25/05/2017, 09:49

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Văn mẫu lớp 9 4.78 (95.56%) 383 votes Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Đồng Nai Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc ...

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Văn mẫu lớp 9 4.78 (95.56%) 383 votes Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Đồng Nai Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã ...

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Đồng Nai

Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.

“Thói” là lối, cách sống hay hoạt động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành quen. Ta thường nói: “Thói hư, tật xấu; dở thói du côn đầu bò; mãi mới bỏ được thói hút xách nghiện ngập; thói ăn chơi đua đòi’. Tục ngữ có câu: “ Đất có nghề, quê có thói”, hoặc “ Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn”…

Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại “xịn”. Từ bộ váy, bộ vết đến đôi giày, đồng hồ, túi xách…phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ,… mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách!

Ăn thì đặc sản, uống thì rượu Tây, mỗi cuộc nhậu phải chi vài “vé”. Chơi thì quán nhảy, vũ trường, karaokê thâu đêm suốt sáng, dập dìu gái đẹp trước sau. Họ vênh váo, vênh vang lắm!

Hiện tượng “ mắt xanh môi đỏ”, nhuộm tóc vàng, móng chân móng tay nhuộm đỏ, trai đeo khuyên tai… ta thường thấy ở một số học sinh hư.

Là quý tử, tiểu thư, con ông này bà nọ, chức trong quyền cao, vàng bạc đầy két,… đua đòi ăn chơi là có nhẽ. Ta thường nghe họ nói: “ Chết cũng không mang được của nả sang thế giới bên kia! Có tiền thì ăn chơi mua sắm cho sướng!”. Nghe họ nói và buồn cười.

Có một số kẻ, tiền bạc chẳng có nhiều thế mà cũng ăn chơi đua đòi, lười lao động, trốn học bỏ học. Có kẻ vì ăn chơi đua đòi mà sa ngã như những kẻ trộm cắp, hút chích, cờ bạc, mại dâm, v.v… Có nhiều gia đình con cái ăn chơi đua đòi rồi trộm cắp, tù tội… mà bố mẹ mang tiếng xấu xa ê chề!

Nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.

Học được một diều hay, rèn được một đức tính tốt thì rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi sẽ bị sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “Chọn bạn mà chơi” là bài học rất bổ ích để mỗi chúng ta tu dưỡng đạo đức, tính tình.

Ăn chơi đua đòi là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp ai cũng muốn, nhưng phải hợp lí, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới. HÌnh ảnh nhựng học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta là những tấm gương để ta noi theo.

Hay gì, đẹp gì thói ăn chơi đua đòi!

Rất đáng chê! Con đường ăn chơi đua đòi là con đường tội lỗi !

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Bài làm 2

Trong mỗi con người chúng ta, gồm có 2 mặt đó là mặt tốt và mặt xấu không có ai là ở trong con người là sự hoàn thiện, những người bên ngoài tốt thì chưa chắc bên trong đã tốt và những người bên ngoài xấu chưa chắc đã xấu. Ở trong mỗi con người đều có những thói xấu. Thói là sự việc thường lặp đi lặp lại theo chiều hướng tiêu cực chứ không phải tích cực và lâu ngày rồi cũng thành quen như thường đã nói: “thói hư, tật xấu” chứ đã có ai nói là: “thói ngoan, tật tốt” chưa? Tôi chỉ nghe thấy từ: “thói hư, tật xấu” thôi chứ chưa bao giờ nghe đến từ: “thói ngoan, tật tốt” cả. Các hiện tượng tính xấu trong xã hội còn rất nhiều cũng như thói ăn chơi đua đòi vậy, thói ăn chơi đua đòi là 1 hiện tượng xấu trong xã hội. Nó là hiện tượng xấu của giới trẻ và nó diễn ra xung quanh ta và ngay trước mắt ta và nó cũng là “thói xấu” rất đáng chê trách.

