13/01/2018, 11:20

Giải Sinh lớp 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Giải Sinh lớp 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Bài 1 (trang 47 SGK Sinh 11): Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp? Lời giải: Chúng ta biết rằng sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ ...

Giải Sinh lớp 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp


Bài 1 (trang 47 SGK Sinh 11): Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?

Lời giải:

Chúng ta biết rằng sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng, mạnh. Với nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt quá điểm bù, cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ sáng cho đến điểm no ánh sáng, trên đó có tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Sự phụ thuộc của quang hợp vào cường độ ánh sáng còn tùy vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…).

Bài 2 (trang 47 SGK Sinh 11): Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?

Lời giải:

Nước là nguyên liệu cho phản ứng quang phân li nước xảy ra trong pha sáng. Có quang phân li nước mới có H+ và e tham gia vào chuỗi chuyền điện tử trong màng tilacôit để hình thành nên chất khử NADPII và làm xuất hiện građien nồng độ H+ qua màng tilacôit là cơ sở để tổng hợp ATP trong quang hợp.

Bài 3 (trang 47 SGK Sinh 11): Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ.

Lời giải:

Sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ như sau: Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau. Thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở – 5oc, thực vật á nhiệt đới: 0 – 2oc, thực vật nhiệt đới: 4 -8oc.

Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài câv khác nhau. Đối với câv ưa lanh niianrr Urtn /la Ui KQ; nhau thì khác nhau, thực vật vùng cực, imi Cixu vet un UU1 ngang quang hợp ở – 5oc, thực vật á nhiệt đới: 0 – 2oc, thực vật nhiệt đới: 4 – 8oc.

Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài cây khác nhau. Đối với cây ưa lạnh, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 12oc. Cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới vẫn quang hợp ở nhiệt độ 50oc. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58oc.

Bài 4 (trang 47 SGK Sinh 11): Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.

Lời giải:

Muối khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp:

– Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocíirin nhân diệp lục, Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.

– Muối khoáng (K) còn tham gia điều tiết độ mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá.

– Có vai trò (liên quan) đến quang phân li nước (Mn, Cl).

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải btập sinh 11 bai 10
  • giải bài tập sinh học bài 10 lớp 11
  • giai sinh bai 10 lop 11
  • soạn sinh bài 10 lớp 11

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 21: Quang hợp
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 6: Axit nuclêic
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 7: Bài tập chương I
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
0