04/06/2017, 00:28

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự “Lượm” của Tố Hữu theo ngôi thứ.

Tôi còn nhớ rất rõ, đó là những ngày Huế đổ máu vô cùng căng thẳng, lúc ta bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược năm 1947. Tôi vừa công tác ở Hà Nội về đến đường Hàng Bè gần đồn Mang Cá thì gặp Lượm, chú bé làm liên lạc. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp Lượm, mặc dù ...

Tôi còn nhớ rất rõ, đó là những ngày Huế đổ máu vô cùng căng thẳng, lúc ta bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược năm 1947. Tôi vừa công tác ở Hà Nội về đến đường Hàng Bè gần đồn Mang Cá thì gặp Lượm, chú bé làm liên lạc. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp Lượm, mặc dù nghe tên chú đã lâu.

Cuộc gặp gỡ cho tôi thú vị và ngỡ ngàng. Biết nhiều qua những việc làm và hành động dũng cảm của chú bé mà người ta vẫn đồn đại và thán phục, tôi cứ nghĩ phải là một người trưởng thành và to cao lắm. Ai ngờ đó chỉ là một cậu bé khoảng chừng mười tuổi, thân hình bé nhỏ, thậm chí quá bé nhỏ so với lứa tuổi, bên vai đeo một túi xắc đưa tài liệu chú vẫn gọi đùa là vật bất li thân. Chiếc mũ ca lô đội lệch ở trên đầu làm cho khuôn mặt chú càng trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu. Vừa đi vừa huýt sáo, thấy bóng tôi chú reo lên: A! Cháu chào chú, “chào người đằng mình”. Hai chú cháu vừa đi vừa nói chuyện. Tôi hỏi:
 
- Cháu đi liên lạc thế này có vất vả không?
 
- Không đâu chú ạ! Đi làm liên lạc thế này vui lắm, được đi nhiều nơi, được gặp nhiều chú bộ đội cháu thấy thích hơn ở nhà rất nhiều.
 
Tôi phải vào đồn Mang Cá để bàn bạc kế hoạch cho ngày mai. Chú chào tôi tiếp tục đi xuống Tên Nộm để đưa thư mật. Đến ngã ba Rè chú đứng nghiêm giơ tay lên mũ “xin chào đồng chí” một câu trang nghiêm. Tôi đứng nhìn theo chú bé với những bước chân thoăn thoắt như con chim chích đang nhảy trên đường làng cho đến khi bóng Lượm nhỏ dần rồi mất hút.
 
Cuộc kháng chiến ngày càng căng thẳng ác liệt, công việc khẩn trương gấp gáp, tôi phải liên tục đi công tác từ khu này qua khu khác. Lượm cũng vậy suốt ngày như con thoi, khi lên cứ, lúc xuống thành, chú cháu tôi ít có dịp gặp nhau, cho đến một hôm tôi nhận được tin dữ: Lượm đã hi sinh. Người đưa tin là người ở cùng đồn Mang Cá với Lượm, anh kể cho tôi nghe về trường hợp hi sinh của chú bé.
 
Hôm đó cũng như bao hôm khác, Lượm nhận được lệnh chuyển bức thư thượng khẩn ra mặt trận. Thấy bóng Lượm quân giặc nổ súng xối xả chú ngồi xuống lại vụt lên ngay, đạn bay vèo vèo trên mũ, nhưng Lượm không hề sợ hãi tiếp tục băng tới, không thấy bóng người chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô, nhấp nhô. Đạn quân thù vẫn bắn theo rát bỏng, Lượm lần lượt vượt qua các phòng tuyến thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba., đến mặt trận thứ ba, Lượm vừa rút bức thư thượng khẩn ra để trao cho người chỉ huy, thì một viên đạn của kẻ thù từ phía sau đã bắn trúng người em. Ánh chớp đỏ lòe chú bé ngã xuống, một dòng máu đỏ phun trào. Cả cánh đồng im lặng...
 
Bao nhiêu niềm tiếc thương, bao nhiêu người đã khóc... Trong tôi hình ảnh, vẻ mặt chú bé có dáng người nhỏ nhắn, khoác chiếc xắc xinh xinh, chiếc ca lô đội lệch, vừa đi vừa nhảy chân sáo thoăn thoắt cứ đọng mãi trong tâm trí không thể phai mờ.

0