14/01/2018, 17:40

Giải bài tập trang 10 SGK Toán lớp 6 tập 1: Ghi số tự nhiên

Giải bài tập trang 10 SGK Toán lớp 6 tập 1: Ghi số tự nhiên Giải bài tập Toán lớp 6 với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng ...

Giải bài tập trang 10 SGK Toán lớp 6 tập 1: Ghi số tự nhiên

 với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

Giải bài tập trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Giải bài tập trang 7, 8 SGK Toán 6 tập 1: Tập hợp các số tự nhiên

A. Tóm tắt kiến thức Ghi số tự nhiên

Có mười chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Dùng mười chữ số này có thể viết được mọi số.

Một số có thể có một hoặc nhiều chữ số. Chẳng hạn số 8 là một số có một chữ số; số 2015 là số có 4 chữ số là 2; 0; 1; 5.

Khi viết một số có quá ba chữ số ta thường tách thành từng nhóm gồm ba chữ số kể từ phải sang trái để dễ đọc, chẳng hạn 5 321 608.

Trong một số, cần phân biệt chữ số hàng chục với số chục, chữ số hàng trăm với số trăm, chẳng hạn, trong số 2015, chữ số 0 là chữ số hàng trăm còn số trăm của nó là 20.

2. Trong hệ thập phân cứ 10 đợn vị ở một hàng thì làm thành 1 đơn vị ở hàng liền trước nó.

Để biểu thị một số có nhiều chữ số, chẳng hạn có bốn chữ sô theo thứ tự từ trái sang phải là a, b, c, d, ta thường viết. Số này là: a nghìn, b trăm, c chục, d đơn vị. Do đó = a.1000 + b.100 + c.10 +d.

3. Chữ số La Mã:

I X X L C D M
I 5 10 50 100 500 1000

Từ 7 chữ số này người ta thiết lập thêm các chữ số sau:

IV IX XL XC CD CM
4 9 40 90 400 900

Giá trị của một số La Mã bằng tổng giá trị của các thành phần của nó.

Khi viết một số bằng chữ số La Mã ta viết các số từ lớn đến bé, từ trái sang phải. Chẳng hạn: MMCDIX = 2000 + 400 + 9 = 2409.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 10 – Toán đại số lớp 6 tập 1

Bài 1. (trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)

a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7

b) Điền vào bảng:

Số đã cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục
1425        
2307        

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) 135.10 + 7 = 1357.

b)

Số đã cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục
1425  14  4  142  2
2307  23  3  230  0

Bài 2. (trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)

Viết tập hợp các chữ số của số 2000.

Bài giải:

Trong số 2000 có bốn chữ số là 2 và ba chữ số 0. Nhưng khi viết một tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được kể một lần nên tập hợp các chữ số của số 2000 là {0; 2}.

Bài 3. (trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)

a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.

b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.

Đáp án và hướng dẫn giải:

a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000.

Giải thích: Muốn một số có bốn chữ số là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn của nó phải là số nhỏ nhất khác 0, các chữ số còn lại là số nhỏ nhất. Vì thế số có bốn chữ số nhỏ nhất là 1000.

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.

Giải thích: Muốn một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn của nó phải là số nhỏ nhất khác 0, do đó nó phải là số 1; chữ số hàng trăm phải là số nhỏ nhất khác 1, do đó nó phải là số 0; chữ số hàng chục phải là số nhỏ nhất khác 0 và 1, do đó nó phải là 2; tường tự chữ số hàng đơn vị phải là 3.

Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.

Bài 4. (trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)

Dùng ba chữ số 0, 1, 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.

Bài giải bài:

Các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau có 3 chữ số 0,1,2 là: 102; 120; 201; 210

Hướng dẫn: Vì số có ba chữ số nên chữ số hàng trăm phải khác 0. Do đó chữ số hàng trăm chỉ có thể là 1 hoặc 2. Hãy viết tất cả các chữ số có chữ số hàng trăm là 1 và các chứ số còn lại là 0 và 2; rồi viết tất cả các số có chữ số hang trăm là 2 và các chữ số còn lại là 0 và 1.

Đáp số: 102; 120; 201; 210.

Bài 5. (trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)

a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI.

b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17; 25

c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5

a) ĐS: XIV = 10 + 4 = 14;

XXVI = 10 + 10 + 5 + 1 = 26.

b) ĐS: 17 = XVII; 25 =XXV.

c) Vế phải là 5 – 1 = 4. Do đó phải đổi vế trái thành 4 bằng cách chuyển que diêm bên phải chữ V sang bên trái.

0