31/05/2017, 12:41

Một cơn run rẩy lay động toàn nước Nga

Qua đoạn văn, có thể thấy Đô-xtôi-ép-xki là một nhà văn lớn, từng chịu sự đánh giá không công bằng lúc sinh thời. Qua các tác phẩm của mình, ông đã cất lên tiếng nói vì những người đau khổ, đã kêu gọi “sự đoàn kết của tất cả những người Nga” và tiếng nói ấy, lời kêu gọi ấy cuối cùng đã làm lay động ...

Qua đoạn văn, có thể thấy Đô-xtôi-ép-xki là một nhà văn lớn, từng chịu sự đánh giá không công bằng lúc sinh thời. Qua các tác phẩm của mình, ông đã cất lên tiếng nói vì những người đau khổ, đã kêu gọi “sự đoàn kết của tất cả những người Nga” và tiếng nói ấy, lời kêu gọi ấy cuối cùng đã làm lay động mọi người, đã được toàn nước Nga (trừ những kẻ thống trị) thấu hiểu và đồng cảm.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Đô-xtôi-ép-xki qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1881. Một con run rẩy lay động toàn nước Nga; một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thoả thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đại biểu kéo đến đểviếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông, song đã quá chậm, than ôi! Ai ai cũng muốn nhìn thấy người quá cố mà họ đã lãng quên suốt cả cuộc đời. Phố Thợ Rèn nơi quàn linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng, đám đông leo các bậc thang của ngôi nhà công nhân và chen chúc quanh quan tài ông. Sau vài giờ, cái giường đầy hoa nơi người ta đặt thi hài ông đã biến mất; như những di vật quý báu, các bông hoa đã bị lấy đi. Không khí căn phòng nhỏ trở nên ngột ngạt tới mức các ngọn nến tắt lịm. Đám đông mỗi lúc một siết chặt quanh thi hài; cái quan tài lắc lư sắp đổ. Người quả phụ và mấy đứa con hãi hùng phải giữ vững nó lại.

Ông cảnh sát trưởng muốn cấm tiến hành tang lễ công khai bởi vì các sinh viên có ý định mang xiềng xích người khổ sai đi theo sau quan tài Đô-xtôi-ép-xki; ông ta không dám thách thức vói một niềm hứng khởi sẵn sàng dùng vũ khí buộc người ta phải chấp nhận mình. Trong một tiếng đồng hồ, giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang ông: sự đoàn kết của tất cả những người Nga. Cũng như tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga truyền sinh khí vào tác phẩm ông, nỗi đau khổ đã đúc thành một khối thống nhất, hàng ngàn người đi theo sau linh cữu ông.

(Xvai-gơ, Dô-xtôi-ép-xki, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 62 - 63)

1.   Đoạn văn nói về sự kiện gì, xảy ra khi nào, ở đâu? Anh (chị) hiểu thế nào về câu: “”?

2.   Kịch tính của sự kiện được thể hiện rõ nhất qua tình tiết nào? Những suy nghĩ của anh (chị) về tình tiết đó?

3.   Qua đoạn văn, anh (chị) hiểu được gì về Đô-xtôi-ép-xki?

4.   Trong đoạn văn, phương thức biểu đạt gì đã được tác giả sử dụng?

5.   Đoạn văn cho thấy văn học có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội?

Trả lời

1.  Đoạn văn kể về đám tang của nhà văn Nga Đô-xtôi-ép-xki vào ngày 10 tháng 2 năm 1881. Câu: “một cơn run rẩy lay động toàn nước Nga” là ẩn dụ chỉ niềm xúc động lớn mà cái chết của Đô-xtôi-ép-xki gây nên trên đất nước vĩ đại này.

2.  Sự kiện đám tang chứa đựng nhiều kịch tính: nhà chức trách muốn cấm tiến hành tang lễ công khai, đã lấy đi chiếc giường đầy hoa nơi người ta đặt thi hài Đô-xtôi-ép-xki và những bông hoa viếng của bao người yêu quý văn hào. Tình tiết này cho thấy sức mạnh của văn chương cùng sự run sợ của kẻ cầm quyền. Một nhà văn chân chính luôn là nỗi sợ của những kẻ thống trị tàn bạo, ngu dốt. Ngay cả khi nhà văn đã qua đời, nỗi sợ đó vẫn còn nguyên.

3.  Qua đoạn văn, có thể thấy Đô-xtôi-ép-xki là một nhà văn lớn, từng chịu sự đánh giá không công bằng lúc sinh thời. Qua các tác phẩm của mình, ông đã cất lên tiếng nói vì những người đau khổ, đã kêu gọi “sự đoàn kết của tất cả những người Nga” và tiếng nói ấy, lời kêu gọi ấy cuối cùng đã làm lay động mọi người, đã được toàn nước Nga (trừ những kẻ thống trị) thấu hiểu và đồng cảm.

4.   Trong đoạn văn, hai phương thức biểu đạt chính đã được sử dụng là tự sự và biểu cảm. Diễn biến đám tang đã được kể lại khá tường tận với những chi tiết cụ thể. Lòng ngưỡng mộ nhà văn đã được thể hiện qua những câu chữ đầy biểu cảm mà rõ nhất là ở hai câu: “; một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thoả thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đại biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phốngàn tháp chuông, song đã quá chậm, than ôi!”.

5.  Văn học là tiếng nói của lương tri, tiếng nói đánh thức lương tri ở con người. Văn học có thể cố kết mọi người trong xã hội vì những mục tiêu cao cả, tốt đẹp. Văn học chân chính có khả năng đe doạ những nền thống trị chuyên chế, gieo nỗi sợ hãi cho những thế lực thù địch với sự tiến bộ, văn minh. 

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0