16/01/2018, 13:02

Giải thích và chứng minh luận điểm “Lòng khiêm tốn có thể coi là …” – Văn mẫu lớp 7

Giải thích và chứng minh luận điểm “Lòng khiêm tốn có thể coi là …” – Văn mẫu lớp 7 Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là …" – Bài số 1 Để thành đạt trong cuộc đời, người ta cần đến rất nhiều yếu tố: lí tưởng, hoài bão, mục đích, ý chí, nghị ...

Giải thích và chứng minh luận điểm “Lòng khiêm tốn có thể coi là …” – Văn mẫu lớp 7

Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là …" – Bài số 1

Để thành đạt trong cuộc đời, người ta cần đến rất nhiều yếu tố: lí tưởng, hoài bão, mục đích, ý chí, nghị lực, niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào và tài năng… Nhưng có một yếu tố quan trọng không thể thiếu là tính khiêm tốn bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới thành công hay thất bại của sự nghiệp cá nhân. Bàn về vấn đề này, Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa đã viết: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật (Trích trong tập Tinh hoa xử thế).

   Đây là một nhận xét chí lí, một lời khuyên thiết thực cho mọi người, nhất là tuổi trẻ. Tâm lí của tuổi mới lớn là hăng hái, bồng bột, tự tin và hiếu thắng. Cái gì mình cũng hay, cái gì mình cũng làm được, cái gì mình cũng hơn người khác. Tự tin vào bản thân là điều nên có, nhưng niềm tin ấy phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì mới có thể biến thành hiện thực. Còn tự cao tự đại một cách ảo tưởng, mù quáng thì lại là một tất xấu đáng ghét, thường gây ra những hậu quả tiêu cực.

   Muốn đánh giá đúng đắn, chính xác về bản thân, mỗi người cần phải sáng suốt, khách quan và khiêm tốn. Khiêm tốn không làm lu mờ tài năng, tên tuổi mà ngược lại nó nâng cao giá trị cá nhân con người trong xã hội. Đức tính khiêm tốn là biểu hiện phẩm giá tốt đẹp của một con người đúng đắn, có trình độ hiểu biết và tầm nhìn xa rộng.

   Phần lớn những người thành công trong cuộc đời đều có tính khiêm tốn. Trong giao tiếp hằng ngày viêc gây được thiện cảm với người xung quanh sẽ tạo cho ta nhiều thuận lợi trong công việc. Khiêm tốn lắng nghe, khiêm tốn học hỏi để rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân, điều đó quan trọng vô cùng. Những thói xấu như chủ quan, tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn… chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

   Đức tính khiêm tốn có vai trò quan trọng như vậy nhưng khiêm tốn là gì? Nó có đồng nghĩa với mặc cảm tự ti , với sự nhu nhược hay không?

   Hoàn toàn không phải như vậy!

   Khiêm tốn là thái độ hòa nhã, nhún nhường của con người có văn hóa trong khi ứng xử. Người khiêm tốn là người có bản lĩnh cứng cỏi làm chủ được mình, làm chủ được tình huống giao tiếp, luôn tỏ ra tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Trong công việc, họ không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những kết quả cao hơn, mĩ mãn hơn. Chính vì thế mà họ thường gặt hái được thành công.

   Khiêm tốn được coi là bản tính căn bản, tức là cái gốc của đạo đức, phẩm giá con người , cho nên chúng ta phải rèn luyện cho mình đức khiêm tốn. Cuộc đời này là một cuộc đấu tranh bất tận mà tài năng của mỗi con người chỉ nhỏ bé như một giọt nước giữa đại dương. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân là không đáng kể, không thể đem so sánh với mọi người. Cho dù có tài giỏi đến đâu thì chúng ta vẫn phải học hỏi và học hỏi suốt đời để không ngừng mở mang hiểu biết, nâng cao khả năng làm việc, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

   Có thể lấy dẫn chứng thật sinh động và gần gũi là cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác như sau:

Như đỉnh non cao tự giấu hình

Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh

Thực tế cho thấy Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại, một bậc hiền triết, một nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại. Tất cả những điều ấy kết tinh trong một con người rất mực giản dị và khiêm tốn. Từ một em bé, một cụ già, …cho đến những chính khách nổi tiếng trên thế giới, nếu ai một lần được gặp Bác Hồ đều cảm thấy vẻ đẹp nội tâm của Bác thể hiện qua từng lời nói, ánh mắt, nụ cười điềm đạm, khoan hòa…rất đáng kính, đáng yêu.

