13/01/2018, 10:29

Giải thích câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” – Văn hay lớp 8

Giải thích câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” – Văn hay lớp 8 Giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ngãi Tình tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Tục ngữ có câu: “chị ngã ...

Giải thích câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” – Văn hay lớp 8

Giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ngãi

Tình tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Tục ngữ có câu:

“chị ngã em nâng”

Chúng ta cùng nhau đi giải thích để tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào?

Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.

Bỡi lẽ, là người cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, dủ ở miền xui hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em. Mà anh em trong một gia điình tất nhiên phải thương yêu nhau. Lẽ nào ta lại làm ngơ khi anh em ta gặp chuyện không may? Khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc được không? Ông bà xưa cũng đã từng dạy: “máu chảy ruột mềm”

Không ai trong xã hội sống lẻ loi được, mà cần pgair có người xung quanh giúp đỡ. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, tình làng nghĩa xóm giúp ta được khó khăn. Chính tình cảm tưởng như bình thường ấy lại có sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn gian khó để gượng dậy và vững bước hơn. Tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở của tình yêu nước, yêu tổ quốc. đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người chúng ta. Bởi lẽ đó, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:

Lá lành đùm lá rách

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,

Giúp đỡ nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, không tính toán, vụ lợi mới là nghĩa cử cao đẹp. nhưng cũng không nên giúp người bừa bãi mà ta cần thận trọng quan tâm đến các đối tượng để họ không ỷ lại mà lười biếng lao động….

Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn là nghĩa vụ, bởi việc làm này tạo nên sự đoàn kết, thân ái của những người sống trong xã hội.

Câu tục ngữ thể hiện lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta trong cuộc sống. lối sống này càng được phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" – Bài làm số 2

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như anh em như thể chân tay lá lành đùm lá rách, hay câu chị ngã em nâng. 

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Chị ngã em nâng đó là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó, đây là những kinh nghiệm sống quý báu từ ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc nó có ý nghĩa to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, mà nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống này để lại. Đúng như câu ca dao xưa đã nói: “ một giọt máu đào hơn ao nước lã” chính vì vậy nó đã luôn đề cao tình anh em trong gia đình, nó đề cao sự yêu thương và đoàn kết với nhau, không nên chỉ vì những cái ích kỉ của bản thân mà quen đi trách nhiệm của chính bản thân mình, giá trị to lớn của nó để lại cho nhân loại thật đáng trân trọng và niềm tin yêu của nó dành cho con người cũng vô cùng cao quý và đáng được ngợi khen nhất.

Tình cảm giữa con người với con người đã luôn luôn được củng cố và đặc biệt tình cảm giữa anh em ruột thịt trong gia đình lại càng được chú trọng nhiều hơn, câu ca dao kia đã nhắc nhở trong mọi hoàn cảnh anh em luôn phải đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn và gian nan nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng đem lại những tình cảm chân thành và đáng được trân trọng nhất, chị ngã em nâng đó cũng là một câu nói đem lại những bài học to lớn để nhắc nhở chúng ta những người con đang sống trong vùng đất truyền thống hiểu được giá trị to lớn mà ý nghĩa của câu nói này đem lại. Dù cho cuộc sống có nghiệt ngã gian nan như thế nào, nhưng nếu biết vượt qua được nó và đoàn kết bên nhau, yêu thương lẫn nhau, thì nó thực sự để lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất, trong cuộc sống của mỗi con người, giá trị và niềm tin trong cuộc sống cũng để lại cho chúng ta những giá trị to lớn và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải luôn luôn nhớ về truyền thống của dân tộc có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có giá trị và nó đem lại những bài học giá trị và mang ý nghĩa to lớn nhất của con người dành cho con người. Câu tục ngữ trên nó không chỉ là một bí quyết quan trọng để chúng ta học tập và noi theo, mà nó luôn luôn soi sáng con đường chúng ta đang đi, nếu chúng ta đang đi con đường lạc lối thì nó giúp chúng ta đi đúng hướng hơn, giá trị của nó để lại thực sự mang ý nghĩa đẹp đẽ và quan trọng những điều mang những ý nghĩa hạnh phúc và giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi chúng ta những niềm tin yêu đó để lại cho chúng ta biết được vô vần những điều cần thiết và có ý nghĩa, nó không chỉ để lại những gái trị và kinh nghiệm sống, mà nó để lại cho nhân loại những điều tốt đẹp nhất.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những con người luôn luôn biết coi trọng tình cảm anh em và họ đã đem lại cho chính cuộc đời của mình những giá trị cao quý và đáng trân trọng nhất, niềm tin yêu đó luôn luôn được cải thiện và giữ gìn, những điều trên không chỉ để lại cho họ cái nhìn sâu sắc mà còn giúp cho họ đi đúng con đường của mình. Con người luôn yêu thương và trân trọng những tình cảm mà mình đang có biết giữ gìn và ngày càng cải thiện lại mối quan hệ trong gia đình điều đó là đáng quý nhất.

Bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kị và tranh dành mọi thứ với nhau điều đó cực kì để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này.   

Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yêu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất.

Giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" – Bài làm số 3

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người Từ xưa đến nay, gia đình có một vị trí cực kì quan trọng trong xã hội Việt Nam. Gia đình là cái nôi. là tế bào của xã hội. Từ con người gia đình mà trở thành con người xã hội, người công dân đất nước.

Nói về mối quan hệ gia đình, tình anh em, chị em ruột thịt, dân gian có nhiều câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm chứa bao ý nghĩa, tình cảm sâu sắc. Tiêu biểu là những câu tục ngữ sau:

‘Chị ngã, em nâng

Anh em như thể chân tay”.

Anh em. chị em trong gia đình cùng chung cha mẹ, cùng chung dòng giống, huyết hệ, gắn bó, thân thiết với nhau, yêu thương nhau thắm thiết. Lúc còn bé thơ ở với mẹ cha, vui huồn no đói đều có nhau. Khi lớn lên, bước vào đời lập nghiệp, quan hệ anh em chị em ngoài sự thương yêu kính trọng, mọi người còn có nghĩa vụ cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.

Khi “chị ngã” vấp váp, gặp khó khăn hoạn nạn thì em xúm vào nâng đỡ, an ủi, động viên, săn sóc về mặt tinh thần, hết lòng giúp đỡ về mặt vật chất. Chữ “nâng” chứa đựng biết bao tình thương yêu. Câu tục ngữ chị ngã, em nâng” có tác dụng giáo dục chúng ta biết xây dựng và phát triển tình cảm chị em trong gia đình. Có người cha. người mẹ còn nhắc con cái phải hiểu sâu hơn tục ngữ. Không những phải biết “Chị ngã, em nâng”, mà còn phải biết “Em ngã, chị nâng”. Tình cảm gia đình trở nên tốt đẹp, sức mạnh gia đình trở nên bền vững ở một chữ “nâng” ấy, cách ứng xử ấy.

Ngoài mối quan hệ chị em, trong gia đình còn có tình anh em. Như cây chung cội, như lá chung cành, tình anh em cũng gắn bó thân thiết, tốt đẹp như tình chị em. Câu tục ngữ ‘’Anh em như thể chân tay” nói lên mối quan hệ tốt đẹp đó bằng một so sánh cụ thể. Chân và tay là những bộ phận hữu cơ của cơ thể con người. Chân tay phải cứng cáp, dẻo dai. Chân và tay cùng tồn tại, không thể thiếu chân, thiếu tay. Qua câu tục ngữ này, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhắc nhở anh em trong gia đình phải biết yêu thương, săn sóc, giúp đỡ nhau, chia ngọt sẻ bùi với nhau.

Được sống trong tình thương của mẹ cha, của anh chị em trong gia đình, chung, ta sẽ sung sướng hạnh phúc biết bao. Có biết hiếu thảo với cha mẹ. biết thương yêu quý trọng anh chị em trong gia đình, thì lúc bước ra ngoài xã hội, ta mới biết “Thương người như thể thương thân”.

Trong gia đình Việt Nam, tình cảm anh chị em được đặc biệt coi trọng. Vì thế ông bà, cha mẹ luôn luôn nhắc nhở con cháu khắc sâu vào lòng tiếng hát, câu ca:

“Anh em như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy “

“Yêu em từ thuở trong nôi,

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru.”

