31/05/2017, 12:30

Làm sao để trục vớt được tàu đắm?

Trong đại dương bao la mỗi năm có đến hàng ngàn chiếc tàu thủy lớn nhỏ bị đắm, đặc biệt là ở thời chiến. Hiện nay người ta đã bắt đầu trục lên từ đáy biển những chiếc tàu tương đối có giá trị. Các kỹ sư và thợ lặn Liên Xô trong tổ chức Đội công tác đặc nhiệm dưới nước (ĐCTĐNDN) đã từng nối ...

Trong đại dương bao la mỗi năm có đến hàng ngàn chiếc tàu thủy lớn nhỏ bị đắm, đặc biệt là ở thời chiến. Hiện nay người ta đã bắt đầu trục lên từ đáy biển những chiếc tàu tương đối có giá trị.

Các kỹ sư và thợ lặn Liên Xô trong tổ chức Đội công tác đặc nhiệm dưới nước (ĐCTĐNDN) đã từng nối tiếng khắp thế giới về thành tích trục vớt trên 50 chiều tàu thủy cỡ lớn. Trong đó có chiếc lớn nhất — tàu phá băng «Xatcô» đã bị đắm ở Bạch Hải năm 1916 vì thiếu tinh thần trách nhiệm của viên thuyền trướng. Sau hơn 17 năm nằm dí ở đáy biển, chiếc tàu phá băng tuyệt vời này đã được ĐCTĐNDN trục lên và sau khi sửa chữa đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Kỹ thuật trục tàu hoàn toàn dựa vào định luật Acsimet. Những người thợ lặn đã đục khoét 12 rãnh ngăm vào đáy biển phía dưới thân tàu để luồn qua đó những dây cáp lớn. Đầu các dây cáp được gia cố vào các ống phao đã nhận chìm bên cạnh tàu phá

Sơ đồ trục tàu «Xatcô».

băng này. Tất cả các công việc trên đều được tiến hành ở độ sâu 25 m dưới mặt biển.

Các ông phao hình trên là những ống sắt kín dài 11 m, đường kính 5,5 m, mỗi ống rỗng nặng 50 T. Dễ dàng tính được thể tích của ống theo công thức hình học: gần 250 m3. Rõ ràng là các ống sắt rỗng kín này phải nổi trên mặt nước: mỗi ống đẩy ra được 250 T nước, nhưng chính trọng lượng bản thân chỉ có 50 T; có sức nâng tải bằng 200 T, tức là hiệu sốgiữa 250 và 50. Đểnhận chìm các ống phao xuống đáy biển người ta đã phải bơm đầy nước vào các phao.

Khi đầu mút của các dây cáp đã được gia cố vào các ống phao chìm trong nước, người ta bắt đầu bơm không khí nén vào trong phao qua các ống mềm đế đáy nước ra khỏi phao. Ở độ sâu 25 m, áp suất của nước gần bằng 3,5 atm. ss (25/10 + 1) kG/cm2. Nhưng không khí nén được bơm vào các ống phao với áp suất gần 4 atm., do đó nước phải được đẩy ra khỏi phao. Các ống phao rỗng sẽ đẩy nước xung quanh với một lực vô cùng lớn để ngoi lên mặt biển. Chúng nổi lên trong nước chẳng khác nào khinh khí cầu bay lên trong không khí. Khi đã bơm hết nước ra khỏi các ống phao thì tổng lực nâng của chúng sẽ bằng 200 T .12 = 2400 T. Lực này vượt quá trọng lượng của tàu «Xatcô» bị đắm, vì thế mà đế trục tàu lên một cách từ từ, người ta bơm đáy nước ra khỏi các ống phao chỉtừng phần một.

Tuy vậy việc trục tàu cũng đã trải qua mấy lần thất bại. Và đây là đoạn ghi chép của người chỉ đạo thực hiện của ĐCTĐNDN, kỹ sư chính T. 1. Bobơrixki[1]:

«Đội cứu tàu đã phải trái qua bốn lần sự cố, thất bại mới đạt được kết quả thắng lợi. Ba lần căng thẳng chờ đợi con tàu được nâng lên, nhưng thay vào đó chúng tôi chỉ nhìn thấy sóng bọt tứ tung, các ống phao và các ống mêm dùng để bơm khí nén bị đứt uốn ngoằn ngoèo như rắn trong nước. Trước khi trục được tàu lên và giữ lại được trên mặt nước, đã có hai lần chiếc tàu được nâng lên, nhưng vừa mới trông thấy thì lại chìm xuống, mất hút trong biển sâu».


[1]Trong sách: Chinh phục các độ sâu. L.: Nxb «Molođaia gvarơđia, 1936.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0