25/05/2018, 14:50

Lê Sát

(chữ Hán:, ? – 1437) là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam. Chiến công ở Quan Du và Khả Lưu Năm 1418, Lê Lợi xưng Bình Định vương phát động khởi ...

(chữ Hán:, ? – 1437) là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam.

Chiến công ở Quan Du và Khả Lưu

Năm 1418, Lê Lợi xưng Bình Định vương phát động khởi nghĩa Lam Sơn. Là người cùng quê với Lê Lợi, tham gia khởi nghĩa từ đầu. Ông thường theo Lê Lợi tác chiến những lúc hiểm nghèo ở vùng núi Thanh Hóa.

Năm 1420, Lê Lợi mang quân đánh tướng nhà Minh là Tạ Phượng và Hoàng Thành ở Quan Du, sai cùng Lý Triện ra đối địch. Quân Lam Sơn đánh bại quân Minh, chém hơn 1000 địch.

Năm 1424, trong trận Khả Lưu, cùng Đinh Lễ, Phạm Vấn hăng hái đi trước, đánh tan quân Minh do Trần Trí, Sơn Thọ chỉ huy, chém được tiên phong Hoàng Thành, bắt được đô úy Chu Kiệt. Sau trận này quân Lam Sơn kéo thẳng đến vây thành Nghệ An 4 mặt.

Lê Lợi lại điều cùng Đinh Lễ mang quân ra phía bắc vây đánh Tây Đô (Thanh Hóa), quân Minh thất thế cũng phải cố thủ trong thành.

Trận Chi Lăng – Xương Giang

Năm 1426, Lê Lợi tiến quân vây Đông Quan, chia quân đi đánh các thành. được lệnh cùng Lưu Nhân Chú đi đánh thành Xương Giang. Thành Xương Giang phòng thủ kiên cố nên quân Lam Sơn chưa hạ được.

Đầu năm 1427, khi hai tướng vây Đông Quan là Đinh Lễ và Lý Triện bị tử trận khi tướng Minh là Vương Thông đánh úp ra, được điều về vây mặt nam Đông Quan.

Tháng 6 năm 1427, nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang cứu Vương Thông, ông được lệnh cùng Trần Nguyên Hãn trở lại đánh gấp thành Xương Giang, phải hạ cho được thành này trước khi Liễu Thăng và Mộc Thạnh kéo sang. Sau 3 tháng công phá, quân Lam Sơn hạ được thành.

Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.

đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9, hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên tiến lên trước, và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.

Ngày 25 tháng 9, cùng các tướng lại xung trận, đánh thắng quân Minh một trận nữa, giết được tướng Lương Minh. Thôi Tụ và Hoàng Phúc lên nắm quyền chỉ huy. Quân Minh tuy thua nhưng còn đông và mạnh, chủ trương vây đánh, chặn giữ các đồn ải quanh vùng Chi Lăng và chặn đường về, chỉ để ngỏ đường đến Xương Giang. Thôi Tụ dự tính vào thành Xương Giang làm nơi trú quân để phối hợp với Vương Thông, nhưng khi tiến đến Xương Giang mới biết là thành đã bị quân Lam Sơn hạ. Thôi Tụ phải đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang.

Lê Lợi điều Lê Văn An và Nguyễn Lý mang quân lên tiếp viện cho , vây chặt quân Minh. Tháng 10 âm lịch năm 1427, quân Lam Sơn tổng tấn công, thắng quân Minh một trận lớn, tiêu diệt 5 vạn địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn 3 vạn quân. được tính có công đầu trong trận này.

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng bị tiêu diệt phải bỏ chạy. Vương Thông ở Đông Quan thấy viện binh bị phá cũng đành xin giảng hòa và rút về nước.

Nhận di chiếu

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, được phong chức Kiểm hiệu tư khấu. Năm 1429, khi Lê Thái Tổ sai khắc biển công thần, được xếp hàng thứ 2, được phong làm Huyện hương hầu.

