Thông tin

Mã trường HVQ

Số điện thoại 04-3864.3352

Email hvqlgd@moet.edu.vn

Website http://www.niem.edu.vn

Địa chỉ 31 Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Học viện Quản lý Giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục - nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn.

Sơ lược Lịch sử hình thành và phát triển
Từ xưa đến nay, dù ở bất kỳ thời đại nào, Giáo dục và đào tạo luôn là công việc trọng tâm, là sự nghiệp cao cả vì mục tiêu phát triển toàn diện con người, phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc nói chuyện với Lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý và giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958 đã nhận xét: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang...". 

Bác Hồ trong buổi nói chuyện với lớp cán bộ đầu tiên của trường ngày 13/9/1958

Trong sự phát triển của Giáo dục nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng thì đội ngũ cán bộ quản lý đóng một vai trò quyết định. Nhận thức được điều này, từ 6/1964, Bộ Giáo dục đã thành lập tại các tỉnh, thành phố hệ thống các trường bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Từ dấu mốc đó cho đến khi trở thành Học viện Quản lý giáo dục như ngày nay là cả một chặng đường dài không ngừng phát triển qua những lần thay đổi:

Năm 1966, để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD phòng giáo dục huyện, trường phổ thông trung học và tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các CBQL của ngành về một số vấn đề cấp bách trong quản lý giáo dục, trường "Lý luận nghiệp vụ giáo dục" trực thuộc bộ giáo dục được thành lập.

Đến năm 1976, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập trường "Cán bộ quản lý giáo dục" trên cơ sở trường lý luận nghiệp vụ của Bộ Giáo dục theo quyết định số 190/TTg ngày 1/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ.

Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng tiếp đoàn cán bộ của trường Cán bộ Quản Lý giáo dục năm 1985

Năm 1990, Bộ Giáo dục đào tạo quyết định sát nhập 3 đơn vị: "Trường Cán bộ quản lý giáo dục","Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề", "Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục" thành "Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo"

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình về thăm và phát biểu tại trường "Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo" nhân dịp khai giảng lớp bồi dưỡng nữ cán bộ quản lý- 1994

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa về thăm và phát biểu tại trường năm 1994

Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 501/ QĐ-TTg, thành lập Học viện Quản lý Giáo dục

Lễ công bố quyết định thành lập "Học viện Quản lý Giáo dục" (13/05/2006)

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân về thăm và làm việc tại Học viện quản lý giáo dục năm 2007

Trong suốt gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện luôn giữ vững vai trò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Học viện luôn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và chất lượng dạy học, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hiện nay, các hoạt động chuyên môn của Học viện đang được phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu; công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn vận dụng vào việc đổi mới cơ chế giáo dục; các hoạt động liên kết với nước ngoài đang ngày càng được mở rộng, nhiều hội thảo quốc tế về vấn đề quản lý giáo dục đã được Học viện tổ chức và đạt được những thành công to lớn.

Lễ nghiệm thu Đề tài Khoa học cấp Nhà Nước do Học viện thực hiện

Hình ảnh trong lễ ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với trường đại học Toulouse-Pháp

Những cố gắng trên đã mang lại cho thầy và trò Học viện quản lý giáo dục nhiều giải thưởng, bằng khen cao quý của Đảng và Nhà Nước như: Huân chương Lao động hạng 3 (1986), huân chương Lao động hạng Nhì (2011) do Nhà Nước trao tặng và nhiều năm liền được nhận danh hiệu "Đảng bộ vững mạnh",...

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
 

Sứ mạng: Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở đào tạo chất lượng cao, tiên phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Tầm nhìn: Học viện Quản lý Giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục - nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn.
Giá trị:    

- Tận tâm vì Chất lượng;
- Sáng tạo vì Phát triển;
- Hợp tác vì Hiệu quả.

Mục tiêu chung : Đến năm 2020, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và khu vực về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ về giáo dục và QLGD; Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại; có quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học rộng rãi trong và ngoài nước.
Mục tiêu cụ thể
1. Bảo đảm uy tín về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về giáo dục và quản lý giáo dục;
2. Có quan hệ hợp tác rộng rãi về đào tạo, nghiên cứu khoa học; cung cấp dịch vụ giáo dục, quản lý giáo dục trong và ngoài nước;
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp;
4. Phát triển nguồn lực (cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, tài chính…) phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển Học viện;
5. Trang bị cho người học kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc sáng tạo; có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và khả năng tự học nâng cao trình độ suốt đời.
Chiến lược phát triển
1. Chiến lược phát triển đào tạo
2. Chiến lược bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD
3. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ
4. Chiến lược hợp tác quốc tế
5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 
6. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật
7. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin
8. Công tác sinh viên
9. Đánh giá và kiểm định chất lượng Học viện
10. Xây dựng môi trường học tập của Học viện
11. Nguồn lực tài chính và tiền lương

Bài liên quan

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao KHCN, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.

Học viện cán bộ TPHCM

Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là trường đầu tiên trong hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành trên cả nước thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đến năm 2009 áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Đến nay, hệ thống quản lý chất lượng tiếp tục được thay ...

Học Viện Âm Nhạc Huế

Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở ...

Đại Học Công Nghiệp TPHCM

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015 - 2017 theo quyết định số 902/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2015, bắt đầu thực hiện từ năm học 2015 - 2016. Phát biểu triết lý giáo dục của ...

Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam

Từ năm 2001 đến nay, Trung ương Đoàn và Học viện đã tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống giáo dục Đại học ...

Học Viện Tài Chính

Hiện nay, Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến 30/4/2015 là 791, trong đó có 496 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ. Có ...

Học viện Tòa án

Trường Cán bộ Toà án có chức năng chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho thẩm phán, cán bộ của ngành và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên, tài liệu bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân cho Tòa án nhân dân các địa phương.

Học Viện Ngoại Giao

Học viện tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hoá và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Học viện tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Đảng và Nhà ...

Học Viện Hải Quân

Trong hơn nửa thế kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển, HVHQ đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của ĐUQSTW- BQP; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đảng ủy Bộ Tư lệnh Hải quân, sự giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả của các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân và sự thương yêu, đùm bọc giúp đỡ ...

Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Học viện Phụ nữ Việt Nam có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác phụ nữ và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn trong từng thời kỳ; thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước và Hội ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...