14/01/2018, 23:32

Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017

Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 Bài tập đọc hiểu Ngữ văn lớp 12 có đáp án Đọc hiểu là một phần thi quan trọng và không thể thiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn. Nhằm ...

Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017

Đọc hiểu là một phần thi quan trọng và không thể thiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn. Nhằm giúp các em đạt điểm cao trong phần thi này, VnDoc.com xin giới thiệu một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 có đáp án đi kèm. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 tại đây

Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2016

Toàn bộ kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD - ĐT Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 1)

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VỢ NHẶT

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
  3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
  4. Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa gì?
  5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.

Trả lời:

Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính .

Câu 2: Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà

Câu 3: Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái. Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con.

Câu 4: Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa: gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.

Câu 5: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

  • Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
  • Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
  • Ý nghĩa của tình mẫu tử?
  • Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
  • Bài học nhận thức và hành động?

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Đề 1:

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
  3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó?
  4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?
  5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.

Trả lời:

Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.

Câu 2: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.

Câu 3: Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn: Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.

Câu 4: Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.

Câu 5: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

  • Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội.
  • Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện?
  • Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
  • Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nản chí, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả.
  • Bài học nhận thức và hành động?

Đề 2:

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.

(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
  3. Xác định phép điệp, phép so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó?
  4. Việc phối thanh ở các tiếng cuối mỗi nhịp trong câu văn: Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. thể hiện như thế nào và đem lại hiệu quả nghệ thuật ra sao?
  5. Đặt nhan đề cho văn bản.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

0