25/06/2018, 11:17

Phân Tích 6 Câu Đầu Bài Đàn Ghi Ta Của Lor-Ca Tác Giả Thanh Thảo

(Văn mẫu lớp 12) – Anh chị hãy phân tích sáu câu thơ đầu của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo Đề bài: Phân Tích 6 Câu Đầu Bài Đàn Ghi Ta Của Lor-Ca Tác Giả Thanh Thảo Bài Làm Thanh Thảo là cây bút tiên phong trên con đường hiện đại hóa thơ Việt ...

(Văn mẫu lớp 12) – Anh chị hãy phân tích sáu câu thơ đầu của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo

Đề bài: Phân Tích 6 Câu Đầu Bài Đàn Ghi Ta Của Lor-Ca Tác Giả Thanh Thảo

Bài Làm

Thanh Thảo là cây bút tiên phong trên con đường hiện đại hóa thơ Việt Nam theo hướng tượng trưng, siêu thực. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Thơ Thanh Thảo. Thơ Thanh Thảo chú trọng khai thác cái tôi nội cảm với nhiều ngôn từ mới mẻ và hình ảnh gợi lên liên tưởng đa chiều. “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện nỗi đau xót của Thanh Thảo trước cái chết bi thảm của Lor-ca, qua đó bộc lộ thái độ ngượng mộ người nghệ sĩ thiên tài đại diện cho khát vọng tự do và tinh thần cách tân nghệ thuật của thể kỉ XX. Với sáu câu thơ ngắn gọn dưới đây, Thanh Thảo đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp của đất nước Tây Ban Nha và bức tranh tự họa của Lor-ca.

dan ghita cua lorcaPhân Tích 6 Câu Đầu Bài Đàn Ghi Ta Của Lor-Ca Tác Giả Thanh Thảo

“những tiếng đàn bọt nước 
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 
li-la li-la li-la 
đi lang thang về miền đơn độc 
với vầng trăng chếnh choáng 
trên yên ngựa mỏi mòn”

Lấy cảm hứng từ những bài thơ và nhất kaf từ những phút giây bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca, nhà nghệ sĩ thiên tài Tây Ban Nha, Thanh Thảo viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Bài thơ được in trong tập Khối vuông ru bích là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Thảo giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

Tây Ban Nha là một đất nước nổi tiếng ở Tây Âu với những chiếc cối xay gió cổ truyền, tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và lễ hội đấu bò truyền thống. Tây Ban Nha còn là quê hương của cây đàn ghi ta với những bản nhạc, bài ca bốc lửa hoặc du dương gắn liền với tên tuổi nhà thơ – nhạc sĩ Lor-ca mà cái chết của ông đã trở thành một trong những sự kiện trong lịch sử Tây Ban Nha hiện đại.

Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gat-xi-a Lor-ca là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Lor-ca có một một nhân cách cao đẹp. Ông vừa cổ vũ nhân dân đấu tranh đòi quyền sống chính đáng vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật. Ảnh hưởng của Lor-ca cùng tài năng khác khiến chính quyền phản động thân phát xít lúc đó hoảng sợ. Chúng bắt giam chết ông một cách dã man. Lor-ca trở thành một biểu tượng và là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

Lor-ca – người nghệ sĩ cách tân đơn độc trong khung cảnh chính trị và văn hóa Tây Ban Nha những năm 30 của thế kỉ XX:

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 
li-la li-la li-la 
đi lang thang về miền đơn độc 
với vầng trăng chếnh choáng 
trên yên ngựa mỏi mòn”

Thanh Thảo sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ẩn dụ mới mẻ, độc đáo, gợi liên tưởng sâu sắc. “những tiếng đàn bọt nước” câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác. Âm thanh êm nhẹ, bồng bềnh không chỉ được nghe bằng tai mà còn được nhìn bằng mắt và được cảm nhận bằng một linh giác nhạy cảm. Cây đàn luôn gắn bó với Lor-ca. Nói đến anh, người ta nhắc đến cây đàn cùng những khúc ca say sưa ngợi ca cuộc sống và ước mơ được chết cùng cây đàn ghi ta của anh. “tiếng đàn bọt nước” thể hiện sự tinh tế, mong manh của tiếng đàn mới mẻ, của ước vọng đổi mới nền nhạc già nua ở người nghệ sĩ thiên tài. Tiếng đàn vang lên những âm thanh đầy dự cảm, hé mở về số phận của nhân vật. “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” cụm từ “áo choàng đỏ gắt” làm vị ngữ cho chủ ngữ “Tây Ban Nha” mang ý nghĩa khái quát một biểu tượng văn hóa đặc trưng của đất nước này, những lễ hội phong tục đấu bò tót, đồng thời hàm ý phản ánh một thời kì lịch sử đen tối của đất nước. Âm thanh tiếng đàn “li-la-la-li-la” vang lên như một điệp khúc rộn rang mà du dương. Âm thanh tiếng đàn còn gắn với một loài hoa rất đẹp được nhắc đến nhiều trong thi ca. Âm điệu của tiếng đàn cũng như âm điệu của bài thơ vừa tha thiết , dìu dắt đắm say lòng người lại vừa đau đớn, xót xa. Trong tiếng đàn ấy, Lor-ca bước đi:

“đi lang thang ve miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng 
trên yên ngựa mỏi mòn”

Một loạt các từ gợi hình “lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” cùng các hình ảnh “miền đơn độc”, “vầng trăng” ,”yên ngựa” khắc họa hình ảnh Lor-ca như một lãng tử yêu tự do , một nghệ sĩ say mê nghệ thuật, khao khát cách tân nghệ thuật, một kị sĩ kiêu dũng, đi giữa cuộc đời mà luôn cảm thấy cô đơn. Các thanh mang thanh trắc “nước” “gắt’ “độc” “choáng” cho ta cảm nhận về một cuộc đời đầy trắc trở.

Chỉ sáu câu thơ ngắn gọn, những những hình ảnh ẩn dụ kết hợp âm thanh, màu sắc diễn tả những nỗi đau, những dự cảm thường xuất hiện trong thơ Lor-ca, Thanh Thảo đã khái quát được cả một cuộc đời bất hạnh, dựng được bức chân dung tự họa của Lor-ca. Đó là bức chân dung của một thanh niên có lí tưởng mà bị vùi dập dưới bàn tay tàn bạo của bọn phát xít.

 >> XEM THÊM: cảm nhận về cái chết của lorca

0