11/05/2018, 14:44

khái niệm và phân loại doanh nghiệp

a- Khái niệm doanh nghiệp Điều 3 của luật doanh nghiệp có định nghĩa rằng: ” Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo định ...

a- Khái niệm doanh nghiệp 
Điều 3 của luật doanh nghiệp có định nghĩa rằng: ” Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Theo định nghĩa pháp lý đó thì doanh nghiệp phải là những đơn vị tồn tại trước hết vì mục đích kinh doanh. Những thực thể pháp lý, không lấy kinh doanh làm mục tiêu chính cho hoạt động của mình thì không được coi là doanh nghiệp.

b- Phân loại doanh nghiệp

*  Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu (Tính chất sở hữu của những vốn và tài sản được sử dụng để thành lập doanh nghiệp – Sở hữu vốn) người ta có thể chia doanh nghiệp thành
– Doanh nghiệp nhà nước
– Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp tập thể
– Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị – xã hội

*Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn có thể chia doanh nghiệp thành
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hoặc
– Doanh nghiệp một chủ: Là doanh nghiệp do một chủ đầu tư vốn để thành lập
– Doanh nghiệp nhiều chủ: Là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên kết của các thành viên thể hiện qua việc cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp
*  Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản, Doanh nghiệp được chia thành
– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn
– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn

0