31/05/2017, 12:30

Bóp vỡ quả trứng có dễ không?

Trong số các vấn đề triết học khiến cho Kip Mokievich trong tác phẩm «Những linh hòn chết» phải nát óc suy nghĩ, có vấn đề nan giải như thế này: «Đây, Nếu như con voi sinh ra trong quá trứng, như vậy có lẽ vỏ trứng phải rất dày, — đại bác bắn không thủng; cần phải nghĩ ra một loại vũ khí mới nào ...

Trong số các vấn đề triết học khiến cho Kip Mokievich trong tác phẩm «Những linh hòn chết» phải nát óc suy nghĩ, có vấn đề nan giải như thế này: «Đây, Nếu như con voi sinh ra trong quá trứng, như vậy có lẽ vỏ trứng phải rất dày, — đại bác bắn không thủng; cần phải nghĩ ra một loại vũ khí mới nào đó».

Nhà triết học Gôgon chắc là rất đỗi ngạc nhiên khi biết rằng vỏ trừng thông thường tuy mỏng manh, nhưng chẳng mềm mại chút nào. Bóp vỡ quả trứng giữa hai lòng bàn tay khi ép vào từ hai đầu không phải là chuyện dễ; trong những trường hợp như vậy, để bóp vỡ quá trứng phải tốn khá nhiều sức lực[1]. Sự bền chắc cực kỳ của vỏ trứng phụ thuộc đặc biệt vào hình dạng lồi của nó; độ bền vững của các loại vòm tròn, vòm cuồn cũng đều được giải thích như thế.

Hình dưới là vòm cuồn được xếp bằng đá. Sức nặng S(nghĩa là phần đá xếp phía trên) ép vào viên

Để bóp vỡ quả trứng ở tư thế như thế này đòi hỏi khá nhiều sức lực.

đá dạng hình nêm M ở giữa vòm một lực, được ký hiệu trên hình bằng mũi tên A. Nhưng viên đá M không thể tụt xuồng dưới nhờ dạng hình nêm của nó, mà chỉ ép vào các viên đá bên cạnh. Trong khi đó lực A được phân thành hai lực theo quy tắc hình bình hành và được ký hiệu bằng hai mũi tên C, B; hai lực này cân bằng nhau bởi sức cản của những viên đá xếp kề bên bị ép chặt vào nhau giữa các viên đá kẽ cận. Do đó, lực nén lên vòm từ phía ngoài không thể nào phá hủy được vòm. Thế nhưng lực tác dụng từ bên trong lại phá hủy vòm tương đối dễ dàng. Điều

Nguyên nhân bn vững của vòm.

đó cũng dễ hiểu, bởi vì dạng hình nêm của các viên đá cản trởchúng bị tụt xuống, thì hoàn toàn không cản trởkhi chúng bị nâng lên.

Vỏ trứng—chính là cái vòm đó, chỉ có điều là cùng một khối chứ không phải từng phần xếp lại. Áp lực từ bên ngoài phá vỡ vỏ trứng không phải dễ dàng như có thể xảy ra đối với mọi vật liệu dễ vỡ. Có thể đặt chiếc bàn nặng có bốn chân lên bốn quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. (Để cho các quả trứng dễ đứng vững và để tăng diện tích áp suất, nên đặt trứng lên các ụ để bằng thạch cao; thạch cao dễ dàng ốp sát với vỏ trứng).

Bây giờ các bạn đã hiểu được tại sao con gà mái ấp lại không sự làm vỡ trứng bởi cái thân hình nặng nề của nó. Trong khi đó thì con gà con mới nở muốn ra khỏi vỏ chỉ cần dùng mổ mổ nhẹ từ phía bên trong.

Dùng thìa con gõ vào phía hông để đập vỡ quả trứng một cách nhẹ nhàng, chúng ta vẫn không nghi ngờ về độ bền vững của nó khi phải chịu tác dụng của áp lực ở điều kiện tự nhiên, và thiên nhiên đã bảo vệ cho sự sống phát triển trong quả trứng bằng cái vỏ đáng tin cậy biết chừng nào!

Độ bền chắc đền khó hiểu của bóng đèn điện, mà ta cứ tưởng là mỏng manh rất dễ vỡ, được giải thích cũng giống như độ bền chắc của vỏ trứng. Độ bền chắc của chúng còn đáng ngạc nhiên hơn.Nếu ta biết rằng hầu hết các bóng đèn (chân không chứ không phải chứa đầy khí) — đều rỗng tuyệt đối và bên trong không có gì để chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Mà lực của áp suất không khí lên bóng đèn không phải là nhỏ: bóng đèn có đường kính 10 cm chịu một lực ép từ hai phía lớn hơn 75 kG (trọnglượng của một người lớn). Thực nghiệm cho thấy bóng đèn điện chân không có khả năng chịu áp suất thậm chí đến 2,5 lần lớn hơn.


[1]Việc làm này có phần nguy hiểm (vỏ trứng có thể đâm vào tay), cần phải thận trọng.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0