Thông tin

Mã trường HCH

Số điện thoại 043-8343223

Email

Website www.napa.vn

Địa chỉ 77 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội

Học Viện Hành Chính Quốc Gia ( phía Bắc )

Trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu đất rộng 15.000 m2, tại Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội. Ngày 18-5-1961, công trình được khởi công xây dựng, ngày 25-4-1962 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
 
 1. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/1959 – 9/1961)Ngày 29-5-1959, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại kí Nghị định số 214-NV thành lập Trường Hành chính. Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện. Đồng chí Tô Quang Đẩu – Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Hiệu trưởng.Khi mới thành lập, Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, Trường đã mở khoá huấn luyện đầu tiên cho 216 cán bộ chính quyền cấp huyện, tỉnh. Khoá học khai giảng ngày 16-10-1959 và bế giảng ngày 16-01-1960. Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã khai giảng và bế giảng khoá học. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực đã tới thăm và giảng bài cho khoá học. 
 
2. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 9/1961 – 5/1980)Ngày 29-9-1961, theo Nghị định số 130-CP của Chính phủ, Trường Hành chính đổi tên là Trường Hành chính Trung ương.

 

Trụ sở của Trường Hành chính Trung ương được xây dựng trên khu đất rộng 15.000 m2, tại Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội. Ngày 18-5-1961, công trình được khởi công xây dựng, ngày 25-4-1962 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay đang làm việc tại cơ sở này.

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, từ tháng 9-1965 tới cuối năm 1968, Trường sơ tán về xã Đông Côi, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Tại đây, Trường tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp huyện, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ giữa năm 1972, Chính phủ chủ trương tách phần chính quyền ra khỏi Bộ Nội vụ đưa sang Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng. Bộ Nội vụ thời gian này chỉ làm công tác thương binh – xã hội, nên Trường chỉ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thương binh – xã hội.

ở miền Nam, tháng 5-1974, Trường Cán bộ chính quyền miền Nam được thành lập tại chiến khu miền Đông do đồng chí Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Hiệu trưởng. Sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 30-10-1976, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 213-CP thành lập Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương tại miền Nam. Phân hiệu trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ, đặt tại địa điểm Học viện Quốc gia Hành chính của nguỵ quyền Sài Gòn cũ, số 10 đường 3-2, quận 10, TP. Hồ Chí Minh (cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia ngày nay). Phân hiệu do đồng chí Doanh Thắng Lung (tức Ba Lung) và Nguyễn Ngọc Sắt (tức Ba Linh) làm Phân Hiệu phó (không có Phân Hiệu trưởng).

Ngày 30-3-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ trực thuộc Bộ Nội vụ sang trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ. Trường Hành chính Trung ương tiếp tục nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền phục vụ công cuộc hoà bình xây dựng đất nước.

Ngày 30-8-1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 231-CP chuyển Trường Hành chính Trung ương từ Ban Tổ chức của Chính phủ sang trực thuộc Phủ Thủ tướng. Trường có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng các cán bộ quản lý nhà nước cao cấp ở các cơ quan trung ương; các chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và tương đương; cán bộ phụ trách các sở, ty của tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố; cán bộ làm công tác giảng dạy ở các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) các tỉnh và thành phố. Theo Quyết định trên, Trường Hành chính Trung ương có các phân hiệu phụ trách các khu vực:

– Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại Hà Nội chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh phía Bắc.

– Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh phía Nam (B2 cũ).

– Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại Đã Nẵng chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các tỉnh miền Trung (khu 5 cũ).            Song, trong thực tế Trường Hành chính Trung ương mới chỉ có hai Phân hiệu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Dương Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

 3. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 5/1980 – 6/1981)

Ngày 12-5-1980, Hội đồng Chính phủ  ban hành Quyết định số 142-CP sát nhập Trường Hành chính Trung ương và Trường Kinh tế Trung ương thành Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương. Giáo sư Mai Hữu Khuê – nguyên Hiệu trưởng Trường Kinh  tế – Kế hoạch – được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.

Thực hiện Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô, Trường mở các khoá bồi dưỡng về quản lý kinh tế cho cán bộ trung – cao cấp  do các giáo sư Liên Xô giảng dạy.

 4. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG (TỪ THÁNG 6/1981 – 11/1990)

Ngày 08-6-1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 233-CP tách Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương thành hai trường: Trường Hành chính Trung ương và Trường Quản lý kinh tế Trung ương. Trường Hành chính Trung ương trực thuộc Chính phủ. Đồng chí Dương Văn Dật – nguyên Thứ  trưởng Bộ Tài chính – được bổ nhiệm  làm Hiệu trưởng.