được sự tín nhiệm của Lê Thái Tổ trong việc ủy thác phò trợ con nhỏ là thái tử Lê Nguyên Long mới lên 10 tuổi. Do đó năm 1433, ông được Lê Thái Tổ gia phong làm Dương Vũ tĩnh nạn công thần, thăng làm đại tư đồ.

Tháng 8 nhuận âm lịch cùng năm, Lê Thái Tổ mất, ông nhận di chiếu giúp vua mới Lê Thái Tông mới lên 11 tuổi. cho con gái là Lê Thị Ngọc Dao vào cung làm vợ vua. Ngọc Dao được phong làm nguyên phi.

Chuyên quyền hành xử

Do là người ít học, xuất thân võ tướng lại nóng tính, làm nhiều việc theo ý riêng. Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử đánh giá: "Nhiều việc xử lý quá khắt khe, làm bừa và không cân nhắc".

Do có tư thù với Lưu Nhân Chú, vu tội và đánh thuốc độc giết Nhân Chú rồi đuổi em Nhân Chú là Khắc Phục từ chức Hành khiền Nam đạo ra làm Phán đại chính lý. còn dùng nhiều hình phạt tàn bạo khiến các quan lại dưới quyền e sợ.

Vụ ám hại Lưu Nhân Chú bị dân chúng đồn đại là chủ mưu của , ông bèn bắt nghi can loan tin là giám sinh Nguyễn Đức Minh, tra khảo để kết tội chủ mưu nhưng Đức Minh không nhận. vẫn định mang nghi can đi xử tử, nhưng vì hình quan cho rằng tội trạng không rõ ràng nên Đức Minh chỉ bị đi đày và tịch biên tài sản.

Sau đó làm nhiều việc xây cất khiến thợ thuyền phải lao động cực nhọc và oán thán, cũng bắt thợ mộc Cao Sư Đãng mang xử chém. Dù vua Lê Thái Tông đã nghe theo lời can của Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cấm Hổ xin giảm án tử hình, nhưng chuyên quyền vẫn quyết định xử tử phạm nhân.

Quan đồng tri Bắc đạo là Bùi Ư Đài xin chọn những bậc kỳ lão vào cung giúp can gián vua nhỏ và đặt chức sư phó để chỉ huy trăm quan. thấy ý định đó đụng chạm đến quyền lớn đang trong tay mình, nên sai bắt Ư Đài tống giam, kết tội ly gián vua tôi. Dù Lê Thái Tông không đồng tình nhưng vẫn tâu đi tâu lại 4 lần, ép Thái Tông khép tội Ư Đài. Thái Tông bất đắc dĩ phải lưu đày Ư Đài, nhưng từ đó càng ngày càng ghét .

Phản ứng của vua nhỏ

Các gian thần Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư về phe với , khi Lê Thái Tổ còn sống đã gièm pha Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn khiến Thái Tổ giết hai công thần này. Trước khi mất, Thái Tổ ân hận, dặn không được trọng dụng những người gièm pha đó. Nhưng muốn cất nhắc người cùng cánh nên ra sức tiến cử mấy người đó với Lê Thái Tông. Các đại thần Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thiên Tích ra sức can ngăn, khuyên vua nên theo lời di huấn của cha. Lê Thái Tông bèn bác lời tâu của . Vì vậy ghét Bùi Cầm Hổ, điều Cầm Hổ ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn.

Năm 1435, lại tâu Lê Thái Tông phải giết hoạn quan Nguyễn Cung mà Thái Tông ưa dùng. Thái Tông kiên quyết không nghe theo.

Lê Thái Tông lên 14 tuổi, ham chơi muông thú trong điện, đến tận nơi can ngăn, lời lẽ nóng nảy và nói sẵng, không khiêm nhường. Vua Thái Tông im lặng, không phản ứng gì nhưng trong bụng càng thêm ghét ông.