Giải thích câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" – Bài làm số 4

Người xưa từng nói “một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả đúng như vậy tình cảm anh em gắn bó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng của cuộc sống chúng ta, ai ai cũng đều cần có trong mình tình cảm đó, đã có rất nhiều những câu ca dao hay nói về tình cảm anh em như chị ngã em nâng, anh em như thể tay chân, những câu tục ngữ này để lại những bài học quý giá cho mỗi con người.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này ý muốn nói khi chị vấp ngã thì em dù có bé nhỏ những vẫn sẵn sang nâng đỡ chị dậy, và anh em thì gắn bó như những bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này muốn nói về tình cảm anh em gắn bó trong gia đình, chúng ta cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, anh em cần phải tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, khi khó khăn chị em có thể sẵn sàng giúp đỡ nhau bởi anh em là người có chung dòng máu của cha mẹ, nó được so sánh như những bộ phận không thể thiếu ở mỗi con người, nó gắn bó mật thiết để tạo nên một con người hoàn chỉnh, tình cảm anh em cũng như vậy nó gắn bó mật thiết với nhau giúp đõ và tương trợ cho nhau khi khó khăn hoạn nạn. 

Trong cuộc sống có rất nhiều những tình cảm cao quý để con người cần phải học tập và noi theo đó là tình cảm anh em trong gia đình, tình cảm đó vô cùng thiêng liêng và thành kính, cha mẹ sinh ra mỗi chúng ta, nuôi chúng ta lớn khôn và chăm sóc chúng ta từng ngày để chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội này, từ những điều rất nhỏ bé trong cuộc sống tưởng chừng như ai ai cũng biết nhưng thực chất đó không phải là điều mà ai ai cũng chợt nhận ra, tình cảm anh em gắn bó từ khi chúng ta được sinh ra cha mẹ dậy chúng ta biết thương yêu nhau, các cụ đã có câu “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, đây là câu đúc kết để lại nhiều bài học trong mỗi con người chúng ta, chúng ta cần phải thương yêu nhau và đùm bọc lẫn nhau, không nên vì những mâu thuẫn và ghen ghét không đáng có mà để mất đi tình anh em vô cùng thiêng liêng và thành kính.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người chúng ta, câu tục ngữ đó trở thành kim chỉ nan cho chúng ta học tập và noi theo, mỗi con người chúng ta ai ai cũng đều phải sống và học tập theo những kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta đã để lại, nhưng câu tục ngữ này đã được đúc kết và trải nghiệm qua những hoàn cảnh cụ thể để rồi được đúc kết thành câu tục ngữ hay để lại bài học quý báu cho con cháu đời sau. Đây được coi như là bóng cây râm mát che chắn và bảo vệ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên từng ngày cùng với thời gian và năm tháng. Thời gian trôi qua càng làm cho chúng ta thấu hiểu được những giá trị to lớn của những câu tục ngữ này. Cha mẹ những người sinh thành ra chúng ta, đã dậy dỗ chúng ta cần phải thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta càng thấu hiểu được những điều đó, hàng vạn  người ngoài xã hội không ai có thể thương yêu và che trở cho chúng ta như những người thân yêu, người có chúng dòng máu đào với ta.

Những bên cạnh những biểu hiện về tình thương yêu nhau giữa anh em trong gia đình, ta lại bắt gặp nhiều những cá nhân và đây là những gánh nặng cho xã hội, khi cá nhân đó lâm vào con đường tệ nạn và họ sẵn sàng hi sinh người thân yêu người thân của mình để lấy những đồng tiền để họ có thể làm những điều rất sai trái như nghiện hút, nhiều cá nhân nghiện hút đã dẫn tới tình trạng giết cha mẹ anh em để cướp tiền đi cờ bạc nghiện hút. Đây là thành phần mà xã hội đáng trừng phạt và lên án.

Chúng ta những người trí thức trong xã hội mới cần phải hiểu được giá trị đích thực của tình cảm gia đình, cần phải thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn và cả những thử thách trong cuộc sống, không để điều xấu ảnh hưởng tới nhân cách của mình, anh em trong gia đình cần thương yêu và đùm bọc lẫn nhau chị ngã em nâng, anh em như thể chân tay lá lành đùm lá rách đây đều là những bài học quý báu mà nhân dân ta đã đúc kết và để lại cho con cháu muôn đời.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phân tích tác phẩm Tôi yêu em (Pu-Skin) – Văn hay lớp 11
  • Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9
  • Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 7
  • Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 9
  • Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn hay lớp 7
  • Bình luận câu tục ngữ “Cá không ăn muối cá ươn, …” – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến – Văn hay lớp 11
  • Giải thích câu ca dao “Anh em như thể tay chân, …” – Văn hay lớp 8
0