Ngày 26-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 91/HĐBT về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Hành chính Trung ương. Từ đây, Trường có căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ để hoạt động, đã không ngừng phấn đấu vươn lên, có những bước tiến cơ bản, củng cố và thống nhất được cơ sở Trường tại Hà Nội và Phân hiệu của Trường tại TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các Trường Hành chính (nay là Trường Chính trị) tỉnh, thành phố, tạo thành một hệ thống Trường Hành chính làm nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, tạo đà cho sự phát triển cao hơn của Trường trong giai đoạn mới.

Ngày 09-4-1987, Giáo sư Đoàn Trọng Truyến – nguyên  Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng – được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng theo Quyết định số 121-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trường thực hiện chuyển đổi nội dung, phương thức bồi dưỡng cán bộ chính quyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn, mở rộng hợp tác quốc tế.

 5. TRƯỜNG HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 11/1990 – 7/1992)

Ngày 01-11-1990, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Trường Hành chính Quốc gia theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trường đã cùng với các cơ quan hữu quan đề xuất với Chính phủ đề án cải cách nền hành chính quốc gia.

Ngày 01-12-1991, GS.TS Nguyễn Duy Gia – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường HCQG – được bổ nhiệm  làm Hiệu trưởng.

 6. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (TỪ THÁNG 7/1992 ĐẾN THÁNG 5/2007)

Ngày 06-7-1992, Trường Hành chính Trung ương được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). GS.TS. Nguyễn Duy Gia làm Giám đốc. Từ đây, Học viện thực hiện chức năng trung tâm đào tạo công chức và nghiên cứu khoa học về hành chính của cả nước, có sự phát triển mạnh mẽ toàn diện, đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt; có những biến đổi rõ rệt về quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

Ngày 16-12-1997, GS.TS Nguyễn Duy Gia thôi giữ chức Giám đốc. GS.TS. Vũ Huy Từ –  nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,  Phó Giám đốc Học viện – được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số 108/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 25-9-1998, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp – được bổ nhiệm làm Giám đốc theo Quyết định số 885/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31-12-2006, TS Nguyễn Ngọc Hiến thôi giữ chức Giám đốc Học viện.

Ngày 01-01-2007, PGS. TS Nguyễn Hữu Khiển – Phó Giám đốc Học viện được giao trách nhiệm Phó Giám đốc điều hành theo Quyết định số 09/QĐ-BNV ngày 08-01-2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân công thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động công tác của Học viện Hành chính Quốc gia.

* Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg Ngày 19-9-2002 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện từ cơ quan thuộc Chính phủ được chuyển vào Bộ Nội vụ.

Ngày 13-11-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/2003/ QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong đó, xác định:

– Học viện Hành chính Quốc gia là tổ chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

– Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm quốc gia, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công chức cơ sở, công chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.

– Học viện Hành chính Quốc gia có con dấu hình Quốc huy.

– Học viện Hành chính Quốc gia có các hệ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý nhà nước.

+ Hệ đào tạo tiền công vụ.

+ Hệ đào tạo đại học chuyên ngành hành chính chính quy, không chính quy và sau đại học theo các chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước.

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên về hành chính và quản lý nhà nước.

+ Hệ đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề.

– Học viện Hành chính Quốc gia có các phân viện tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố Huế và các phân viện khu vực.

 7. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH (TỪ THÁNG 5/2007 ĐẾN THÁNG 6/2014)

Từ tháng 5 năm 2007 đến nay hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị. Học viện Hành chính Quốc gia được đổi tên Học viện Hành chính.

PGS.TS Nguyễn Trọng Điều – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hành chính theo Quyết định số 529-QĐNS/TW ngày 18-8-2007 của BCH Trung Ương.

Từ ngày 1/7/2009 đến nay PGS.TS Nguyễn Đăng Thành – Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh – Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hành chính.

NHỮNG PHẦN THƯỞNG VÀ DANH HIỆU CAO QUÝ

1. VỀ TẬP THỂ

– Học viện được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (1994) và Huân chương Độc lập hạng Nhì (2002).

