31/10/2018, 20:56

Kiểm tra Toán và Tiếng Việt giữa học kì 1 lớp 5 hay và có đáp án

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Toán – Lớp 5 (Thời gian làm bài 40 phút) PHẦN I : Trắc nghiệm . Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng. Câu 1: a) viết dưới dạng số thập phân là: A. 7, 209 B.7,29 C. 7,92 D. 72,9 ...

 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Toán – Lớp 5

(Thời gian làm bài 40 phút)

PHẦN I: Trắc nghiệm . Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.

Câu 1:  a) viết  dưới dạng số thập phân là:

A. 7, 209         B.7,29                       C. 7,92                   D. 72,9

b) Xếp các số 615,42;  516,28;  982,15;  876,51 theo thứ tự từ bé đến lớn:

Câu 2: Viết số thập phân gồm: ba chin đơn vị, bảy phần trăm, tám phần nghìn

A. 39, 078         B.39,78                       C. 39,780                 D. 397,8

Câu 3: Chữ số 9 trong số thập phân 31,296 có giá trị là:

Câu 4:  Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

A. 1,09 tấn =………………………kg

B. 5672 kg =………………………tấn

C.  12 cm9 mm2  =…………………….cm2

D. 128679 cm2  =……………………….m2

Câu 5: Một mảnh đất hình vuông có cạnh dài 300m. Hỏi mảnh đất đó có diện tích ;là bao nhiêu ha?

A. 90000ha         B.9000ha                       C. 9ha                 D. 0,9ha

Câu 6: Trước đây 2 năm tổng số tuổi của hai cha con là 45 tuổi. Hiện nay tuổi con bằng  2/5  tuổi  cha. Tuổi con hiện nay là:           A. 10 tuổi          B. 12 tuổi                      C. 14 tuổi                D. 16 tuổi

Câu 7: Tính: 

Câu 8:  Mua 8m vải hết 320 000 đồng. Hỏi mua 48m vải như thế hết bao nhiêu tiền?

Câu 9: Người ta cấy lúa trên thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 250m, chiều rộng bằng  3/5 chiều dài.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó.

b) Biết rằng, trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 50 kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Câu 10: Tìm x,y là 2 số lẻ liên tiếp sao cho  x <22,1< y

ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – Năm học 2018 – 2019

Môn: Toán – Lớp 5

Câu 1( Mỗi ý đúng 0,5 điểm), 4, 5, 8: Mỗi câu đúng được 1 điểm

Câu 1 4 5 8
a B
Đáp án B D C C B

2: Số 7,04 được đọc là: Bảy phẩy không bốn.

“Chín phẩy chín trăm hai mươi chín” được viết là: 9,929

Số 0,043 được đọc là: Không phẩy không trăm không bốn mươi ba

“Hai đơn vị và bốn phần nghìn” được viết là: 2, 004

3:

6. a/ 9 m 6 dm = 9,6 m                 c/ 2 cm5 mm2  = 2,05 cm2

b/ 5 tấn  62 kg = 5,062tấn       d/ 5m9 cm2  =  5,0009 m2

7: Số tiền mua 1 quyển sách là:

1350000 : 15 = 9000 (đồng) ( 0,5 đ)

Số tiền mua 45 quyển sách là:

9000 x 45 = 405 000 (đồng) ( 0,5đ)

Đáp số 405 000 đồng

* Có thể giải theo cách khác.

9: Diện tích căn phòng là:

5 x 4 = 20 (m2)

Số tiền mua gạch để lát hết căn phòng đó là:

96 000 x 20 = 1 920 000 (đồng)

Đáp số: 1 920 000 đồng

10 : Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:

60 x  =  100 (m )

  1. a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:

100 x 60 = 6000 (m2)

Số ngô người ta thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:

( 6000 : 100) x 30 = 1800 ( kg)

1800 kg = 18 tạ.

Đáp số 18 tạ ngô

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC) – LỚP 5

Thời gian làm bài: 35 phút

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)

Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

– Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc.

 Theo Tô Hoài

          Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1,  2, 3, 4,7:

Câu 1 :   Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:

A. mưa rào.

B. mưa rào, mưa ngâu

C. mưa bóng mây, mưa đá

D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 3:  Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác…

Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?

Câu 6 : Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?

Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với “mưa phùn“?

A. Mưa bụi.

B. Mưa bóng mây.

C. Mưa rào.

Câu 8:Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti

Câu 9:Đặt 1 câu có từ “xuân” mang nghĩa gốc và 1 câu có từ  “xuân” mang nghĩa chuyển ?

ĐÁP ÁN  VÀ BIỂU ĐIỂM

1D;          2B;     3C;             7A;   4B

Câu 5:     Các cây : mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.

Câu 6: (Cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.

0