   Nhận xét của Lâm Ngữ Đường về đức tính khiêm tốn là bài học nhân sinh sâu sắc và thấm thía. Con người khiêm tốn là con người biết mình, hiểu người, không tự cao tự đạo, không ngừng vươn lên phấn đấu trong cuộc sống. Khiêm tốn là điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.

Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là …" – Bài số 2

Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn của xã hội mà có. Và một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó là lòng khiêm tốn. Một học giả nối tiếng của Trung Hoa là Lâm Ngữ Đường viết: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”.

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu – nghèo… mà vẫn nỗ lực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đó là khiêm tốn. Một người tài giỏi, thông minh nhưng không cậy mình hơn người mà coi thường những người khác; vẫn miệt mài học tập, sáng tạo… Đó là khiêm tốn. Vậy góc rễ của lòng khiêm tốn chính là sự ý thức đúng đắn về vị trí bản thân mình trong xã hội. Họ hiểu những chân lí và những điều tất yếu trong cuộc sống: mình đã giàu, đã giỏi nhưng có những người còn hơn mình vậy nên phải phấn đấu hơn nữa và không coi thường người khác. Hơn nữa, nguồn gốc tạo ra tài sản và trí tuệ là sự lao động và học hỏi không ngừng, do đó nếu ta bằng lòng với những gì mình có mà dừng lại không phấn đấu nữa thì ta sợ tụt hậu. Trong khi đó, những người kém ta hôm nay có ngày mai để vượt lên trước ta.

Trong câu nói của mình, Lâm Ngữ Đường đã đánh giá rất cao đức tính khiêm tốn ở con người: "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật". Nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật là cách thức ứng xử, tác động của bản thân con người đối với những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội… Trong quan hệ giữa người với người, điều quan trọng nhất là phải biết mình là ai, người đối giao với mình là ai. Trong việc tự ý thức về bản thân và ý thức về những người xung quanh cần hiểu rằng chỗ đứng của mối người trong xã hội là gì. Một cá thể trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ phức tạp: là em người này, là cháu người nọ nhưng lại là anh người kia, bác người khác… Tương tự như vậy, bản thân ta có thể rất giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại rất kém trong lĩnh vực khác. Truyện kể rằng có vị tướng rất đắc ý và lấy làm kiêu hãnh khi mình cười ngựa bắn tên thì bắn mười phát trúng cả mười. Nhưng một ngày nọ, ông phải lấy làm xấu hổ khi gặp một cụ già mắt bị bịt kín mà vẫn rót dầu trôi chảy qua lỗ nhỏ trên mặt đồng xu. Trong thực tế xã hội, có rất nhiều người thành đạt, nhưng đằng sau sự thành đạt của họ là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người giúp sức. Một mình họ đâu có thể làm được điều gì! Chính bởi những điều đó, khi đứng trước một cuộc đối thoại, khi bắt đầu một mối quan hệ,… điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn để không rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” (tự khen mình rất giỏi nhưng vì lí do nào đó lại không hoàn thành được: công việc!). Khiêm tốn để thể hiện thái độ cầu tiến, muốn tiếp tục học hỏi. Khiêm tốn để được hướng dẫn những điều tốt đẹp hơn… Vậy là, trong cách xử thế và đối đãi với vạn vật, lòng khiêm tốn thực sự là điều căn bản, là gốc rễ của vấn đề.

Trong thực tế, nhờ khiêm tốn mà rất nhiều người giành được những thành công lớn. Bản thân Bác Hồ là người có học vấn rất uyên thâm nhưng trên con đường bôn ba năm châu bốn bể. Người vẫn luôn khiêm nhường nhờ người khác chỉ dạy nhiều điều: học ngoại ngữ, viết báo,… Nhờ vậy, Bác biết nhiều thứ tiếng, học được nhiều phong tục tập quán của các nước khác, viết báo thành công,… Có nhiều bạn học sinh học giỏi, giành được nhiều giải cao trong các ki thi quốc gia, quốc tế nhưng đến trường các bạn vẫn hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô, khiêm nhường học hỏi.

Ngày ngày các bạn vẫn làm bài tập trên lớp thầy cô giao cho để rèn thêm kĩ năng làm bài. Đó thực sự là những tấm gương sáng về lòng khiêm tốn.

Đối với mỗi người, việc rèn luyện đạo đức là công việc lâu dài, bền bỉ cần phải tiến hành ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lí do vì sao một trong năm điều Bác Hồ khuyên thiếu niên nhi đồng là phải trau dồi đức tính khiêm tốn: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bởi vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người học sinh chúng ta cần tu dưỡng cho mình đức tính quý báu ấy.

Giải thích và chứng minh nhận xét sau đây: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật và đối đãi với sự vật (Lâm Ngữ Đường).