– Đảng bộ Học viện được tặng Cờ “Đảng bộ có thành tích trong hoạt động xây dựng Đảng” (2000-2002); Giấy khen về thành tích “Đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền 2001-2002-2003” (năm 2003); Bằng khen về thành tích “Đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền 2001-2005” (năm 2005).

– 4 đơn vị thuộc Học viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

– 4 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

– 6 đơn vị được Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen.

– 8 đơn vị được Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Ban Tư tưởng Văn hóa tặng Bằng khen.

– 12 đơn vị được Bộ Nội vụ tặng Cờ thi đua.

– 9 tập thể được Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tặng Cờ thi đua.

– Hàng trăm lượt tập thể lao động xuất sắc và tập thể lao động tiên tiến được Giám đốc Học viện khen thưởng.

2. VỀ CÁ NHÂN

– 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất

– 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì

– 1 nhà giáo được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba

– 2 nhà giáo được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

– 6 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Huân chương lao động hạng Ba

– 14 cán bộ, công chức, viên chức được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

– 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân

– 12 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

– 116 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Huy chương vì Sự nghiệp giáo dục

– 1 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp văn hóa

– 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp khoa giáo

– 1 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp báo chí

– 4 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp công đoàn

– 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp an ninh

– 2 cán bộ được tặng Huy chương vì Sự nghiệp lưu trữ

– 4 cán bộ được tặng Huy chương Thanh niên thế hệ trẻ

– 2 cán bộ được tặng Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp bảo vệ Đảng

– 10 cán bộ, công chức, viên chức được tặng Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp tổ chức

– 75 giảng viên được công nhận Giảng viên giỏi cấp Học viện

– 25 cán bộ, công chức, viên chức được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp Bộ

– 318 cán bộ, công chức, viên chức được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

– 8 cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen

– 65 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại Học viện từ 15 năm trở lên được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen

– 226 cán bộ, công chức, viên chức đạt danh hiệu Lao động giỏi liên tục 5 năm liền được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen.

– 15 giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên giỏi 3 năm liên tục được Giám đốc Học viện tặng Bằng khen.

Bài liên quan

Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Công An Nhân Dân ( Phía Bắc )

Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Công An Nhân Dân phía bắc  (HCB) Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ĐT: 0241.3969011 Tổng chỉ tiêu năm 2017: 50 STT Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét tuyển 2 Theo xét KQ thi THPT QG Theo ...

Học Viện Chính Trị Công An Nhân Dân

Ngày 25-4-2014, Bộ Công an công bố Quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân. Sau 4 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã bước đầu khẳng định vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hàng đầu của lực lượng Công an nhân dân, được Đảng, Nhà nước, ngành Công an ghi ...

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Sứ mạng cao cả của Trường ĐHQT Hồng Bàng là đào tạo ra những con người sáng tạo với khả năng tư duy vượt trội, kỹ năng ứng dụng tri thức vào cuộc sống nhuần nhuyễn, cùng một tâm hồn cao thượng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển bùng nổ.

Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân, ...

Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM

Trường phấn đấu trở thành trường đại học đào tạo nhân lực trình độ cao theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải của khu vực phía Nam và cả nước. Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ Giao thông vận tải và quốc gia, trong ...

Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

“Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành GTVT và của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục ...

Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Nam)

Ngoài địa điểm chính tại Tp. Hồ Chí Minh, do yêu cầu của các địa phương, Nhà trường đã và đang tiếp tục mở các lớp đào tạo hệ không tập trung tại các tỉnh khu vực miền trung, các tỉnh lận cận Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên: Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc ...

Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương

Mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ có uy tín ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghệ thuật. Là cơ sở tin cậy cho Nhà nước, các doanh nghiệp, cơ quan địa phương trong và ngoài nước đặt hàng các dự án, đề tài khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật. ...

Đại Học Giao Thông Vận Tải ( Cơ sở Phía Bắc )

Mã tuyển sinh: GHA Tên tiếng Anh: University of Transport and Communications Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo Địa chỉ: Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Website: http://www.uct.edu.vn   Chỉ tiêu tuyển sinh: TT Ngành học Mã Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Tổ hợp môn xét ...

Đại Học FPT

Mã tuyển sinh: FPT Đại chỉ: Trụ sở chính: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội (đối diện bến xe Mỹ Đình)ĐT: (04) 37687717; Fax: (04) 37687718 Website: http://www.fpt.edu.vn Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018: 4400  Mã trường: FPT I. Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo 1.1 Chỉ tiêu tuyển sinh: 4400. 1.2 ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...