Thói ăn chơi đua đòi là sự bắt đầu của một số người ăn chơi và sau đó những người đó kéo những người bình thường vào cuộc sống bắt chước, cuộc sống của sự đua đòi, đua đòi về cách sống, cách xài đồ xịn, đắt tiền…. Chạy theo những đồ vật phẩm bên ngoài theo mốt, từ những vật phẩm bên ngoài lẫn bên trong đều phải là hàng hiệu, đắt tiền, nhập từ nước ngoài vào mua bằng đô-la thì xài mới vip. Có kẻ thì muốn khoe nhà mình giàu, mình nhiều tiền. Có thể nói là từ đầu đến chân và từ trong ra ngoài đều phải mốt, đều phải xịn, dùng phải vip. Nào là thi ăn đặc sản, uống rượu tây mà thậm chí có người chưa đủ tuổi cũng uống do bị lôi kéo, mỗi cuộu nhậu nhẹt thì phại chi vài vê, rồi thì vào vũ trường, đi karaoke thâu đêm đến sang, dập dìu gái đẹp phía sau. Hiện tượng sơn móng tay, móng chân, mắt xanh mỏ đỏ, trai đeo khuyên tai…. Ta cũng thấy có nhiều ở trường học đối với những học sinh hư hỏng là con của những ông những bà quyền cao, chức trọng, tiền thì chất đầy như núi, là các cậu ấm, tiểu thư có thể nói rằng đây toàn là dân chơi. Có một số nhà thì nghèo rớt mùng tơi, tiền bạc thì cũng chẳng bằng ai mà cũng thích chạy theo mốt gọi là của dân chơi rồi kết quả là sao đây? Chắc chắn là bán nhà, bán cửa, bỏ học, trộm cắp, nghiện ngập, tù tội để kết quả là bố mẹ vẫn phải gánh chịu hết. Có nhiều chuyện viết về như là có 1 người nhà giàu và 1 người nhà nghèo, tên nhà giàu thì lúc đi học không hề thèm học và chỉ biết ăn chơi thậm chí coi khinh anh nhà nghèo, còn anh nhà nghèo thì hồi nhỏ học hành chăm chỉ và kết quả của 2 người này ra sao đây ạ? Kết quả của anh nhà nghèo là lớn anh nhà nghèo làm giám đốc cho 1 công ty còn tên nhà giàu thì ăn chơi hết tiền phải đi đánh dày, gặp phải anh nhà nhà ngheo hồi trước mà mình khinh bỉ mà cảm thấy xấu hổ. Nhân dân Việt Nam ta vốn cần cù và giản dị trong làm ăn, sinh sống vậy mà lại nhiễm thói ăn chơi đua đòi làm ô nhiễm đức tính cao đẹp đó của nhân dân ta, đó là 1 hiện tượng tiêu cực trong đời sống của chúng ta, trái hẳn nếp sống, đạo lí của nhân dân và con người Việt Nam. Nếu học một điều hay, một đức tính hay thì có vẻ rất khó, nhưng thói ăn chơi đua đòi lại học rất dễ nhưng nó lại học theo 1 chiều hướng tiêu cực và dễ bị sa ngã.

Tóm lại thói ăn chơi, đua đòi là 1 hiện tượng xấu trong xã hội, nó làm ảnh hưởng đến đức tính giản dị, cao đẹp của con người Việt Nam. Ăn ngon mặc đẹp thì ai mà chẳng muốn riêng tôi còn muốn nữa là nhưng cũng phải biết cân nhắc, biết hạn chế, hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh. Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là tấm gương sáng cho ta noi theo nên các bạn đừng bao giờ noi theo tấm gương xấu.

Nghị luận xã hội về thói ăn chơi, đua đòi của học sinh thời nay – Bài làm 3

Hiện nay, qua các kênh truyền thông, chúng ta đều biết những lời phàn nàn trước lối sống của giới trẻ. Điều đó làm đau đầu không chỉ các bậc phụ huynh. Đã vậy, thực trạng xã hôi ngày càng đáng báo động hơn khi có một bộ phận không nhỏ giới trẻ quan niệm rằng: “Thanh niên, học sinh biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường … thế mới là cuộc sống “sánh điệu” của tuổi trẻ thời nay”. Không chỉ dành riêng cho thanh niên, quan niệm này đã khiến những người có suy nghĩ phải trăn trở.