Để thành đạt trong cuộc đời, người ta cần đến rất nhiều yếu tố: lý tưởng, hoài bão, mục đích, ý chí, nghị lực, niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào và tài năng… Nhưng có một điều quan trọng không thể thiếu là tính khiêm tốn bởi nó có ảnh hưởng rất lớn tới thành công hay thất bại của sự nghiệp cá nhân. Bàn về vấn đề này, Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa đã viết: Lòng khiêm tôn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. (Trích trong tập Tinh hoa xử thế).

Đây là một nhận xét chí lí, một lời khuyên thiết thực cho mọi người, nhất là tuổi trẻ. Tâm lí của tuổi mới lớn là hăng hái, bồng bột, tự tin và hiếu thắng.

Cái gì mình cũng hay, cái gì mình cũng làm được, cái gì mình cũng hơn người khác. Tự tin vào bản thân là điều nên có, nhưng niềm tin ấy phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì nó mới có thể biến thành hiện thực. Còn tự cao tự đại một cách ảo tưởng, mù quáng thì lại là một tật xấu đáng ghét, thường gây ra những hậu quả tiêu cực.

Muốn đánh giá đúng đắn, chính xác về bản thân, mỗi người cần phải sáng suốt, khách quan và khiêm tốn. Khiêm tốn không làm lu mờ tài năng, tên tuổi mà ngược lại nó nâng cao giá trị cá nhân con người trong xã hội. Đức tính khiêm tốn là biểu hiện phẩm giá tốt đẹp của con người đứng đắn, có trình độ hiểu biết và tầm nhìn xa rộng.

Phần lớn những người thành công trong cuộc đời đều có tính khiêm tốn. Trong giao tiếp hằng ngày, việc gây được thiện cảm với những người xung quanh sẽ tạo cho ta nhiều thuận lợi trong công việc. Khiêm tốn lắng nghe, khiêm tốn học hỏi để rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân, điều đó quan trọng vô cùng. Những thói xấu như chủ quan, tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn… chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

Đức khiêm tốn có vai trò quan trọng như vậy nhưng khiêm tốn là gì ? Nó có đồng nghĩa với mặc cảm tự ti, với sự nhu nhược hay không?

Hoàn toàn không phải như vậy!

Khiêm tôn là thái độ hòa nhã, nhún nhường của con người có văn hoá trong khi ứng xử. Người khiêm tốn là người có bản lĩnh làm chủ được mình, làm chủ được tình huống giao tiếp, luôn tỏ ra tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Trong công việc, họ không bao giờ thoả mãn với những gì mình đã đạt được mà luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được những kết quả cao hơn, mĩ mãn hơn. Chính vì thế mà họ thường gặt hái được thành công.

Khiêm tốn được coi là bản tính căn bản, tức là cái gốc của đạo đức, phẩm giá con người, cho nên chúng ta phải rèn luyện cho mình đức khiêm tốn. Cuộc đời này là một cuộc đấu tranh bất tận mà tài năng của mỗi con người chỉ nhỏ bé như một giọt nước giữa đại dương. Sự hiểu biết cùa mỗi cá nhân là không đáng kể, không thể đem so sánh với mọi người. Cho dù có tài giỏi đến đâu thì chúng ta vẫn phải học hỏi và học hỏi suốt đời để không ngừng mở mang hiểu biết, nâng cao khả năng làm việc, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Có thể lấy dẫn chứng thật sinh động và gần gũi là cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác như sau:

Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
(Theo chân Bác)

Thực tế cho thấy Hồ Chủ tịch là một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một bậc hiền triết, một nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại. Tất cả những điều ấy kết tinh trong một con người rất mực giản dị và khiêm tốn. Từ một em bé, một cụ già,… cho đến những chính khách nổi tiếng trên thế giới, nếu ai một lần được gặp Bác Hồ đều thấy vẻ đẹp nội tâm của Bác thể hiện qua từng lời nói, ánh mắt, nụ cười điềm đạm, khoan hòa… rất đáng kính, đáng yêu.

Nhận xét của Lâm Ngữ Đường về đức khiêm tốn là bài học nhân sinh sâu sắc và thấm thía. Con người khiêm tốn là con người biết mình, hiểu người, không tự cao tự đại, không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Khiêm tôn là điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

Giải thích và chứng minh luận điểm "Lòng khiêm tốn có thể coi là …" – Bài số 3

Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.

Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói:” Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật ”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối vói mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ” Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói:” Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?”. Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh:” Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâ sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười… đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.
Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đờ, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.

Vũ Hường tổng hợp

0