14/01/2018, 22:51

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Phần 1)

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Phần 1) Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 5 Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1) hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến ...

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Phần 1)

Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiết 1)

 hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và những đặc điểm về kinh tế, văn hoá Trung Quốc thời phong kiến từ nhà Tần - Hán đến nhà Đường. Chúc các em học tốt môn Lịch sử 10.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rôma

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Phần 2)

1. Trung Quốc thời Tần - Hán

Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau.

* Thời Tần: 221 TCN - 206 TCN

  • Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.
  • Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.
  • Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.
  • Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.
  • Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

Đế chế Tần năm 210 TCN

* Nhà Hán: 206 TCN - 220

  • Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.
  • Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Tổ chức Bộ máy nhà nước Tần – Hán

Nhà Hán năm 2 CN

Bản đồ Trung Quốc thời Nhà Đường

2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường

Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618-907).
Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

* Kinh tế phát triển toàn diện:

  • Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
  • Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền....
  • Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

Con đường tơ lụa

* Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

* Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

* Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc lại hỗn loạn nhưng Triệu Khuông Dẫn tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập ra nhà Tống năm 960. Đến cuối thế kỷ XIII cả hai nước Kim và Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt.

0