06/05/2018, 10:29

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn mẫu hay lớp 5

Xem nhanh nội dung Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi và chị tôi thường đến phòng đọc sách thuộc Nhà Văn hoá trung tâm đế xem sách. Nơi ấy ...

Xem nhanh nội dung

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên

Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi và chị tôi thường đến phòng đọc sách thuộc Nhà Văn hoá trung tâm đế xem sách. Nơi ấy vừa yên tĩnh lại vừa có nhiều sách hay lạ.

Một lần chúng tõi đến như thường lệ. Cả một gian phòng lớn lặng trang. Bên ngoài, ánh sáng toả vào xuyên qua các ô kính màu xanh nhạt nón rất dịu mắt. Nơi các dãy bàn kê ngay ngắn trước các kệ sách dài, khá đông khách ngồi. Đa số là người lớn, các anh chị sinh viên và học sinh cấp hai, ba. Chi lé tẻ năm ba hoc sinh tiểu học như tôi. Sau khi gặp có quản thủ thư viện mượn sách, hai chị em cũng đến bàn ngồi đọc. Gặp chỗ hấp dẫn, tôi liền gọi chị tôi:

–     Nè chị ơi, lại đây. Đoạn này hay ghê!

Chị tôi “suyt” một cái ra hiệu cho tôi nói khẽ. Tôi hiểu ngay, chẳng dám hó hé, vì tôi dư biết chị tõi lúc nào cũng có lý và lịch sự.

Mọi người đều lặng lẽ đọc sách, có người còn lấy giấy ra viết viết ghi ghi. Lát sau, bỗng đâu nghe tiếng oang oang, tôi nhìn lại thấy hai anh thanh niên mặc áo phanh ngực, để râu lởm chởm bước vào:

–     Ê, vào đáy ngồi trú nắng một chút. Đợi tụi nó tới mình nhập bọn đi chơi.

–    Thôi chỗ này thiên hạ đọc sách. Buồn chết.

–     Mặc kệ. Ai đọc thi đọc, mình tán dóc cho vui.

Thế là hai anh đó hết chuyện này đến chuyện khác, bất chấp mọi người xung quanh. Có mấy chú, mấy bác lâu lâu liếc nhìn hai anh với ánh mắt khó chịu.

Lúc ra về chị tôi mới khều vai tôi mà dặn rằng: “Nơi công cộng như phòng đọc sách, chúng ta phải giữ yên lặng. Có thế mới là người lịch sự. Em đừng bắt chước hai anh hồi nãy nhé!”.

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm 2

Trưa nay đi học về, vì bụng đói nên tôi cố đi nhanh hơn. Nhưng phía trước, một dòng người quá đông đã cản đường, lại, nghe có tiếng kèn nữa. Thì ra là một đám tang.

Chiếc xe tang được chạm trổ thành hình chiếc thuyền rồng nhiều màu rất tinh vi. Hai bên có mấy người trong đội táng mặc đồ đen viền tráng hộ tống. Theo sau là nhiều người đầu bịt khăn, họ vừa đi vừa sụt sùi khóc. Chắc họ đau khổ lắm, vì phải vĩnh viễn chia tay một người yêu quý nhất trên đời của mình.

Xe tang đến đâu, ô tô, xe đạp lớn nhỏ đều dạt ra đến đó để nhường lối. Người đi hai bên đường cũng thế. Có người dừng lại lột nón xuống, kính cẩn chào người quá cố đang đi qua và chia sẻ nỗi buồn với gia đình bất hạnh kia. Thấy thế, tôi và mấy bạn học cùng trường cũng bắt chước lột nón, đứng nghiêm. Một ông cụ nhìn chúng tôi gật đầu:

–     Học sinh trường nào mà ngoan ngoãn và lịch sự quá.

Ông cụ vừa dứt lời, bỗng tôi nghe có tiếng xe rú ga thật lớn, tiếng kèn “chéo chéo” như tiếng đạn bay liên tục. Hai anh thanh niên áo phanh ngực, râu tóc lởm chởm đang chở nhau trên chiếc mô tô bóng lộn, lạng lách giữa đám đông cố vượt qua. Những người đi theo xe tang hốt hoảng nhảy vào lề, lấn vào nhau suýt té.

Chiếc mô tô chạy khỏi rồi, mọi người mới hoàn hồn nhìn theo lắc đầu.

Về đến nhà, tôi cứ suy nghĩ mãi. Người lịch sự phải biết nhường lối trước cụ già, em bé, người tật nguyền, người có con mọn hay trước đám cưới, đám tang. Tại sao hai anh thanh niên kia lại nông nổi như thế! Hay là hai anh đó giàu có mà thiếu học chăng?

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm 3

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước chảy. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy bấm còi inh ỏi. Môt chiếc xe ca đi đón khách, người phụ xe đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường khiến dòng người dạt về hai phía.

Môt thanh niên đi xe đạp, đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “uỳnh” môt tiếng, anh học sinh lách vôi, và phải bánh sau làm xe chở bia đổ nhào.

“Xoảng…xoảng”, két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vương vãi ra mặt đường. Hai người và xe kéo co nhau mãi một hồi rồi cũng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.

