông đã thấy áy náy và quyết định tặng chữ cho viên quản ngục ngay trong cái tối tăm của nhà lao. Không những vậy, ông còn khuyên viên quản ngục thay đổi môi trường sống để không làm tổn hại đến phẩm chất thanh sạch vốn có.

Viên quản ngục là một viên quan chuyên giám sát, cai quản ở các nhà lao, thường thì những viên quan này thường vô cùng độc ác, tàn nhẫn không từ bất kì một thủ đoạn nào để hành hạ, buộc các phạm nhân phải nhận tội. Nhưng ấn tượng của ta về viên quản ngục trong truyện ngắn này lại hoàn toàn khác, đó là một con người “liên tài”, biết yêu cái đẹp, trọng người tài.Sự xuất hiện của viên quản ngục ở nhà lao này như một nốt nhạc thanh thoát, vang lên giữa những xô bồ, u ám. Người đọc như thoát ra được cái bức bối của không gian mà cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thanh thoát trong tâm hồn. Như đón nhận được một tia sáng mới giữa không gian u tối bủa vây.

Ngay khi biết Huấn Cao sẽ được giải về nhà lao do mình cai quản thì viên quản ngục vừa có những mong chờ lại có sự day dứt không yên, ông đã dặn thầy thơ lại dọn dẹp lại phòng giam, tiếp đón rượu thịt với Huấn Cao và những người đồng đội. Sự cảm mến chỉ được thể hiện lặng lẽ, dù có muốn xin được chữ của Huấn Cao để làm kỉ niệm nhưng ông không dùng uy quyền,vũ lực để dành được mà mong ước xuất phát từ tấm lòng chân thành, hồn hậu nhất. Cũng vì lẽ đó mà tấm lòng của viên quản ngục đã lay động được Huấn Cao. Khiến cho Huấn Cao có chút day dứt vì xuýt chút nữa đã “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Và đó cũng chín là yếu tố quan trọng tạo ra khung cảnh cho chữ đầy cảm động.

Từ đầu đến cuối, dù thái độ của Huấn Cao dành cho viên quản ngục là coi thường, thách thức nhưng viên quản ngục vẫn luôn dành cho Huấn Cao một sự cảm mến đặc biệt, dùng quyền lực của bản thân để ưu ái cho Huấn Cao khi ở nhà tù của mình. Như vậy ta có thể thấy sự tiếp đãi của viên quản ngục với Huấn Cao hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự ngưỡng mộ thầm kín, hoàn toàn không vụ lợi cá nhân. Một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp như vậy làm sáng bừng lên cái u ám, đen tối của tội ác nơi ngục tù. Và tấm lòng này cuối cùng cũng được thấu hiểu, đồng cảm bởi Huấn cao, người mà ông ta hết lòng coi trọng, ngưỡng mộ.

Và ngay khi nghe Huấn Cao khuyên ông hãy rời chốn xô bồ, tắm tối của nhà tù để tìm một môi trường sống khác, giữ cho thiên lương được trong sạch, viên quản ngục đã quỳ lạy và xin bái lĩnh. Tuy truyện ngắn “Chữ người tử tù” kết thúc ở chi tiết đó, cái kết được hé mở, không ai biết rằng sau đó viên quản ngục sẽ như thế nào? Nghe theo lời khuyên của Huấn Cao, tìm nơi trong sạch để sống hay tiếp tục làm công việc quản ngục nơi nhà lao u tối này. Nhưng xét vào thái độ chân thành, xúc động của viên quản ngục khi nhận những lời khuyên của Huấn Cao,ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng sau đó viên quản ngục sẽ thay đổi môi trường sống, tìm nơi trong sạch để thiên lương không bi vấy bẩn.

“Chữ người tử tù” mở ra một bối cảnh đặc biệt, đó là không gian của nhà lao, đó là cái tăm tối, u ám của tội ác của cái xấu. TRong sự bủa vây trọn vẹn đó vẫn có những con người như những luồng sáng thoát ra, sưởi ấm cả không gian,làm ấm lòng độc giả, đó là một con người tài năng, chính trực, sống một đời anh hùng, hiên ngang kiêu bạc, là một con người sống giữa tội ác, lọc lừa nhưng vẫn giữ được những phẩm chất thanh cao, đáng quý.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

CHU NGUOI TU TU

NGUYỄN TUÂN

PHÂN TÍCH CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN

HUẤN CAO

0