26/04/2018, 14:53

Làm cho học sinh học/2

Là những thầy cô giáo, tất cả chúng ta đều có thời gian giới hạn trên lớp để làm cho học sinh học cho nên thời gian trên lớp là quí giá. Nếu chúng ta đọc bài giảng quá nhiều, chúng ta mệt nhưng học sinh cũng mệt vì nghe nữa. Chúng ta cần trao cho họ tri thức rồi để họ xử lí và học từ đó. Đó là lí ...

Là những thầy cô giáo, tất cả chúng ta đều có thời gian giới hạn trên lớp để làm cho học sinh học cho nên thời gian trên lớp là quí giá. Nếu chúng ta đọc bài giảng quá nhiều, chúng ta mệt nhưng học sinh cũng mệt vì nghe nữa. Chúng ta cần trao cho họ tri thức rồi để họ xử lí và học từ đó. Đó là lí do tại sao tôi tin thảo luận trên lớp là quan trọng hơn đọc bài giảng. Là những thầy cô giáo, chúng ta cũng cần cho họ cơ hội diễn đạt hiểu biết của họ để cho chúng ta có thể giám sát việc học của họ và sửa lại hiểu sai hay lẫn lộn vì họ là những người đang học.

Không có chỗ nào tốt hơn cho việc học ngoài lớp học và chúng ta phải cho học sinh thật nhiều thời gian trên lớp để học để họ không phải học ở đâu đó nơi họ có thể bị sao lãng hay học từ bạn bè, người có thể làm lẫn lộn họ. Ngày nay học sinh dễ dàng bị làm sao lãng và không thể ngồi yên hơn mười hay mười lăm phút cho nên tốt hơn cả là giữ việc giảng bài trong thời gian giới hạn và tạo điều kiện cho việc học bằng việc để cho họ thảo luận điều họ đã học.

Khi học sinh phải ngồi trong thời gian dài, phần lớn học sinh trở nên bị ngắt ra. Tâm trí họ vẩn vơ về cái gì đó khác, không vào bài giảng. Đặc biệt những học sinh thường có vấn đề trong lớp có thể bắt đầu cư xử lung tung rồi chúng ta phải dùng kỉ luật để giải quyết với họ. Tôi thường gọi tên những học sinh đặc biệt đầu tiên trong thảo luận trên lớp để giữ cho họ tập trung. Bằng việc hỏi họ các câu hỏi mà họ có thể trả lời được, chúng ta có thể làm cho họ cảm thấy rằng họ đã hoàn thành cái gì đó và chung cuộc tham gia vào trong việc học.

Làm sao chúng ta biết liệu học sinh của chúng ta đang học hay không? Chúng ta có thể dùng cách tiếp cận truyền thống mà có thể được thực hiện ở thời gian sau khi việc học đã nhoà đi hay dùng cách để học sinh thảo luận chủ đề của lớp ngay sau bài giảng của chúng ta rồi nhận diện ai hiểu hay ai còn lẫn lộn. Nếu đa số học sinh đã học kĩ tài liệu, thì chúng ta có thể thách thức họ làm việc trên cái gì đó sâu sắc hơn để học sâu hơn. Nhưng để làm điều đó, bạn phải tìm ra học sinh của bạn đã biết cái gì bằng việc giám sát thảo luận của họ trong đối thoại trên lớp.

Tôi thường cho bài kiểm tra bằng các câu hỏi ngắn vào cuối mỗi tuần để chắc học sinh của tôi học đủ kĩ trước khi chuyển sang tài liệu tiếp. Bài kiểm tra câu hỏi ngắn tóm tắt tài liệu tuần này có thể cho họ tri thức nền tảng để học thêm vào tuần tới. Tôi tin bài kiểm tra ngắn hàng tuần nên là một phần của mọi lớp để đo và giám sát tiến bộ của học sinh. Phần lớn học sinh nói với tôi rằng họ ưa thích bài kiểm tra ngắn hàng tuần hơn là bài kiểm tra dài ở cuối học kì nơi họ có thể bị tràn ngập bởi nhiều tài liệu thế và “đỗ hay trượt” tạo ra nhiều lo lắng và dẫn tới sợ học.

Nếu chúng ta chỉ dùng “bài kiểm tra lớn” vào cuối lớp, học sinh sẽ coi kiểm tra như cái gì đó để qua được lớp nên họ sẽ không tham gia vào học và chỉ học tạm đủ để qua được bài kiểm tra. Nhiều thầy cô cũng không thích kiểu kiểm tra này nhưng họ không biết các phương án khác, vì “chung khảo” là truyền thống của hệ thống giáo dục để xác định ai sẽ đỗ hay trượt. Câu hỏi của tôi là nếu chúng ta không thích cái gì đó thì thay đổi nó đi. Nếu chấm bài kiểm tra lớn là vấn đề cho chúng ta, thì nghĩ xem học sinh sẽ cảm thấy điều đó thế nào. Chúng ta cần mang vào ý tưởng mới và đam mê trong lớp học để giúp học sinh học tốt hơn. Sau rốt, họ ở đó để học và chúng ta ở đó để hỗ trợ cho họ.

Là thầy cô, chúng ta có thể trải qua những ngày nào đó mà học sinh không học như chúng ta hi vọng. Chúng ta không nên bị thất vọng vì nếu chúng ta bước lùi lại và nhìn bức tranh lớn hơn, chúng ta có thể nhận ra rằng có nhiều ngày tốt hơn là ngày xấu. Có nhiều ngày học sinh học hơn, tham gia và nêu ra nhiều câu hỏi hơn trước đây và việc học có nghĩa đang xảy ra.

Việc dạy phải KHÔNG là việc làm thường lệ nơi chúng ta liên tục làm cùng một điều mọi năm. Từng năm, tôi bao giờ cũng học cái gì đó mới để áp dụng vào lớp cho học sinh của tôi. Khi học sinh học cái gì đó mới, các thầy cô cũng làm vậy vì việc học không bao giờ nên dừng lại. Cho dù chúng ta đã làm tốt, vẫn có nhiều điều cần làm vì việc dạy bao giờ cũng là việc thách thức.

Việc dạy là thách thức vì chúng ta phải giải quyết với nhiều vấn đề, từ chương trình đào tạo nặng nề chỉ đạo chúng ta phải làm từ cấp quản lí nhà trường cho tới thời gian được yêu cầu để chấm điểm công việc của học sinh. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không được xã hội, phụ huynh và học sinh ca ngợi. Một số thầy giáo cảm thấy chán nản và cân nhắc liệu họ có đang làm “quyết định đúng” trong việc chọn nghề này không.

Tuy nhiên, tôi tin khi đã lựa nghề này, tất cả chúng ta đều được dẫn đường bởi ý tưởng chính về phát triển thế hệ tiếp tốt hơn cho đất nước chúng ta. Chúng ta biết rằng tương lai và việc bảo vệ đất nước chúng ta tuỳ thuộc vào việc thế hệ tiếp được giáo dục tốt như thế nào. Phần lớn chúng ta KHÔNG lấy việc giáo dục học sinh như “VIỆC LÀM” mà như “SỨ MỆNH” bằng việc cho họ giáo dục tốt nhất có thể được.

Nếu ai đó nói cái gì đó tiêu cực về nghề giáo, tôi thường trả lời: “Nếu bạn có thể đọc và viết, tốt hơn cả bạn nên cám ơn các thầy cô giáo, không có họ bạn chỉ là người dốt nát.”

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.

WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0