24/05/2017, 13:05

Phân tích bài thơ Tảo giải (giải đi sớm) của Hồ Chí Minh

Phan tich bai tho Giai di som cua Ho Chi Minh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tảo giải (giải đi sớm) trong Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh. Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là khoảng ...

Phan tich bai tho Giai di som cua Ho Chi Minh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tảo giải (giải đi sớm) trong Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh. Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là khoảng thời gian 13 tháng Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Trong thời gian ấy, Hồ Chí Minh bị đày ải, chuyển lao liên tục. Đọc bài thơ “Tảo giải” chúng ta ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tảo giải (giải đi sớm) trong Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh.

Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là khoảng thời gian 13 tháng Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Trong thời gian ấy, Hồ Chí Minh bị đày ải, chuyển lao liên tục. Đọc bài thơ “Tảo giải” chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn về hoàn cảnh bị giải đi sớm khắc nghiệt mà Người phải chịu đựng; nhưng trên hết, đó là tư thế ung dung, chủ động của người chiến sĩ- thi sĩ Hồ Chí Minh trước những thử thách gian nan của con đường cách mạng và tâm hồn yêu thiên nhiên của Người.

Có thể phân tách “Giải đi sớm” thành hai bài thơ nhỏ, mỗi bài tương ứng với một khổ thơ. Hai bài thơ nhỏ trong chùm thơ “Tảo giải” hoàn toàn có thể tách riêng ra, mỗi bài thể hiện một ý nghĩa độc lập; nhưng khi xếp chúng trong cùng một chum thơ, ý thơ từng bài bổ sung cho nhau, làm thành một thể thống nhất thể hiện sự vận động của thời gian và sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên.

giai di som ho chi minh

Mở đầu bài một đó là tín hiệu thời gian – tiếng gà gáy:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan”

Câu thơ này cho độc giả biết được hành trình bị giải đi của Hồ Chí Minh diễn ra và thời gian rất sớm, khoảng quá nửa đêm – rạng sáng. Không khó để có thể hình dung được cái khung cảnh tăm tối, lạnh lẽo bao quanh Người khi ấy. Với một người bình thường, ăn ngủ bình thường thì việc phải dậy sớm bất thật là một điều khó khăn, ấy vậy mà Người chiến sĩ Hồ Chí Minh bị ăn không no, không áo mặc, không tắm gội, bị xiềng xích chằng chịt phải thường xuyên chuyển lao, đi bộ nhiều ngày trời…vẫn ung dung tự tại ngắm trời đất: “Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.” Cái hay của câu thơ đó là sự vận động của trời đất được Hồ Chí Minh cảm nhận rất tinh tế với hồn thơ nhạy cảm của mình. Có thể nhận thấy một điều rằng dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn, khắc nghiệt đến đâu thì sự ung dung, tự tại của Người vẫn không thay đổi, ngay cả trong cảnh tù đày, mất tự do nơi đất khách quê người.

Sau hai câu tả cảnh sống động đó là hai câu khắc họa hình tượng trung tâm- người tù trong tư thế chủ động vượt lên trên mọi khắc nghiệt của thiên nhiên:

“Chinh nhân dĩ tại chung đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”
(Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.)

Hình ảnh người tù xuất hiện thật ấn tượng có phần ngạo nghễ, đường hoàng. Sự chủ động của người tù thể hiện ở chỗ, đã là người tù bị giải đi vậy mà Hồ Chí Minh vẫn tự nhận mình là “chinh nhân” với nghĩa là “người lên đường đi đánh giặc”, điều này bản dịch đã thể hiện được ý thơ trong nguyên tác. Sự chủ động ấy còn là sự không dễ dàng khuất phục trước thử thách, hoàn cảnh khắc nghiệt. Động từ “nghênh diện” trong bản gốc là từ đắt, thể hiện rõ nét tính chất chủ động của người tù, đối mặt với sự khắc nghiệt của “thu phong trận trân hàn” đồng thời thể hiện tư thế hiên ngang, bản lĩnh ngạo nghễ của người tù. Với bản dịch, “rát mặt” chỉ thể hiện được sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà thôi.

Bốn câu thơ đầu hay chính là bài một đã tái hiện bức tranh chuyển lao khi tời chưa sáng mà nổi bật lên đó là hình tượng con người chiến sĩ cách có nghị lực có ý thức: “Muốn lên sự nghiệp lớn – Tinh thần phải càng cao”. Tình yêu thiên nhiên cao độ đã giúp người tù bớt đi sự cô đơn, lẻ loi.  Người luôn lấy thiên nhiên làm bạn, trong “Tảo giải”, dường như “chòm sao” cũng khởi hành cùng người tù vậy. Ở đây, tinh thần “thép” đã được phát huy tối đa, ta có thể liên hệ với đoạn thơ sau của Người:

“Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu.”
(Trên đường)

Đến bài thơ thứ hai, người đọc bắt gặp một cảnh tượng thiên nhiên rất tuyệt, làm bừng sáng cả bài thơ với sắc hồng phía đông chân trời:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không.”

Hồn thơ nhạy cảm của Hồ Chí Minh thể hiện trong từng câu chữ Người miêu tả thiên nhiên. Tứ thơ có sự vận động mạnh mẽ cùng với từng bước chân trên đường giải lao. Xua tan đi bóng đêm giá lạnh, tăm tối ở khổ đầu, một không gian tràn ngập ánh sáng được mở ra ở đây. Vẫn là không gian rộng mở, nhưng con người không bị bao phủ bởi bóng tối nữa mà là hòa mình vào ánh sáng. Hồ Chí Minh luôn hiểu rõ và vận dụng hiệu quả quy luật của tự nhiên:

“Sự vật vần xoay đã định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi”

Cùng với ánh sáng mặt trời, đó là hơi ấm bao phủ lên cảnh vật. Dấu hiệu của sự sống với sinh khí mới tràn ngập khiến cho con người  được tăng thêm sức mạnh:

“Noãn khí bao la toàn vũ trụ
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.”
(Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.)

Ta lại bắt gặp hình ảnh “hành nhân” với ý nghĩa là “người đi đường” theo nghĩa bình thường nhất. Nếu như ở khổ đầu tiên, Hồ Chí Minh tự nhận mình là “chinh nhân” để cương trực đối diện với thực tại khắc nghiệt không thì sẽ bị hoàn cảnh nhấn chìm thì ở khổ hai này, Người chỉ nhận mình là “hành nhân” bởi lúc này, thiên nhiên đã tươi sáng, ấm áp thì người tù chỉ cần nhẹ nhàng hòa mình với thiên nhiên và chính lúc đó, người tù đã vượt xa thực tại, trở thành một thi sĩ, một chính khách, một chân nhân.

Không phải đến “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh mới có thơ trên đường đi chuyển lao. Đề tài “giải đi đày” cũng đã xuất hiện trong thơ xưa nhưng phải đến các bài thơ trong tập thơ đặc biệt này của Người mà cụ thể là “Tảo giải” ta mới bắt gặp tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Đó là những tuyệt tác từ hồn thơ của một người tù – một chiến sĩ cách mạng.

“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
(Hoàng Trung Thông, “Đọc thơ Bác”)

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0