25/05/2018, 20:41

Làm sao để kết hợp SEO và trải nghiệm người dùng (UX)?

Trong những năm qua, SEO và UX luôn bị tách bạch và thật khó để loại bỏ suy nghĩ kiểu "chúng ta và họ". Nhưng nếu muốn công việc kinh doanh của mình đi tới thành công thì bạn sẽ cần biết cách kết hợp chúng song hành với nhau. Trách nhiệm của người làm SEO là luôn theo dõi, cập nhật cách thức làm ...

Trong những năm qua, SEO và UX luôn bị tách bạch và thật khó để loại bỏ suy nghĩ kiểu "chúng ta và họ". Nhưng nếu muốn công việc kinh doanh của mình đi tới thành công thì bạn sẽ cần biết cách kết hợp chúng song hành với nhau.

Trách nhiệm của người làm SEO là luôn theo dõi, cập nhật cách thức làm việc của thuật toán Google nên người làm UX chắc chắn luôn phải nghe theo ý kiến của họ ngay cả khi nói tới vấn đề thiết kế. Nhưng tin tốt là SEO và UX đang dần tiến đến gần nhau hơn. Khi những người ghé thăm trang (visitor) có được trải nghiệm người dùng tốt hơn, doanh nghiệp cũng sẽ biết làm thế nào để khiến khách hàng của mình hài lòng (giả dụ họ có tiến hành nghiên cứu cách thức làm việc của những thuật toán), người thiết kế UX và người làm SEO có thể gạt sang 1 bên những khác biệt để làm việc cùng nhau. Dưới đây là 1 vài cách giúp bạn làm được điều này.

Các số liệu về lượng khách truy cập website có thể giúp UX

Giờ đây, nhiệm vụ chính của người làm SEO đều tập trung xung quanh việc hiểu rõ website của mình nhất để có thể thông báo cho bên thiết kế.

Để có được những con số chi tiết, việc thu thập dữ liệu có thể được sử dụng bằng Google Analytics, từ đó bạn sẽ có được những con số như hành vi của người dùng, nội dung trên trang được quan tâm nhất, người dùng tìm kiếm gì trên trang, họ ở lại bao lâu, tốc độ tải của website nhanh hay chậm hoặc người dùng sử dụng cuộn chuột xa tới đâu trên trang...

Các dữ liệu này rất quan trọng với người thiết kế vì nó sẽ giúp họ tạo ra cấu trúc, layout cũng như bố trí nội dung để giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các nội dung họ yêu thích một cách dễ dàng nhất.

Nói một cách ngắn gọn thì những người làm SEO khám phá kiểu trải nghiệm người dùng muốn và nhà thiết kế UX là người tạo nên những trải nghiệm đó.

Phân tích thứ hạng Google để phát hiện những điều cần cải thiện trong UX

Biết được website của mình đang nằm ở đâu, xếp thứ hạng thế nào là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với 1 người thiết kế thì việc người làm SEO biết được thứ hạng trang trên Google cũng không giúp cho quá trình thiết kế của họ bởi tăng thứ hạng trang dường như là việc của hoạt động marketing chứ không phải người làm UX. Thế nhưng khi biết được trang nào trên website được xếp hạng (hay không được xếp hạng) tốt sẽ khiến bạn phải đặt ra câu hỏi (liên quan tới SEO) về những trang đó, nghiên cứu các vấn đề về mặt kỹ thuật, nội dung cũng như các đối thủ đã có thứ hạng tốt.

Từ những phân tích đó, người làm SEO có thể thông báo cho bên làm UX, đảm bảo rằng người làm thiết kế biết được đâu là điều mà người dùng cần và đưa nó vào website của mình. Người làm SEO cũng có thể báo cáo các lỗi kỹ thuật ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng như những cửa sổ pop-up hay liên kết nội bộ.

Báo cáo để cải thiện không ngừng

Khi thiết kế mới của 1 website ra mắt, đó chỉ là khởi đầu của cuộc hành trình chứ chưa phải là đã kết thúc. Người thiết kế UX sẽ phải tạo ra sản phẩm dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng hoặc các phân tích chuyên sâu mà mình có được, nhưng ngay cả như vậy thì cũng có những điều khiến người dùng chưa hài lòng với website, ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng của họ.

Để có thể giám sát và phát hiện những vấn đề tiềm năng của UX, website cần phải có khả năng thu thập dữ liệu về trải nghiệm thực của khách hàng. Những dữ liệu này sẽ tạo ra những thay đổi cần thiết trong tương lai, nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Và đó chính là lúc người làm SEO có thể giúp.

Để Google Analytics có thể theo dõi chính xác hành vi người dùng trên website, các mục tiêu và công việc cũng cần được thiết lập chính xác. Ngoài ra, thiết lập các phân khúc và bộ lọc nâng cao cũng sẽ giúp mang lại những thông tin sâu, chi tiết thay vì các số liệu chung chung, mơ hồ. Cuối cùng, kết nối với Google Search Console (hay Google Webmaster Tool) cũng rất quan trọng, giúp sửa các liên kết đứt gãy, tăng tốc website, cải thiện mức độ thân thiện khi dùng website trên di động và cung cấp nhiều dữ liệu metadata hơn, giúp mang đến nội dung liên quan hơn cho người dùng cuối cùng.

0