-Ôi dào, để thế mà đi được!-Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên. Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh chai trên đường, vẻ ái ngại.

Một lúc sau, bà cụ quay vào trong nhà cầm chổi và hót rác. Tấm lưng còng của cụ chậm rãi đi xuống lòng đường, đến chỗ mảnh chai vương vãi. Cụ ngồi xuống, lấy chổi quét gom lại, gạt mảnh chai vào hót rác. Chợt bên kia đường có tiếng la:

-Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi chứ!

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu cụ vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại bê hót rác chứa mảnh chai xuống cuối phố, đổ vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, em đứng trước cửa nhà được nhìn thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: “Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?”.

Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm 4

Tôi và các bạn đều đã được học môn Giáo dục công dân, các thầy cô khi dạy môn này luôn nhắc nhở chúng ta phải là một người công dân có ích cho xã hội, phải thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc sống. Vậy các bạn đã làm gì để đạt được điều đó?
Tôi còn nhớ có lần tôi và các bạn ngồi ăn chè ở cổng trường, chúng tôi có khoảng hơn chục người vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa vui vẻ. Bỗng nhiên, Lan bạn tôi nói to “ôi! giật cả mình”, tôi và các bạn không hiểu có chuyện gì quay sang nhìn Lan, thì ra bên cạnh Lan đang có một bà cụ ăn xin đưa chìa chiếc nón lá rách tả đến trước mặt Lan và xin tiền. Nhìn cụ tôi đoán khoảng hơn 80 tuổi, cụ mặc bộ quần áo màu nâu bị vá mấy chỗ, đầu tóc cũng không được gọn gàng, chân thì không đi dép. Trông cụ đáng thương quá, lũ bạn tôi chắc cũng không ai để ý gì chỉ mải mê ăn chè. Lan thì vừa ăn vừa nói với cụ “cụ đi chỗ khác đi, cháu không có tiền đâu”.
Nghe Lan nói vậy, tôi lục lại trong cặp thì cũng không còn thừa tiền vì tôi còn phải trả tiền chè nữa. Thương cụ lắm, nhưng tôi cũng không có tiền để cho cụ. Cụ đứng nhìn chúng tôi một lúc rồi quay đi. Sau đó khoảng 30 giây, tôi chợt nghe thấy giọng một đứa trẻ “mẹ ơi, con cho bà cụ ăn xin tiền tiết kiệm lúc sáng của con mẹ nhé!”. Nghe câu nói ấy xong, tôi quay lại ngay phía sau, vẫn là bà cụ lúc nãy xin tiền chúng tôi, nhưng tôi chú ý hơn đến đứa bé đó. Cậu bé khoảng 5 tuổi, đang ngồi cạnh mẹ và cũng đang ăn chè giống như tôi. Được mẹ gật đầu, cậu bé đã tìm tiền trong balo của mình rồi đưa cho bà cụ “cụ ơi, cháu chỉ có từng này thôi”, bà cụ chỉ mỉm cười, nói cảm ơn rồi quay đi. Nhìn khuôn mặt cậu bé thật ngây thơ, trong sáng mà sao cậu bé lại làm những việc cao cả đến như vậy. Tôi thấy lặng người và cảm thấy khâm phục cậu bé vô cùng. Đó thực sự là một việc làm thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng – giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Dù là một việc làm nhỏ thôi, nhưng bạn đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác có cuộc sống kém may mắn hơn bạn. Hành động ngày hôm đó của một đứa trẻ đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, tôi thực sự chưa làm được điều đó bởi tôi còn nghĩ cho riêng mình và chưa sẵn sàng chia sẻ. Dù điều cậu bé nhận được chỉ là nụ cười và lời cảm ơn của bà cụ nhưng tôi chắc chắn rằng trong lòng bà cụ ăn xin đó sẽ biết ơn cậu bé rất nhiều. Chỉ là một việc làm nhỏ thôi nhưng cậu bé đã đem lại nụ cười trên khuôn mặt nhăn nhó, khắc khổ của bà cụ mà có lẽ đã lâu rồi bà cụ chưa nở một nụ cười. Sự cho đi quả là có tác dụng kỳ diệu!

Trong cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện cho mình nếp sống văn minh bằng cách làm những việc có ích cho xã hội, dù là việc đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường, nhắc nhở các bạn tiết kiệm điện,…hoặc những việc làm giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn như tình huống vừa rồi. Nếu bạn là người có nếp sống văn minh, bạn sẽ luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người và của xã hội. Những việc làm đó sẽ hình thành cho bạn thói quen tốt, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Là học sinh, chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện nếp sống văn minh ở trường lớp, ở nhà, luôn có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm, và phải biết quan tâm, chia sẻ.

Việc làm của cậu bé 5 tuổi đã làm cho tôi nhận ra được nhiều điều, rằng cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ và chúng ta phải làm cho những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp bằng cách giúp đỡ và sẻ chia. Sẽ có lúc chúng ta cần họ giúp đỡ, hãy cho đi và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế.

Thu Thủy (Tổng hợp)

0