Bị bãi chức và xử tử

Vua Thái Tông bên ngoài tỏ vẻ bao dung với cố mệnh đại thần khiến vẫn có ý tự đắc chuyên quyền. Năm 1437, Thái Tông đã lớn và biết xử lý công việc. Tháng 6 năm đó, vua bàn với các cận thần muốn triệu Trịnh Khả là người từng bị đuổi ra làm quan ở ngoài về kinh giữ chức Đồng tổng quản, cầm cấm binh để kiềm chế bớt quyền hành của ông.

còn chưa biết vua Thái Tông đối phó với mình, lại vào triều tâu:

Nếu Trịnh Khả được vào hầu trong cung cấm, thì sợ sẽ làm hại thần

Thái Tông im lặng bỏ vào trong. Mấy hôm sau, các cận thần của vua làm sớ tâu chuyên quyền, tội không thể dung tha được. Vua nhận sớ tâu, sai bắt ông, giao cho hình quan xét hỏi. tâu rằng:

Nay buộc cho thần cái tội chuyên quyền, thế là tội của thần do tiên đế ban cho.

Lê Văn Linh và Lê Ngân muốn tâu đỡ tội cho ông, nhưng vua Thái Tông không nghe, hạ chiếu nói:

" tự chuyên giữ quyền bính, ghen người tài, giết Nhân Chú để tự ra oai của mình, truất Trịnh Khả để người ta phục, bãi chức của Ư Đài khiến đình thần không ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra nơi biên thùy để gián quan phải ngậm miệng. Xem những việc làm ấy đều không phải là đạo làm tôi. Nay muốn khép vào luật hình để tỏ rõ phép nước, song vì là đại thần cố mệnh, có công với nhà nước, đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức tước."

Sau đó Thái Tông bắt giam người cùng phe là Đặng Đắc, cho Bùi Ư Đài được phục chức, triệu Bùi Cầm Hổ về kinh, cử tư khấu Lê Ngân thay chấp chính.

hận Lê Ngân lấy mất chức của mình, nuôi nhiều võ sĩ như Lê Thảo, Lê Khản và Lê Khắc Hài, định dùng làm thích khách để mưu giết Lê Ngân. Việc đó nhanh chóng bị bại lộ.

Tháng 7 năm 1437, Lê Thái Tông ra lệnh phế truất con gái ông là Nguyên phi Lê Ngọc Dao làm dân thường, rồi ra chiếu kết tội và những người cùng cánh:

"Tội của đáng phải chết, không thể dung thứ được… Đặng Đắc là kẻ bày mưu cho Sát định hại xã tắc thì chém bêu đầu. Nguyễn Gia Mô biết chuyện mà không tố cáo thì phải lưu đày nơi xa[1]. Còn bọn Lê Văn Linh, Lê Lĩnh, Lê Thụ, Lê Ê, Lê Hiêu đều nên theo luật trị tội, nếu gặp ân xá cũng không được tha. Lê Bang là con rể , ... nên lưu đày nơi xa... nay lại ngầm nuôi bọn võ sĩ, mưu hại người trung lương, mưu kế gian giảo, đáng chém để rao."

Lê Ngân và Bùi Cầm Hổ can rằng là công thần, không nên chém rao, vì vậy Thái Tông ra lệnh cho ông tự tử tại nhà.

Tháng 7 năm 1437, tự vẫn chết tại nhà. Vợ con và điền sản của ông bị tịch thu. Những người cùng phe hoặc từng nói đỡ tội cho ông cũng bị phạt: Tham đốc Lê Văn Linh bị giáng xuống làm Tả bộc xạ, Điện tiền đô kiểm điểm Lê Ê bị giáng xuống làm Đồng tổng quản lộ Quy Hóa. Hai người cùng bị truy đoạt tấm biển "công thần" được ban cho từ thời Lê Thái Tổ.

Năm 1453, Lê Nhân Tông đại xá, cấp cho con cháu ông 100 mẫu ruộng quan điền. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông chức Thái bảo, Cảnh quốc công.

0