06/02/2018, 15:39

Giải thích câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý”

Đề bài: Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý” Bài làm Trong kho tàng đồ sộ bởi ca dao, tục ngữ của dân tộc, câu tục ngữ “dĩ hòa vi quý” vẫn được nhắc đến nhiều, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chưa những điều quý báu mà ta hoàn ...

Đề bài: Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý”

Bài làm

Trong kho tàng đồ sộ bởi ca dao, tục ngữ của dân tộc,  câu tục ngữ “dĩ hòa vi quý” vẫn được nhắc đến nhiều, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chưa những điều quý báu mà ta hoàn toàn có thể tiếp thu được, nó là những bài học quý báu, những kinh nghiệm để con người mọi thời đại hướng vào để rèn luyện tính cách, nhân cách của bản thân để trở thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng, được mọi người tôn trọng, yêu mến.

Câu tục ngữ mới đọc, ta cảm thấy nó hơi khó hiểu, vì được viết theo chữ Nho của người xưa, nó mang rất nhiều ý nghĩa. Ta hiểu đơn giản, Với  từng chữ “Dĩ” được dịch hiểu là sự lấy, còn “hòa” là sự hòa nhã, khiêm tốn, hài hòa, “vi” ở đây có nghĩa là làm, “quý” ở đây muốn nói đến là thứ quan trọng nhất. Trong câu tục ngữ, ta thấy có sự xoay quanh những câu chuyện trong cuộc sống, những điều gần gũi với ta, áp dụng luôn trong cách ứng xử của người-người với nhau. Toàn câu “Dĩ hòa vi quý” có nghĩa là nên biết lấy sự hòa hợp với nhau làm trọng.

dĩ hòa vi quý 

Con  người ta sống luôn cần sự giao tiếp để duy trì, mở rộng các mối quan hệ trong xã hội, tối thiểu cũng có quan hệ với người thân, tiếp cận giữa người và người thường hay va chạm nhau. Trong các cuộc nói chuyện, cách làm việc,.. không ai đảm bảo mình có thể vừa ý mọi người, ai cũng có tính cách riêng, có những quan điểm, do khác chính kiến, khác quan điểm, khác lối sống,v.v….vì chẳng ai vẹn toàn, nên có một điều sẽ không tránh khỏi là dễ gây ra những phức tạp, những xáo trộn nhất định trong xã hội. Câu nói muốn nhắc nhở chúng ta phải biết hòa nhã trong mỗi trường hợp, biết kiềm chế, tiết chế cảm xúc, cái “tôi” của bản thân để phù hợp, để có thể hiểu người khác, lắng nghe người khác nhiều hơn trong mọi việc. Điều đó vừa khó nhưng cũng dễ nếu ta hiểu được giá trị to lớn của nó, như câu "một điều nhịn chín điều lành", nó sẽ không gây thiệt cho bất cứ ai, nó mang nhiều lợi ích hơn bạn tưởng,  giúp bạn trở nên là người biết cư xử lịch thiệp hơn, trưởng thành hơn trong mắt người khác.  

Cùng nghĩa với câu “thêm bạn, bớt thù” của người xưa, cho thấy phương châm đối nhân xử thế này hoàn toàn đúng, đáng khen ngợi. Nhưng có lẽ mỗi chúng ta phải hiểu được câu nói không phải muốn bạn hoàn toàn để người khác lấn át đi chính kiến của bản thân mình trong mỗi công việc của mình, của xã hội mà không biết bảo vệ nó. Cũng không phải là người mà  coi sự hoà thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuề xòa, "ba phải", không phân biệt phải trái, tốt xấu.Nếu như vậy, ta làm sao có thể sống được trong xã hội phức tạp này, làm sao ta có thể thành công…

Chỉ là khi cần thì ta phải “cơm sôi nhỏ lửa”, “chồng giận thì vợ bớt lời”, chúng ta không hề muốn người khác bị tổn thương bởi những lời ta nói, ta muốn đưa ra những ý kiến của bản thân, bảo vệ nó, nhưng cũng cần xem xét thái độ của người khác, không cần quá cương quyết vì bất cứ vấn đề gì cũng chỉ là tương đối không gì là tuyệt đối,. Nếu cứ nhất mực phải đưa mình thắng trong các cuộc trao đổi thông thường,.. thì sớm muộn gì cũng xảy ra những chuyện không hay, gây ra sự bất hòa, đánh mắng, chia lìa, từ mặt nhau…., tất cả chỉ vì một chuyện  nhỏ không đáng.

Có thể thấy vấn đề này không còn là vấn đề của một cá nhân mà nó còn được nâng lên thành quan điểm sống của xã hội. Ngay khi nhìn lại các cuộc chiến tranh trong lịch sử, đất nước ta đã nêu cao tinh thần hòa bình, luôn là sự đàm phán trước, thương lượng trước khi phải đi đến biện pháp không mong muốn là phải để cho chiến tranh xảy ra, khi mọi biện pháp kia không thể giải quyết sự tham lam, độc chiếm của kẻ thù, muốn xóa sổ đi đất nước ta, dù biết điều đó sẽ thành thảm họa tồi tệ với đất nước, với các thế hệ sau. Có nhiều vấn đề đã được giải quyết bằng biện pháp “dĩ hòa vi quý” trong cách cai trị một đất nước:  “Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng.” (Tứ Thư – Luận Ngữ), kết quả đã gây tầm ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, làm biến đổi những con người đó, làm thay đổi bộ mặt xã hội tốt lên.

Câu nói đã một lần nữa cho ta nhìn lại về những phương châm đối nhân xử thế tốt đẹp trong cuộc sống, là một cầu nối để về với cội nguồn văn hóa của tổ tiên, góp phần thay đổi những tư tưởng xấu của con người ngày nay. Mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ nên biết tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.

Từ khóa tìm kiếm

0