03/12/2018, 23:01

Luật bàn thắng sân khách AFF năm 2018 hiệp phụ và luân lưu 11m

Tìm hiểu luật bàn thắng sân khách AFF năm 2018 trong hiệp phụ và loạt đá luân lưu 11m từ vòng bán kết, chung kết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Nhiều người đã hiểu nhầm về luật bàn thắng sân khách của AFF Suzuki Cup 2018, đặc biệt các cổ động viên Thái Lan khi nghĩ rằng đội nhà sẽ bất lợi trước ...

Tìm hiểu luật bàn thắng sân khách AFF năm 2018 trong hiệp phụ và loạt đá luân lưu 11m từ vòng bán kết, chung kết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Nhiều người đã hiểu nhầm về luật bàn thắng sân khách của AFF Suzuki Cup 2018, đặc biệt các cổ động viên Thái Lan khi nghĩ rằng đội nhà sẽ bất lợi trước đối thủ Malaysia. Còn Việt Nam, với chiến thắng 2-1 trên sân khách Philippines, chúng ta hoàn toàn có lợi thế để giành quyền tự quyết vào chung kết.

Luật bàn thắng sân khách AFF năm 2018 hiệp phụ và luân lưu 11m

Tham khảo: Luật bàn thắng sân khách là gì

Giới thiệu đôi nét về AFF Cup


AFF Cup là giải vô địch quốc gia các nước Đông Nam Á, tên gọi trước đây là Tiger Cup (vì do hãng bia Tiger tài trợ). Tên tiếng Anh là AFF Championship hoặc ASEAN Football Championship. Giải do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF – ASEAN Football Federation) tổ chức.

Nên nhớ, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á AFF gồm 12 thành viên là 12 thành viên gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Tuy nhiên, AFF Cup thì chỉ có 11 đội tham gia (trừ Australia), nhưng chỉ có 10 đội vào vòng chung kết, tất nhiên các đội kém hơn phải đá vòng loại (một trận phân thắng thua gì đó).

Giải lần đầu tổ chức vào năm 1996 tại Singapore với tên gọi Tiger Cup, tên này giữ đến hết giải thứ 5 năm 2004. Năm 2007, giải lần thứ 6 được đổi tên thành AFF và tới giải lần thứ 7 năm 2008 thì được đội tên thành AFF Suzuki 2008, trung bình 2 năm đá lần, chỉ một số năm vì lý do đặc biệt nên đá liên tiếp.

Từ năm 2004, vòng đấu loại trực tiếp diễn ra trong hai lượt đi và về, không có luật bàn thắng sân khách sau 90 phút, nhưng có luật bàn thắng sân khách sau hiệp phụ. Tuy nhiên kể từ năm 2010, luật bàn thắng sân khách chính thức được áp dụng cho AFF Cup. Thái Lan là đội vô địch AFF Cup nhiều nhất với 5 lần, Singapore 4 lần, Malaysia 1 lần và Việt Nam 1 lần.

Luật bàn thắng sân khách AFF Cup

Luật bàn thắng sân khách AFF Cup cũng giống với luật của FIFA. Theo đó, từ vòng bán kết, chung kết thì các đội sẽ gặp nhau theo kiểu lượt đi, lượt về sân khách, sân nhà. Kết quả cuối cùng được tính bằng tổng tỉ số của cả hai trận. Nếu tổng tỉ số hòa thì sẽ tính bàn thắng sân khách, ai có số bàn thắng sân khách cao hơn thì sẽ thắng.

-Trận lượt đi trên sân đội B (trận 1): tỉ số A-B là 3-1

-Trận lượt về trên sân đội A (trận 2): tỉ số A-B là 2-3

Tổng tỉ số 2 lượt trận giữa A-B là 5-4, như vậy đội A sẽ giành vé đi tiếp (hoặc giành chức vô địch). Tuy nhiên, nếu trận 1 có kết quả là 2-0, nhưng trận 2 là 2-4 thì dù tổng tỷ số là 4-4, nhưng do đội B ghi được 4 bàn thắng trên sân khách, còn đội A ghi được 2 bàn sân khách, nên đội B giành chiến thắng với luật bàn thắng sân khách AFF Cup 2018.

Luật bàn thắng sân khách trong hiệp phụ, luân lưu 11m của AFF Suzuki Cup 2018

Nếu cả hai đội đều hòa với tỉ số đều nhau, tức bàn thắng sân khách bằng nhau, thì sẽ bước vào đá hiệp phụ hoặc đá luân lưu 11m, nhưng vẫn áp dụng luật bàn thắng sân khách.

Ví dụ:

-Trận lượt đi trên sân đội B (trận 1): tỉ số A-B là 2-2

-Trận lượt về trên sân đội A (trận 2): tỉ số A-B là 2-2

Tổng tỉ số sau 2 trận đấu là 4-4 nên cả hai đều bước vào hiệp phụ, nên nhớ là hiệp phụ đá ở sân đội A nhé (và penalty nếu có). Lúc này, đội A phải thắng thì mới đi tiếp, còn nếu hòa không bàn thắng thì đá penalty, nếu hòa có tỉ số 1-1 hay 2-2, 3-3 gì đó, thì đội B thắng vì đội B lúc này đã ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách hơn.

Trong loạt sút luân lưu 11m cũng vậy, nếu sau 5 loạt sút đầu tiên mà tỷ số luân lưu bằng nhau và có tỉ số, thì đội B thắng, còn nếu bằng nhau 0-0 thì lại đá luân lưu 11m tiếp.

Điều luật của AFF Cup ghi: “Nếu không có bàn thắng nào được ghi trong hiệp phụ, 2 đội sẽ bước vào loạt đá luân lưu 11m. Nếu 2 đội ghi được số bàn thắng bằng nhau, số bàn thắng của đội khách sẽ được nhân đôi“.

Tuy nhiên, cụm từ “nhân đôi” chỉ là cách diễn đạt cho đơn giản trong trường hợp trên. Chỉ khi nào 2 đội cùng ghi số bàn thắng bằng nhau thì mới áp dụng luật này. Và khi ấy, đội khách chắc chắn chiến thắng. Còn khi 2 đội ghi số bàn thắng khác nhau, đội ghi nhiều hơn đương nhiên chiến thắng. Sẽ không có chuyện đội A thắng 2-1 trong hiệp phụ nhưng đội B được nhân đôi số bàn thắng để rồi tỉ số thành 2-2. Trên thực tế UEFA Champions League cũng áp dụng điều luật tương tự nhiều năm nay. Quy định của AFF Cup là rất rõ ràng và không có gì “lạ”.

Hy vọng bài viết của Yeutrithuc.com đã giúp độc giả hiểu rõ luật bàn thắng sân khách AFF Suzuki Cup 2018, đặc biệt là điều khoản luật bàn thắng sân khách trong hiệp phụ của AFF Cup. Như vậy, AFF quy định áp dụng luật bàn thắng sân khách ở cả hiệp phụ lẫn loạt sút penalty luân lưu 11m. Đây là lưu ý rất quan trọng để những đội chủ nhà ở loạt trận lượt về, như năm 2018 là Thái Lan và Việt Nam cảnh giác. Cố gắng định đoạt trận đấu ở 90 phút chính thức, còn nếu không bước sang hiệp phụ hoặc luân lưu thì rất bất lợi.

0