06/02/2018, 10:59

MS169 – Vào vai người cháu trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. Em hãy kể lại kỉ niệm về những tháng năm sống bên bà.

Đề bài: Vào vai người cháu trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. Em hãy kể lại kỉ niệm về những tháng năm sống bên bà. Bài làm Mùa đông đã đến trên đất Nga, đó là lúc mà tôi cảm thấy buồn nhất vì mọi thứ ở đây thật hoang sơ, ghê rợn do cái lạnh mà những cơn mưa, tuyết ...

Đề bài: Vào vai người cháu trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. Em hãy kể lại kỉ niệm về những tháng năm sống bên bà.

Bài làm

Mùa đông đã đến trên đất Nga, đó là lúc mà tôi cảm thấy buồn nhất vì mọi thứ ở đây thật hoang sơ, ghê rợn do cái lạnh mà những cơn mưa, tuyết giá tạo nên. Sáng nay, tôi thức dậy sớm, co ro trong lớp áo khoác dày sụ và vội kéo tấm màn ra từ tầng trên của khu kiến túc xá nhìn ra ngoài, tôi chợt nhìn thấy một làn khói được tỏa ra từ trong ống khói của ngôi nhà đằng xa kia, nhìn làn khói tôi chợt nhớ về người bà ở quê nhà với bao kỉ niệm vui buồn đan xen nhau. Nhớ đến bà bỗng dưng tôi nhớ đến những lúc ngồi bên bếp lửa hồng cùng bà sưởi ấm, vừa canh nồi bánh chưng vừa sôi và đón giao thừa. Chao ôi! Nhớ lắm cái hương vị quê nhà. Cầm tách cà phê, tôi miên man trong dòng hồi tưởng về quá khứ.

Quá khứ hiện lên như một thước phim chậm, in đậm dấu ấn một thời ấu thơ. Hai mươi năm đã trôi qua, có lẽ kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, xóa nhòa trong kí ức đó là cái năm đói mòn, đói mỏi của năm Ất Dậu(1945) ấy, người chết như ngả rạ, người sống thì vật vờ như bóng ma. Cả làng tôi, nhà nào cũng rơi vào cảnh đói thê đói thảm. Nhà tôi, bố tôi phải lên phố kéo xe gầy rạc cả người mà cả nhà chỉ rau cháo cầm hơn để sống qua ngày. Xóm làng thì tiêu điều ngập tràn trong mùi khói, nghĩ lại đến giờ sống mũi tôi vẫn còn cay, nước mắt cứ chực ứa ra. Thế nhưng theo thói quen, độ gà gáy canh ba là bà tôi đã trở dậy. Bà lặng lẽ nhóm bếp lửa rồi chẳng có gì để nấu. Bà nhìn ánh lửa mà nước mắt bà tuôn trào. Nhiều hôm tôi bắt gặp bà khóc bên bếp lửa nhưng tôi ngây thơ nào có hiểu bà khóc vì lẽ gì. Do ngây thơ nên tôi cứ tin vào lời của bà: ‘‘Bà khóc vì khói làm cay mắt bà đấy thôi”. Tôi tò mò nên hỏi: ‘‘Sao khói không làm cay mắt cháu bà nhỉ’’. Bà cười, nụ cười sao mà buồn đến thế! Rồi bà ôm tôi vào vòng tay ấm áp của bà. Qua năm sao, kháng chiến bùng nổ, bố mẹ tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng. Suốt tám năm ròng rã đó, tôi sống trong vòng tay yêu thương của bà, bên chiếc bóng lầm lụi của bà và bên bếp lửa hồng mà bà nhen lẽn mỗi sớm chiều. Tình cờ bên bếp lửa ấy, tôi được nghe bà kể về cuộc đời của bà những ngày còn ở Huế. Đó là một cuộc đời cơ cực, lầm than mà bà phải gánh chịu. Rồi bên bếp lửa ấy tôi được bà dạy bao bài học làm người, nâng bước cho những giấc mơ cao đẹp trong cuộc đời tôi. Ánh lửa bập bùng nơi góc bếp cũng chính là ngọn đèn giúp tôi học bài và làm bài. Ánh lửa ấy như có sức truyền cảm, mang đến sự ấm áp cho tâm hồn bé thơ của tôi. Và bà đã trở thành chổ dựa tinh thần vững chắc cho tôi, bà thay cha, thay mẹ chăm sóc tôi nên người. Ơn bà cháu nhớ mãi bà ơi! Nhớ bà, tôi nhớ cái ngày giặc càng vào làng. Đó là một buổi trưa hè oi ả, cả làng đang yên ắng. Bỗng dung tiếng nổ sung vang lên rầm trời. Rồi tiếng gào thét thất thanh:’’giặc càn, giặc càn bà con ơi!’’. Bà chỉ kịp cắp chiếc nón, vơ vội áo quần cho tôi, rồi vội xốc tôi lên vai chạy một mạch sang làng bên lánh nạn. Giặc rút, hai bà cháu lại dắt díu nhau trở về nhưng về đến làng một cảnh tượng thật hãi hùng. Ngôi làng tiêu điều, nhà cửa cháy rịu, ruộng vườn tan hoang. Bà lặng lẽ đứng trước ngôi nhà của mình, giờ chỉ là một đống tro tàn. Có lẽ bà đang nuốt ngược nỗi đau vào lòng. Bà không khóc nhưng tôi bật khóc. Tôi khóc vì thương bà, thương mình, rồi không biết hai bà cháu sẽ sống ở đâu? Bà xoa đầu tôi an ủi, vỗ về bằng những lời nói ngọt ngào để xóa nhòa đi cái nỗi đau mất mác trong lòng tôi. Nhưng rồi đâu cũng vào đó, được sự giúp đỡ của bà con, láng giềng mà bà cháu tôi cũng có ngôi nhà nhỏ trên nền đất cũ năm nào. Gian nan thế đấy nhưng mỗi lần viết thư cho bố mẹ tôi bà cứ căn dặn mãi: ‘‘Đừng kể chuyện nhà mình cháy cháu nhé, cứ bảo nhà vẫn được bình yên thế là đủ rồi”.Vâng lời bà, tôi làm theo. Nghe bà bảo thế, cháu thương bà quá bà ơi! Bà đã nhóm lên trong cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của nghị lực, của niềm tin yêu hi vọng vào cuộc đời. Ngọn lửa ấm áp của tình bà đã nuôi dưỡng tâm hồn cháu đến ngày hôm nay. Cháu thiếu cha, thiếu mẹ nhưng cháu tràn ngập trong tình yêu thương của bà. Một người bà cả đời vắt mòn sức lực để nuôi con rồi nuôi cháu mà không một lời than vãn. Nghĩ đến đấy thôi, tôi ao ước mình có phép màu để quay trở về quê nhà, để mỗi sáng được cùng bà nhóm bếp, được ăn củ khoai lùi tro nóng hổi từ bếp lửa hồng của bà và được ngã vào vòng tay yêu thương của bà thì hạnh phúc biết mấy.

Lúc này đây tôi chỉ muốn nói rằng cháu thương bà vô cùng, cháu sẽ học thành tài rồi trở về với bà, với bếp lửa hồng quen thuộc. Ngày đó sẽ không xa đâu bà ơi! Hòa với tình thương ấy, tôi cảm phục tất cả những người mẹ, người bà, người phu nữ cả đời như cánh cò, cánh vạc lặng lội đồng cạn ao sâu để chăm lo cho con cháu, gia đình, cho quê hương, đất nước.

Bùi Công Luận

Lớp 10A1 – Trường THPT Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu

0