Sành điệu là người am hiểu sâu sắc một hay một số lĩnh vực nào đó, có kinh nghiệm và biết thưởng thức, đánh giá giá trị của sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực mà họ quan tâm, hiểu biết… (chơi nhạc sánh điệu, chơi tem sành điệu, chơi đồ cổ sành điệu, chơi cây cảnh sành điệu, trang phục sành điệu, nói tiếng Anh sành điệu …). Vậy, cách sống “sành điệu” mang ý nghĩa tích cực này là một cuốc sống tốt đẹp, đáng ca ngợi, biểu dương vì nó hướng đến cái đẹp, cái hài hòa, thanh lịch trong cuộc sống, khẳng định tài năng, sự thành đạt của con người…Quan niệm “Thanh niên, học sinh biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường…thế mới là cuộc sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời nay” là quan niệm sai lầm. Từ “sành điệu” này hiểu theo cách nghĩ lệch lạc, nó đồng nghĩa với việc ăn chơi, đua đòi, lãng phí, chạy theo những giá trị ảo … trong cuộc sống hiện đại.

Cách sống sành điệu theo nghĩa tiêu cực này được giới trẻ biểu hiện qua việc biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường, sử dụng hàng hiệu, dùng hàng hóa đắt tiền và khác người, ăn chơi ở những nơi sang trọng, sống thử… Đó là cách sống thiếu lành mạnh và phùy phiếm, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc… Nguyên nhân của điều này là ở việc giới trẻ luôn thích cái mới lạ, khao khát muốn khẳng định mình, muốn được người khác chú ý, tự tạo phong cách riêng bằng cách sống khác người nhưng sống “sành điệu” theo nghĩa tiêu cực – chỉ chú trọng đến những biểu hiện bên ngoài. Nguyên nhân thứ hai đến từ quan niệm ăn chơi sành điệu “nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường” là “đẳng cấp” để đánh giá một con người. Cuối cùng , quan niệm này chịu ảnh hưởng từ phim ảnh, lối sống thực dụng của giới trẻ phương Tây, sự buông lỏng quản lý giáo dục từ gia đình…

Lối sống sai lầm gắn với quan niệm tiêu cực, thiển cận này sẽ gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Nó sẽ khiến giới trẻ không biết trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống, mất thời gian, tiền bạc, sức khỏe vào việc ăn chơi, đua đòi, mua sắm. Từ đó nó tạo cho họ thói quen tiêu xài phung phí , chỉ biết đến hưởng thụ, ỷ lại, không quan tâm đến việc học tập và công lao khó nhọc của cha mẹ. Một khi chạy theo lối sống thực dụng, đam mê những giá trị ảo, chỉ đánh giá người khác qua vẻ hòa nhoáng bên ngoài, thanh niên sẽ dần mất đi nhân cách: nói dối, lâm vào cảnh nợ nần, sa vào các tệ nạn xã hội,…

Để giải quyết tính trạng này, các cấp quản lý phải có quy định nghiêm ngặt về tuổi tác cho phép thanh niên hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường. Gia đình và nhà trường cũng phải chú trọng giáo dục những giá trị tinh thần cao đẹp cho học sinh, hướng các em đến môi trường vui chơi lành mạnh. Nhưng trên hết, chính bản thân giới trẻ phải có ý thức, biết xác định cách sống “sành điệu” mang ý nghĩa tích cực; biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn; không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu…

Có nhiều cách lành mạnh để chứng tỏ mình sành điệu chứ không phải theo cách thể hiện mình một cách lệch lạc kiểu “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường…”. Giới trẻ cần phải hiểu sành điệu là một giá trị sâu sắc, bền vững không chỉ thể hiện ở vẻ bề ngoài. Nó còn là thước đo về giá trị đích thực, tài năng, sự thành đạt của con người. Biết xác định và hướng theo những giá trị tinhh thần cao đẹp, những khuynh hướng thẩm mĩ  … mới là sành điệu đúng nghĩa.

0