15/01/2018, 23:10

Hướng dẫn sắm đồ lễ chùa rằm tháng 7

Hướng dẫn sắm đồ lễ chùa rằm tháng 7 Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa ngày rằm tháng 7 Cách sắm đồ lễ đi chùa ngày rằm tháng 7 Ngày rằm tháng 7, người người lên chùa dâng hương tỏ lòng kính Phật. Thế ...

Hướng dẫn sắm đồ lễ chùa rằm tháng 7

Cách sắm đồ lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7, người người lên chùa dâng hương tỏ lòng kính Phật. Thế nhưng sắm lễ chùa như thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách sắm lễ đi chùa để cầu bình an, may mắn sau đây.

Văn cúng Rằm tháng Bảy

Sự tích lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

Tại sao thường cúng rằm tháng 7 trước ngày 15

Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết... người Việt Nam thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn để mong mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang... Do đó, việc sắm lễ đi chùa cũng rất được coi trọng.

1. Sắm lễ chay cúng rằm tháng 7

Cách sắm đồ lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè... không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả...

Khi sắm lễ đi chùa bạn cần chú ý, việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau...) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

2. Chú ý trong việc sắm lễ đi chùa và đặt vàng mã

Bạn không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng khi cúng rằm tháng 7 và Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa. Do đó, bạn nên chú ý trong việc sắm lễ đi chùa vào ngày rằm.

3. Hoa lễ khi cúng rằm tháng 7

Khi sắm lễ đi chùa, bạn cần chuẩn bị hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... Đặc biệt, bạn cần tránh các loại hoa tạp, hoa dại.

Cách sắm đồ lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

4. Chay tịnh trước ngày lễ

Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện... Điều này nhằm thể hiện sự kính cẩn của bạn trước khi đi lên chùa.

5. Sắm lễ vật cầu siêu rằm tháng 7

Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Khi sắm lễ đi chùa, bạn nên chuẩn bị thêm các đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ... nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng.

Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai... Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp "bán khoán" hay làm lễ "cầu siêu" thì cần phải sắm lễ theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

6. Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa ngày rằm tháng 7

  • Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.
  • Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
  • Chỉ cắm hương vào bát, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
  • Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
  • Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật "A di đà phật" sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
  • Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, đó là vị trí tối cao của trụ trì.
  • Đi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ.
  • Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

Cách sắm đồ lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

5 bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

0