Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. ...

Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Quan niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa:

Đó là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa; được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó – toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ  nghĩa  Mác-Lênin  đã  có  những  luận  điểm  cơ  bản  về  “chuyên chính vô sản” và “hệ thống chuyên chính vô sản”. Đặc biệt là V.I. Lênin đã nêu cụ thể rằng, trong “hệ thống chuyên chính vô sản” gồm có đảng, nhà nước, công đoàn và một số tổ chức khác như “những bánh xe răng cưa” tạo ra “mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng”1.
Vận  dụng, phát  triển  và  cụ  thể hoá  một  cách  đúng  đắn  và  sáng  tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản, hệ thống chuyên chính vô sản vào hoàn cảnh Việt Nam trong tình hình hiện nay của đất nước và của cả thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam, trong công cuộc đổi mới đất nước, đã sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” khi có chủ trương xây dựng và từng bước hoàn thiện “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”; bởi vì chuyên chính vô sản về cơ bản là thống nhất với dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản (như đã phân tích ở trên). Trong những điều kiện và những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã mở rộng và cụ thể hoá nhiều vấn đề về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gắn với vai trò, chức năng của từng tổ chức chính trị của nó, quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: đó là gồm có Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể của nhân dân. Đảng ta nêu rõ vai trò, chức năng cơ bản của hệ thống các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa một cách khái quát, đúng thực chất và thực tiễn, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; suy cho cùng thì tất cả quyền lực là của nhân dân, vì những lợi ích của nhân dân. Và, chỉ có thể thực hiện được những vấn đề cơ bản đó khi hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải là chế độ nhất nguyên về chính trị – tức là chỉ có một giai cấp và một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, đó là giai cấp công nhân và Đảng của nó.

0