24/05/2017, 13:05

Phân tích bi kịch của Hộ trong truyện Đời thừa của Nam Cao

Phan tich bi kich cua nhan vat Ho trong truyen ngan Doi thua – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao. Truyện ngắn “Đời thừa” là một tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của ...

Phan tich bi kich cua nhan vat Ho trong truyen ngan Doi thua – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao. Truyện ngắn “Đời thừa” là một tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo. Họ khao khát một cuộc sống có ý nghĩa, một hoài bão lớn lao với sự nghiệp văn chương nhưng chỉ vì gánh nặng cơm áo, gạo tiền mà họ phải sống một cuộc ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bi kịch của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.

Truyện ngắn “Đời thừa” là một tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo. Họ khao khát một cuộc sống có ý nghĩa, một hoài bão lớn lao với sự nghiệp văn chương nhưng chỉ vì gánh nặng cơm áo, gạo tiền mà họ phải sống một cuộc sống như  “đời thừa”. Nhân vật chính của truyện ngắn đó là Hộ với bi kịch của một nhà văn, một trí thức giữa một xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là “xã hội chó đểu”. Hộ ý thức được phẩm giá, thiên chức cao cả của mình nhưng đành bó tay bất lực trước thời cuộc.

Bi kịch đầu tiên của Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương, dường như văn chương là khát vọng lớn nhất của anh. Các tác phẩm mà nhà văn Hộ tôn sung phải là “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”…Tác phẩm ấy phải chứa đựng một cái gì đó thật lớn lao và mạnh mẽ, nó ca tụng tình bác ái, sự công bình…Nó phải làm cho người gần người hơn. Hộ coi nghề văn là một nghề rất thiêng liêng, cần sự sáng tạo, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, đây chính là lí do mà Hộ chọn cách viết thận trọng. Quan điểm của anh rất đúng đắn, thế nhưng Hộ đã viết những gì? Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết, anh phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh tức giận với chính mình, anh khinh ghét những tác phẩm “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ văn quá ư là bằng phẳng dễ dãi của mình”.

Phan tich bi kich cua nhan vat Ho trong truyen ngan Doi thua

Nhiều lúc Hộ tự biến mình thành độc giả, hắn đỏ mặt, cau mày, nghiến răng, vò nát những trang sách do chính mình viết ra. Hộ tự mắng mình là một thằng khốn nạn, “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hộ tự nhận mình là một kẻ bất lương và chấp nhận cách viết như thế chính là vì sự ràng buộc của “áo cơm”. Chính những nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với lương tâm và trách nhiệm của mình, trong đầu anh luôn quay cuồng về giá cả sinh hoạt, những bữa cơm hàng ngày, anh phải viết thật nhanh để lo cho vợ con và chính anh không phải chết đói. Giá như anh cứ rứt bỏ cái mộng văn chương thì đời anh chắc không khốn đốn đến thế, anh nghĩ đến tác phẩm cho toàn nhân loại của anh nhưng chỉ là cho đớn đau chồng chất nhiều hơn. Đó chính là bi kịch cuộc đời viết văn của anh, người đọc như cảm nhận được sự đau đớn khủng khiếp từ chốn sâu thẳm của tâm hồn anh, một cái gì đó bỗng đổ sụp xuống sau một thời gian dài gây dựng, đấy chính là sự sụp đổ của một khát vọng đẹp và chân chính. Chao ôi! “đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn).

Hộ chấp nhận từ bỏ ước mơ chân chính của mình để làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha, nhưng chính trách nhiệm ấy đã mở ra một bi kịch khác trong cuộc đời của Hộ. Nhiều lúc hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”, chính câu nói này đã làm cho Hộ có ý nghĩ bỏ mặc vợ con mình. Nhưng anh đã không làm như vậy vì anh là người đặt “tình thương” lên hàng đầu, lẽ sống của anh là tình thương, chính anh cũng khẳng định một tác phẩm có giá trị là phải “ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình”. Hộ gặp Từ khi cô gái này đã bị dồn vào bước đường cùng, gã sở khanh đã bỏ rơi Từ khi biết cô có thai. Từ sinh con ra trong khó khăn, tủi nhục lạ còn phải nuôi thêm một bà mẹ già mù lòa. Họ chỉ biết khóc, khóc cho đến khi “bao xương thịt cứ tan ra thành nước mắt”. Và trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ, mở rộng đôi tay đón lấy Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Hộ an ủi và cưới Từ làm vợ để cứu vớt danh dự cho cô, rồi sau đó còn làm ma cho bà cụ Hành động này của anh chẳng phải là cao đẹp và dũng cảm lắm sao, anh đau khổ khi tên tuổi của mình ngày càng bị lu mờ nhưng với Từ và đàn con anh vẫn là biểu tượng sáng chói của tình thương.

Nhưng anh cũng không giữ được cái lẽ sống cao đẹp của mình, đó là khi anh kết luận: nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ của giấc mộng văn chương chính là Từ – vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Nhưng anh không biết rằng đó hoàn toàn không phải lỗi của vợ con anh, thất vọng, buồn chán anh tìm đến rượu như một liều thuốc để quên đi tất cả, nhưng chính những cơn say đó đã đẩy Hộ tiến sâu hơn vào bi kịch của cuộc đời mình, Hộ bỗng dưng trở thành một con quỷ, Hộ chửi bới vợ con thậm chí còn đòi chém cho chết hết cũng chính vì bởi cái kết luận mà anh đưa ra. Anh đã chỉ thẳng vào mặt Từ mà quát mắng: “Cả con mẹ mày nữa cũng đáng vật chết”, anh đã vi phạm vào chính lẽ sống mà anh đặt ra đó chính là “tình thương”. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà anh còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả, bi kịch này của anh lớn hơn gấp bội bi kịch về giấc mộng văn chương bởi lẽ sống tình thương là chỗ dựa của bao phẩm giá khác đã bị sụp đổ. Bi kịch này khủng khiếp và dường như không có lối thoát, nó đã bao trùm thành bi kịch của cả cuộc đời anh. Anh đổ lỗi cho vợ anh, con anh nhưng anh đâu biết rằng nguyên nhân chính là cái xã hội mà anh đang sống, chính cái xã hội ấy khiến anh phải lo “cơm áo gạo tiền” và từ bỏ giấc mộng văn chương, chà đạp lên lẽ sống mà anh trân trọng. Đó chính là sư bế tắc của anh và của cả thời đại mà anh đang sống khi không tìm ra lối thoát giữa cái xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát và tàn bạo đã bóp chết mọi ước mơ chân chính của con người.

Qua tấn bi kịch của Hộ, Nam Cao muốn lên án và kêu gọi mọi người xóa bỏ cái xã hội luôn thù địch với những ước mơ cao đẹp của con người, dồn con người ta vào cảnh ngộ cùng quẫn, đáng thương. “Đời thừa” đã bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn lớn Nam Cao, với tư tưởng này Nam Cao đã giúp cho nhân vật của mình đứng vững với tư cách một con người chân chính cho dù có trải qua bao thăng trầm của thời gian.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0